Thứ hai 09/12/2024 11:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng

07:31 | 24/11/2024

(Xây dựng) - Dung Quất được đánh giá là một trong những Khu kinh tế thành công bậc nhất cả nước. Thế nhưng, hạ tầng chắp vá, dở dang và không đồng bộ tại đây đang làm nản lòng nhà đầu tư, kìm hãm sự phát triển.

Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng
Hạ tầng giao thông ở Khu Kinh tế Dung Quất hiện dở dang, xuống cấp.

Tròn 30 năm từ ngày cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đặt chân đến Dung Quất (Quảng Ngãi) và quyết định tạo dựng nơi này thành Cảng nước sâu, Nhà máy lọc dầu số 1… biến vùng đất hoang vu, rộng lớn, đâu đâu cũng toàn cát trắng phía Bắc tỉnh Quảng Ngãi thành thủ phủ lọc hóa dầu, công nghiệp nặng… đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước.

Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2045, đánh dấu cho sự chuyển mình phát triển của Dung Quất trong giai đoạn mới.

Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng
Dung Quất được các nhà đầu tư lớn lựa chọn.

Đến nay, Dung Quất có 346 dự án đăng ký đầu tư còn hiệu lực. Tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 18 tỷ USD, trong đó 59 dự án đầu tư nước ngoài và 287 dự án đầu tư trong nước.

Nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư trong khu kinh tế đã tạo ra sản phẩm công nghiệp chủ lực mang thương hiệu quốc gia và quốc tế, như: Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu công nghiệp VSIP, Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Việt Nam...

Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng
Dung Quất đã đóng góp cho ngân sách gần 224.000 tỷ đồng.

Thống kê trong giai đoạn 2010 - 2022, Khu kinh tế Dung Quất đóng góp ngân sách gần 224.000 tỷ đồng, chiếm gần 80% thu ngân sách của Quảng Ngãi và đang giải quyết việc làm cho khoảng 65.500 lao động.

Đóng góp lớn là vậy, nhưng kinh phí để đầu tư hạ tầng cho khu kinh tế này còn rất hạn chế. Trung ương chi lại cho Quảng Ngãi để đầu tư hạ tầng cho Khu kinh tế Dung Quất chưa tới 1%. Theo thống kê của Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi, hạ tầng giao thông tại đây chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu vận chuyển.

Hạ tầng giao thông tại Khu kinh tế Dung Quất gồm khoảng 120 km đường trục chính và nội khu, được xây dựng từ lâu nhưng ít được duy tu, sửa chữa. Hiện, nhiều tuyến đường trong khu vực này đang xuống cấp nghiêm trọng. Các tuyến giao thông huyết mạch dẫn vào khu kinh tế, như: Quốc lộ 24C, tuyến Dốc Sỏi - Dung Quất, cùng nhiều tuyến đường trọng yếu khác cũng trong tình trạng tương tự.

Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng
Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng.

Khu kinh tế Dung Quất hiện là nơi triển khai nhiều dự án lớn, bao gồm Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1 và 2, bến cảng tổng hợp container Hòa Phát Dung Quất, và Nhà máy lọc dầu Dung Quất giai đoạn 2. Các đại công trường tỷ đô này đang tăng tốc thi công, kéo theo nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa tăng đột biến, gấp hàng trăm lần so với trước.

Do đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất trung ương có cơ chế hỗ trợ có mục tiêu hằng năm cho Khu kinh tế Dung Quất, tương ứng 10 - 15% số tiền ngân sách mà khu kinh tế này thu về để tái đầu tư cho Dung Quất.

Lê Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thẩm tra, quyết toán chi phí giám sát thi công thế nào?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Toàn (Thừa Thiên - Huế) công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (đơn vị sự nghiệp công lập). Đơn vị ông được giao làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng, trong đó chủ đầu tư tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

  • Vị trí “chiến lược” của Đồng Nai trong phát triển kinh tế, xã hội

    (Xây dựng) - Với Đề án quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lợi thế từ hạ tầng giao thông kết nối, là “cửa ngõ” của miền Đông Nam bộ, tỉnh Đồng Nai có vị “chiến lược” đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội.

  • Kinh tế tiếp tục giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – Việt Nam đang thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm trong việc nỗ lực tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA), quan hệ ngoại giao đối tác chiến lược toàn diện với các nước lớn. Và đã được minh chứng bằng việc liên tục thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong 11 tháng năm 2024 đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Huyện Bình Xuyên đẩy mạnh triển khai các dự án đầu tư công

    (Xây dựng) – Những năm trở lại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) thực hiện hiệu quả công tác đấu thầu nhiều dự án, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

  • Phát huy tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Thủ đô Hà Nội

    Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh thành phố nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội để tập trung thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025.

  • Hà Trung (Thanh Hóa): Phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 12/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, về phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị huyện Hà Trung, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) đã đạt kết những quả đáng khích lệ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load