Thứ tư 05/02/2025 11:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng trước thách thức toàn cầu và trong nước

08:29 | 05/02/2025

(Xây dựng) - Việt Nam bước vào năm 2025 với triển vọng tăng trưởng đầy hứa hẹn, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sản xuất xuất khẩu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, các căng thẳng địa chính trị và thách thức trong nước có thể kìm chân đà phát triển này.

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng trước thách thức toàn cầu và trong nước
Tiến sĩ Santiago Velasquez nêu bật các thế mạnh kinh tế của Việt Nam năm 2025, bao gồm dòng vốn FDI mạnh mẽ và sức hút của đất nước đối với các tập đoàn toàn cầu như Samsung, Apple và Lego. (Ảnh: RMIT)

Tiến sĩ Santiago Velasquez, Phó Chủ nhiệm bộ môn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam, phân tích toàn diện về triển vọng kinh tế Việt Nam, nêu bật cả cơ hội lẫn thách thức mà đất nước phải đối mặt khi điều hướng giữa biến động toàn cầu và các cải cách trong nước.

Những yếu tố nào sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025?

FDI và sản xuất xuất khẩu được kỳ vọng sẽ là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025. “Năm 2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam cao gấp đôi so với các nước khác trong khu vực như Indonesia và Philippines”, Tiến sĩ Santiago Velasquez cho biết và nhấn mạnh vào sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các tập đoàn toàn cầu như Samsung, Apple, và Lego. Những tên tuổi mới nổi như Nvidia dự đoán cũng sẽ gia nhập, củng cố thêm vị thế của Việt Nam.

Chiến lược “Trung Quốc + 1” tiếp tục nâng cao sức hấp dẫn của Việt Nam với tư cách một trung tâm sản xuất. Vị trí chiến lược và thị trường lao động cạnh tranh với mức lương chỉ bằng một nửa so với các khu vực ven biển Trung Quốc mang lại lợi thế đáng kể. Sản xuất xuất khẩu cũng được hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ và nền kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào thương mại cũng khiến Việt Nam dễ bị tổn thương trước các rủi ro bên ngoài. Tiến sĩ Santiago Velasquez cảnh báo: “Khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại mới dưới thời của chính quyền Trump nhiệm kỳ hai có thể dẫn đến mức thuế cao hơn đối với hàng tái xuất, ảnh hướng tới tăng trưởng GDP vào năm 2025”.

Trong nước, việc thực thi chính sách vẫn là một thách thức. Các quy định pháp lý chậm trễ có thể làm đình trệ các dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng tái tạo quan trọng, vốn là những yếu tố thiết yếu để duy trì mở rộng công nghiệp. Tiến sĩ Santiago Velasquez nhấn mạnh rằng mặc dù GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng quỹ đạo phát triển sẽ phụ thuộc vào khả năng giải quyết các nút thắt trong nước và ứng phó với những rủi ro thương mại quốc tế.

Liệu Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP 6,5-7,0% vào năm 2025?

Mặc dù mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7,0% do Quốc hội đề ra phù hợp với những nền tảng vững chắc của Việt Nam, Tiến sĩ Velasquez vẫn đưa ra quan điểm thận trọng. “Các yếu tố nền tảng của nền kinh tế đang rất vững chắc, nhưng căng thẳng địa chính trị và những bất cập nội tại có thể làm suy giảm kỳ vọng này”, ông nhận định. Các động lực tăng trưởng bao gồm chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng, phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI dồi dào và chiến lược “Trung Quốc + 1”. Các chính sách ưu đãi của Chính phủ như miễn giảm thuế và giá đất hợp lý cũng góp phần củng cố triển vọng này.

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng trước thách thức toàn cầu và trong nước
Đầu tư hạ tầng và cải thiện chính sách sẽ là chìa khóa để Việt Nam giải quyết rủi ro từ bên ngoài và phát huy toàn bộ tiềm năng tăng trưởng vào năm 2025.

Trong nước, quy định pháp lý chậm trễ có thể cản trở các dự án hạ tầng và năng lượng tái tạo quan trọng, những yếu tố then chốt để duy trì mở rộng công nghiệp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức trong việc quản lý chênh lệch lãi suất toàn cầu và tình trạng đô la hóa kéo dài (ưu tiên giao dịch và nắm giữ đô la Mỹ song song với tiền đồng Việt Nam), làm hạn chế khả năng điều chỉnh lãi suất hoặc ổn định đồng nội tệ. Những trở ngại này càng làm phức tạp thêm môi trường kinh tế vốn đã đầy bất ổn.

Để nâng cao khả năng chống chịu, tiêu dùng nội địa cần được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp nên chuyển đổi số và triển khai các chương trình giảm giá có mục tiêu, trong khi chính phủ cần cắt giảm thủ tục hành chính, đơn giản hóa quy định và thực hiện các chính sách giảm thuế. “Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt vào giao thông và năng lượng tái tạo, có mối liên hệ mật thiết với niềm tin của nhà đầu tư và người tiêu dùng”, Tiến sĩ Santiago Velasquez nhấn mạnh, chỉ ra vai trò quan trọng của yếu tố này đối với sự ổn định lâu dài.

