Thứ sáu 22/11/2024 16:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nhà cổ thuần Việt trong phim “Mùi đu đủ xanh”

09:06 | 03/04/2014

(Xây dựng) - Ngôi nhà cổ thuần Việt trong phim được dựng tại trường quay Bry, số 2 Đại lộ Europe, Paris (Pháp).


Bộ bàn ăn được làm bằng tre, sơn đỏ trông sang trọng  với những hoạt tiết tinh tế.

"Mùi đu đủ xanh" (The Scent of green Papaya) là bộ phim nói tiếng Việt nổi tiếng của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Được trình chiếu tại Liên hoan phim Cannes tháng 5/1993, "Mùi đu đủ xanh" đã giành được giải Camera vàng cho phim đầu tay. Năm 1994, "Mùi đu đủ xanh" được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất. Cho đến nay, “Mùi đu đủ xanh” vẫn là bộ phim duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách đề cử rút gọn trong lịch sử giải thưởng danh giá này và là một chuẩn mực rất riêng cho dòng phim nghệ thuật nước nhà.

Cùng với "Xích lô" và "Mùa hè chiều thằng đứng", "Mùi đu đủ xanh" là một trong bộ ba phim nghệ thuật của Trần Anh Hùng được đông đảo khán giả trong và ngoài nước yêu thích. Nội dung phim kể về cuộc đời nhân vật Mùi, từ khi còn là một cô bé mười tuổi (Man San Lu) đến khi trưởng thành (Trần Nữ Yên Khê ). Bối cảnh của phim là vào những năm 50 tại Sài Gòn. Bộ phim là nỗ lực của đạo diễn Trần Anh Hùng tái hiện lại một phần tuổi thơ đã mất (anh di cư qua Pháp lúc còn nhỏ), nhằm khắc họa con người và không gian văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh cảm nhận về thân phận và tính cách con người, đạo diễn còn dẫn dắt người xem đến với những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên Việt Nam qua những khuôn hình cận cảnh, vẻ đẹp của những con vật, cây cối bình thường được đặc tả sinh động và nghệ thuật.

"Mùi đu đủ xanh" không chỉ là một bộ phim mang đậm tính nhân văn và tinh thần phật giáo mà còn là một bộ phim đẹp. Đẹp từ nhân vật, lời thoại cho đến những khung hình đậm chất thơ, đặc biệt là những cảnh quay chủ đạo về nhà cửa và không gian sống của những con người trong phim.

Xem phim không ai nghĩ được rằng một bộ phim rất thuần Việt lại được quay trong một không gian gia đình hẹp tại trường quay Bry, số 2 Đại lộ Europe, thành phố Paris, Pháp. Nhưng không phải vì thế mà Trần Anh Hùng chịu để hạn chế ngoại cảnh làm phai nhạt đi không khí Việt của bộ phim. Ngược lại, những đồ vật nhỏ được sắp xếp có ý đồ, những chi tiết nền mang đậm nét đặc trưng của không gian văn hóa châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã giúp bộ phim tạo nên sự thích thú khi được nhìn ngắm lại nếp sống của một thời đã xa.

Nhà cổ thuần Việt thanh lịch

Mở đầu bộ phim là những cảnh quay không gian sinh hoạt bên ngoài ngôi nhà với những hàng quán mang không khí của ngõ phố xưa. Những quán kem, hàng quà bánh, tiệm sửa xe đạp được tái hiện rất sinh động mà vẫn đầy chất thơ của đời sống lao động giản dị ngày thường.


Những cảnh sinh hoạt gợi lại không khí của Sài gòn những năm tháng xa xưa.


Khu phố yên tĩnh về đêm.

Bước vào khuôn viên ngôi nhà của bà chủ - nơi cô bé Mùi đang làm thuê, người xem có thể cảm nhận được vẻ đẹp trong cách sống dân dã, bình dị nhưng cũng không kém phần tinh tế, trang nhã của người dân phố thị Sài gòn những năm 50.

Trước nhà là một khu vườn ngập tràn màu xanh cây cối với ban công treo những giò hoa đẹp mắt. Cách sắp xếp khéo léo giữa những lu sành, chậu sứ kết hợp với ban công gỗ đỏ lạ mắt và mành tre che nắng đem lại vẻ đẹp thuần việt hài hòa cho không gian sống.


