Thứ bảy 14/12/2024 07:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Nguồn lực đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không còn là trở ngại lớn

10:43 | 22/10/2024

Theo tính toán của Chính phủ, dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không còn là trở ngại lớn.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng vừa ký tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam.

Đi qua 20 tỉnh, thành thẳng nhất có thể

Theo đó, Chính phủ đề xuất đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có điểm đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TPHCM (ga Thủ Thiêm). Với tổng chiều dài khoảng 1.541km, 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa, đường sắt tốc độ cao dự kiến đi qua 20 tỉnh, thành.

Chủ trương đầu tư dự án đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Bộ Chính trị, Chính phủ thống nhất, trong đó yêu cầu huy động mọi nguồn lực để triển khai, rút ngắn tối đa tiến độ thực hiện.

Chính phủ khẳng định phương án tuyến lựa chọn đã được 20/20 tỉnh, thành phố có tuyến đường sắt tốc độ cao đi qua thống nhất trên nguyên tắc “thẳng nhất có thể”.

Nguồn lực đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không còn là trở ngại lớn
Theo tính toán khoảng 33,61 năm đường sắt tốc độ cao sẽ hoàn vốn. Ảnh: AI

Về hình thức đầu tư, Chính phủ đề xuất hình thức đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Ước tính sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương khoảng 67,34 tỷ USD). Thời gian hoàn vốn khoảng 33,61 năm.

Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho rằng, đây là dự án lớn nhất, do đó cần có những cơ chế đặc biệt để thực hiện đúng tiến độ, làm chủ công nghệ và tạo động lực phát triển KT-XH.

Mục tiêu đầu tiên là cần có cơ chế tập trung nguồn vốn. Mặc dù dự án có nguồn vốn lớn nhưng phải tập trung ưu tiên số 1, không được phép thiếu vốn trong triển khai.

Ông Cường cũng nhấn mạnh, cần phải huy động trí tuệ, tài lực từ những tập đoàn trong nước tham gia làm chủ dự án với mục tiêu tự chủ trong quá trình xây dựng, vận hành, bảo trì và sửa chữa. Khi đã làm chủ, quá trình thực hiện dự án sẽ rất nhanh.

Sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp

Theo tờ trình, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được nghiên cứu trong thời gian dài. Hiện nay, nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, nợ công ở mức thấp, khoảng 37% GDP, dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027 quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí vốn trong khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16,2% kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.

Trong triển khai, Chính phủ sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư và cần sử dụng nguồn vốn trong nước, tránh phụ thuộc vào các điều kiện ràng buộc các khoản vay vốn ODA.

Trong trường hợp xuất hiện các nhà tài trợ có thể cung cấp các khoản vay có chi phí thấp, ít ràng buộc, Chính phủ sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sử dụng nguồn vốn này.

Chính phủ khẳng định, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn tới có thể cân đối đầu tư dự án, tác động không lớn đến các công trình quan trọng quốc gia khác. Các chỉ tiêu tài chính khi đầu tư dự án và từ khai thác quỹ đất sẽ cải thiện nguồn thu nên có khả năng cân đối vốn để triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng nêu thực tế Luật Đầu tư công năm 2019 quy định việc đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, phần chuyển tiếp sang giai đoạn sau không quá 20% kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước.

Trong khi dự án đường sắt tốc độ cao kéo dài qua 3 kỳ trung hạn nên việc xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là chưa có quy định.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị bổ sung một cơ chế đặc thù như giao Thủ tướng Chính phủ quyết định sử dụng các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài và các nguồn vốn trong nước hợp pháp khác.

Thủ tướng quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách Trung ương giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để bố trí vốn cho dự án trong trường hợp không thay đổi tổng mức vốn trung hạn và hằng năm đã được Quốc hội quyết định.

Chính phủ cũng đề xuất cơ chế không thực hiện thẩm định khả năng cân đối vốn và giao Chính phủ cân đối trình Quốc hội quyết định bố trí vốn cho từng kỳ trung hạn, bảo đảm tiến độ thực hiện dự án...

Theo N. Huyền - Thu Hằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

    21:54 | 12/12/2024
  • Bình Phước: Thi đua hoàn thành đường cao tốc

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 357/KH-UBND về việc triển khai thực hiện đợt thi đua hoàn thành đường cao tốc trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    19:55 | 12/12/2024
  • Thủ tướng: Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m

    (Xây dựng) - Sáng 10/12, phát biểu tại Lễ khởi công Dự án xây dựng sân bay Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, sân bay đã hoàn thiện thủ tục pháp lý và giải phóng mặt bằng nhanh, được xây dựng theo tiêu chí “3 nhất”: “Thi công nhanh nhất, chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất”. Đại diện nhà thầu - Tập đoàn Sun Group cam kết “sẽ hoàn thành xây sân bay trong 12 tháng theo ba tiêu chí mà Thủ tướng Chính phủ giao”.

    17:41 | 12/12/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu, tỷ lệ 1/500, tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

    10:50 | 12/12/2024
  • Hà Nội: Phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh"

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố Hà Nội".

    10:46 | 12/12/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản gửi các Sở, đơn vị liên quan và UBND huyện Gio Linh, về việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị.

    16:55 | 11/12/2024
  • Viettel khai trương Công viên logistics đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam

    (Xây dựng) - Sáng 11/12, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

    15:30 | 11/12/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh trình đề án làm 7 tuyến metro dài 355km trong 10 năm

    (Xây dựng) - Ngày 10/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã trình HĐND Thành phố đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ có hơn 355km đường sắt đô thị.

    15:05 | 11/12/2024
  • Bắc Giang: Triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải giai đoạn 2024 - 2030

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 1050/QĐ-UBND triển khai Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2024 - 2030.

    14:43 | 11/12/2024
  • Việt Nam sẽ có thêm sân bay lưỡng dụng được nâng cấp từ sân bay quân sự

    (Xây dựng) - Nhằm triển khai dự án nâng cấp sân bay Biên Hòa thành sân bay quốc nội khai thác lưỡng dụng dân sự và quân sự, Bộ Quốc phòng vừa thống nhất về việc bàn giao hơn 50ha đất quốc phòng của Quân chủng Phòng không - không quân tại thành phố Biên Hòa cho UBND tỉnh Đồng Nai quản lý, triển khai dự án.

    14:38 | 11/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load