Thứ sáu 29/03/2024 17:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Nhà thầu cao tốc Bắc – Nam đứng trước nguy cơ lỗ nặng

15:38 | 22/03/2021

(Xây dựng) – Các nhà thầu thực hiện cao tốc Bắc – Nam đứng trước nguy cơ lỗ nặng khi mà các dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam đồng loạt triển khai khiến cho giá vật liệu bị đẩy lên quá cao.

nha thau cao toc bac nam dung truoc nguy co lo nang
Gói thầu số 10-XL thi công xây dựng đoạn Km274+111,86 – Km289+500 do liên danh doanh nghiệp tư nhân Xuân Trường – Công ty TNHH tập đoàn Sơn Hải thực hiện.

Giá tăng gần gấp đôi mà vẫn chưa đủ vật liệu…

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long, dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 có tổng khối lượng vật liệu dự kiến khoảng 8,2 triệu m3, trong đó đoạn đi qua Thanh Hóa có nhu cầu khoảng 5,9 triệu m3 đất đắp nền, 1,8 triệu m3 đá và 1,7 triệu m3 cát. Kết quả điều tra, khảo sát và danh sách nguồn cung cấp vật liệu đã được tỉnh Thanh Hóa thỏa thuận, thống nhất cơ bản đáp ứng nhu cầu.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 3 dự án cao tốc đi qua (gồm Mai Sơn-Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu), khi các dự án đồng loạt triển khai, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh là rất lớn và phụ thuộc vào công suất khai thác của các mỏ.

Theo ông Lương Văn Long – Giám đốc quản lý dự án (Ban Quản lý dự án Thăng Long - đại diện chủ đầu tư) cho biết, nhiều mỏ dù nằm trong quy hoạch nhưng đến nay vẫn bị ‘treo’ do chưa được cấp phép, trong khi các mỏ đang khai thác trữ lượng ít, công suất nhỏ, khiến nguồn cung thiếu trầm trọng, dẫn đến khó khăn cho nhà thầu thi công về vật liệu đất đắp và ảnh hưởng tới tiến độ.

Mặt khác, nhà thầu muốn đẩy nhanh tiến độ thi công cũng rất khó khi các mỏ đất được địa phương cấp phép do tư nhân quản lý đang đẩy giá vật liệu lên cao gấp 2-3 so với giá khảo sát ban đầu.

Ông Trần Đình Ngân – Chỉ huy trưởng công trường thi công gói 11-XL của Tổng Công ty 319 (Bộ Quốc phòng) cho biết, trước đây giá vật liệu đất đắp nền từ 20.000-22.000 đồng/m3 nhưng hiện nay giá đã lên tới 35.000-37.000 đồng/m3, giá tăng gần gấp đôi mà vẫn chưa đủ vật liệu để mua. Để có thể thi công, nhà thầu loay hoay tìm khảo sát mỏ khác nằm trong quy hoạch và được địa phương cấp phép để đáp ứng nguồn vật liệu cho gói thầu. Tuy nhiên, với giá mua mà chủ mỏ đưa ra cộng với khoảng cách vận chuyển vật liệu về chân công trình từ 17-20km thì các nhà thầu đứng trước nguy cơ phải bù lỗ hàng trăm tỷ đồng.

… trong khi trữ lượng thừa!

Đại diện của Tổng Công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) – một trong các đơn vị tư vấn tham gia thiết kế kỹ thuật dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 cho biết, quá trình triển khai dự án đã khảo sát, tính toán rất kỹ lưỡng các mỏ vật liệu bảo đảm đủ nguồn vật liệu đất đắp thi công, khu vực xung quanh dự án có tới 16 mỏ đất có thể cung cấp cho dự án và đã được chính quyền hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa có văn bản thỏa thuận, thống nhất. Trữ lượng khai thác của 16 mỏ này khoảng 15 triệu m3, trong khi nhu cầu đất đắp của dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 chỉ khoảng 7 triệu m3.

Tuy nhiên, đại diện TEDI nhìn nhận, tình trạng khan hiếm vật liệu, giá đất đắp bị tư nhân “đẩy” lên cao vẫn đang xảy ra tại dự án Mai Sơn - Quốc lộ 45 do nhiều mỏ dù đã nằm trong quy hoạch nhưng chưa được chính quyền địa phương cấp phép.

Để tháo gỡ khó khăn này, Bộ Giao thông Vận tải, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã làm việc với các địa phương nơi dự án đi qua, đề nghị các địa phương nhanh chóng xem xét, bổ sung các mỏ vật liệu, mở rộng diện tích khai thác, tăng công suất khai thác và bổ sung quy hoạch, cấp phép khai thác các mỏ (như tại tỉnh Ninh Bình có các mỏ Đồi Giàng có trữ lượng khoảng 900.000-1 triệu m3, mỏ Sòng Vặn có trữ lượng khoảng 3,5 triệu m3; tỉnh Thanh Hóa có mỏ Đồi Ao có trữ lượng 900.000m3), trả mặt bằng sạch, tạo điều kiện cho các nhà thầu thi công xây dựng đường tiếp cận vào mỏ vật liệu,...

Ngoài ra, vị trí bãi đổ thải chưa phù hợp cũng là vấn đề gây cản trở, khó khăn cho nhà thầu thi công, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỉnh mới cấp phép hoạt động cho 2 bãi đổ thải dẫn đến khó khăn cho nhà thầu trong công tác vận chuyển, tập kết vật liệu. Trong khi đó, người dân hay có trường học muốn lấy chất thải là bùn, đất được lấy lên trong quá trình làm dự án… về đổ vào vườn trông cây cũng không được phép lấy, các nhà thầu thi công cũng không dám cho người dân.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án Thăng Long đang làm việc với các địa phương để kiểm tra, rà soát các khu vực, vị trí tập kết vật liệu không phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà thầu và rà soát quy hoạch của từng địa phương báo cáo Ủy ban Nhân dân các tỉnh phối hợp giải quyết sớm, triệt để.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
  • GDP quý I năm 2024 tăng trưởng 5,66%

    (Xây dựng) - Sáng 29/3, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I/2024.

  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load