Một góc khu vườn về đêm.


Ban ngày, khuôn viên ngôi nhà ngập tràn trong ánh nắng và vẻ tươi mát của cây cối.


Hành lang thoáng đãng và tươi sáng.


Những chậu cây và giàn dây leo vừa che nắng vừa giúp hành lang ngôi nhà thêm đẹp mắt.

Ngôi nhà có cấu trúc hình chữ U với ba dãy nhà gồm khu bếp, khu nhà ngủ và gian nhà chính. Gian nhà chính gồm hai tầng, tầng trệt để tiếp khách, tầng thượng dùng để thờ cúng. Đây là nơi được bài trí cầu kì và cũng là không gian đẹp nhất trong toàn bộ ngôi nhà. Nhà được xây dựng với cất liệu chủ đạo là gỗ. Sàn lát gạch hoa màu nâu cánh gián. Các đồ nội thất trang trí trong nhà cũng có chất liệu cổ điển như gỗ, sứ, mành tre và màu chủ yếu là màu nâu trầm, nâu cánh gián, đen và trắng cũng được kết hợp rất hài hòa.


Nội thất trong nhà như bàn ghế, kệ, tủ, vách ngăn đều có kiểu cách cổ điển và chạm trổ tinh tế.


Nhà chính có không gian rộng, trần cao mang nét hoài cổ.


Các cửa chính và cửa sổ thiết kế đơn giản nhưng cân xứng, hài hòa.

Điểm nhấn của ngôi nhà là ban công và cầu thang được thiết kế độc đáo, lạ mắt giúp cho ngôi nhà thêm sang trọng và ấn tượng.


Cầu thang lên tầng thượng nằm giữa phòng khách rất bắt mắt.


Hành lang có màu sắc tươi sáng hơn cũng như có họa tiết ấn tượng hơn so với tổng thể ngôi nhà.


Đây là nơi cậu cả thường ra hóng mát và ngồi đọc sách.


Những ô cửa sổ lớn kẻ sọc như thế này là điểm độc đáo của ngôi nhà.

Một trong những khung cảnh chính xuất hiện thường xuyên trong phim đó là không gian xung quanh bàn ăn của gia đình bà chủ.


Từ đây có thể nhìn ra khu vườn thoáng đãng và tươi mát.

Tầng thượng ngôi nhà dùng để làm nơi thờ cúng được bài trí giản dị nhưng ấn tượng với hai gam màu đỏ đen.


Từ tầng trệt có thể nhìn lên tầng thượng thông qua một tấm lưới đen có hoa văn tinh xảo.


Những bức tranh khảm sơn mài, tủ thờ chạm trổ cầu kì cũng góp phần tôn lên không khí trang nghiêm, trầm mặc của căn phòng.

Không gian cuối cùng là khu bếp, nơi cô bé Mùi và bà giúp việc nấu nướng, sinh hoạt. So với các khu nhà khác thì nơi đây dân dã và đơn sơ hơn nhiều nhưng cũng vì thế mà gần gũi và đầy màu sắc hơn.


Tủ bếp màu xanh lá mạ, dây phơi quần áo, bếp củi,... tất cả đều toát lên vẻ đẹp sống động rất đời thường.


Ngôi nhà nơi Mùi trưởng thành giản dị nhưng tươi tắn có khung cửa sổ nhìn ra tán cây đu đủ đã gắn liền với tuổi thơ cô.

Bảo Nhi (tổng hợp)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Công nhận bảo vật quốc gia 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

    (Xây dựng) – 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện vào năm 1992, gần tháp Cánh Tiên, trong khu thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cặp sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

  • Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Hương Sơn chỉ đạo, động viên các nhà thầu tranh thủ tối đa các thời điểm thời tiết thuận lợi; tăng cường nhân lực, “vượt nắng thắng mưa”, hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 20/12/2024. Đơn vị tư vấn cần tăng cường giám sát để công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

  • Cà Mau: Khởi công xây dựng Di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là 1 trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lựa chọn là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh về Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai mạc trưng bày “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”.

  • Khơi dậy sức sống cho di sản

    Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load