Lộ trình tăng trưởng bền vững

Để duy trì đà tăng trưởng, Việt Nam cần áp dụng mô hình động cơ kép cân bằng giữa thế mạnh xuất khẩu và một thị trường trong nước vững chắc. “Cách tiếp cận này không chỉ ổn định tăng trưởng mà còn tăng cường tính toàn diện của nền kinh tế”, Tiến sĩ Santiago Velasquez nhận định.

Kinh tế Việt Nam 2025: Vững bước tăng trưởng trước thách thức toàn cầu và trong nước
Mô hình tăng trưởng kép, cân bằng giữa thế mạnh xuất khẩu và phát triển thị trường nội địa, là chìa khóa để Việt Nam đạt được sự thịnh vượng bền vững.

Cả doanh nghiệp và chính phủ đều đóng vai trò then chốt. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, cải thiện chuỗi cung ứng và triển khai các chương trình giảm giá có mục tiêu để kích thích nhu cầu và mở rộng thị trường mới.

Chính phủ nên ưu tiên giảm thuế, như cắt giảm thuế tiêu dùng và thuế thu nhập, nhằm tăng cường sức mua của người dân. Việc đơn giản hóa các quy định và giảm bớt thủ tục hành chính cho các dự án lớn sẽ góp phần củng cố niềm tin của doanh nghiệp. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông và năng lượng tái tạo, là yếu tố thiết yếu cho phục hồi ngắn hạn và ổn định lâu dài.

“Mặc dù GDP chắc chắn sẽ tăng trưởng (và tăng trưởng mạnh), nhưng quỹ đạo cụ thể sẽ phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc ứng phó với rủi ro thương mại toàn cầu và điều chỉnh các chính sách trong nước”, Tiến sĩ Santiago Velasquez nhấn mạnh. Với các cải cách chủ động, Việt Nam có thể đảm bảo sự thịnh vượng bền vững.

Khánh Diệp - Quân Đinh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Tăng tốc để hoàn thành dự án nghìn tỷ

    (Xây dựng) – “Mặt bằng xong rồi, vật liệu có rồi… nhà thầu cần tăng tốc, trời nắng phải lo làm, phải hoàn thành dự án và khánh thành trước ngày 31/3 để chào mừng Ngày Giải phóng quê hương Bình Định”, đây là ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex Vsip Bình Định kết nối với cảng Quy Nhơn vào ngày 4/2.

    21:11 | 04/02/2025
  • Giao 2 tập đoàn làm chủ đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân

    (Xây dựng) - Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước ngày 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.

    19:08 | 04/02/2025
  • Cam Lộ (Quảng Trị): Thu hút trên 60 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) – Từ việc triển khai đồng bộ các chủ trương, chính sách thu hút đầu tư và tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh, nên đến nay huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã thu hút được 62 dự án đăng ký, đầu tư vào các cụm công nghiệp.

    16:20 | 04/02/2025
  • Tây Ninh: Thu hút hơn 100 triệu đô la Mỹ vốn FDI trong tháng đầu năm 2025

    (Xây dựng) – Trong tháng 1/2025, tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được duy trì ổn định. Đáng chú ý, trong tháng đầu năm tỉnh đã thu hút được 3 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư lên tới 101 triệu đô la Mỹ.

    14:40 | 04/02/2025
  • Quảng Nam: THACO đặt quyết tâm cao trong ngày ra quân đầu năm Ất Tỵ

    (Xây dựng) – Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương cho biết, năm 2025 là năm bản lề thực hiện chiến lược đa ngành và kế hoạch 5 năm (2023 - 2027). THACO trên con đường trở thành tập đoàn công nghiệp đa ngành hàng đầu khu vực ASEAN, phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới.

    11:28 | 04/02/2025
  • Bắc Ninh: Điểm sáng đầu tư trong những ngày đầu Xuân

    (Xây dựng) - Khẳng định môi trường đầu tư hấp dẫn và quyết tâm đồng hành cùng doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã dành thời gian đầu năm mới để thăm hỏi, động viên và kiểm tra tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

    11:17 | 04/02/2025
  • Đề xuất mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

    08:41 | 04/02/2025
  • Có được dùng kinh phí đặt hàng để chi lương?

    (Xây dựng) - Theo ông Nguyễn Khoa Na (Thừa Thiên - Huế) tham khảo Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP thì nguồn ngân sách Nhà nước đặt hàng thuộc nhóm nguồn ngân sách Nhà nước (không phải là nguồn thu sự nghiệp) và được chi tự chủ, trong đó có chi lương, tức là được chi lương cho viên chức hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp.

    08:34 | 04/02/2025
  • Quảng Nam: THACO khánh thành bến 50.000 tấn và xuất khẩu 300 container trong ngày ra quân đầu năm

    (Xây dựng) – Ngày 3/2, ngay sau Lễ ra quân đầu năm Ất Tỵ 2025, Tập đoàn Trường Hải - THACO đã tổ chức Lễ khánh thành bến 50.000 tấn, Cảng quốc tế Chu Lai và xuất khẩu hơn 300 container hàng hóa của các Tập đoàn thành viên thuộc THACO được xuất khẩu qua cảng Chu Lai đến với thị trường quốc tế.

    20:41 | 03/02/2025
  • Quảng Nam: Khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu xe bus, xe tải thế hệ mới

    (Xây dựng) – THACO đã khánh thành dây chuyền công nghệ sản xuất nhà máy THACO Bus và giới thiệu line-up sản phẩm mới thương hiệu THACO Truck và THACO Bus.

    20:38 | 03/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load