Thứ bảy 15/02/2025 12:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ngôi chùa kiến trúc độc đáo, khuôn viên xanh mát nổi tiếng nhất Gia Lai

08:49 | 14/10/2022

Chùa Minh Thành sở hữu lối kiến trúc độc đáo với những chi tiết chạm trổ tinh xảo, khuôn viên xanh mát tuyệt đẹp. Đây là điểm du lịch du khách không thể bỏ qua khi đến Gia Lai.

Là một quần thể kiến trúc Phật giáo tọa lạc trên ngọn đồi nằm ở phía Tây Nam của thành phố Pleiku, Minh Thành Tự với diện tích 20.000m2 là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc giao thoa hài hòa giữa Việt Nam, Nhật Bản và Đài Loan.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Chùa được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu, tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành trở thành công trình kiến trúc độc nhất vô nhị, mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Đài Loan. Được biết, Hòa thượng Thích Tâm Mãn trụ trì chùa từng có thời gian tu học tại Đài Loan (Trung Quốc) nên ngôi tự viện cũng mang sắc màu của kiến trúc nước ngoài, tuy nhiên nơi đây vẫn giữ nhiều nét kiến trúc của những ngôi cổ tự Việt Nam.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Điều khiến chùa Minh Thành trở nên vô cùng đặc biệt là nhờ vào kiến trúc của nơi đây. Kiến trúc chùa ngay tại chánh điện được xây dựng theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la (maṇḍala). Vòng tròn tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn – là căn bản của vũ trụ luận Mật giáo. Kiến trúc mái nhà được sử dụng kết cấu đấu-củng theo phong cách kiến trúc thời Lý-Trần của Việt Nam. Đây là một công trình tiêu biểu cho việc phục dựng hình ảnh kiến trúc cổ Việt Nam đặc biệt là thời điểm huy hoàng trong thời Lý -Trần.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Với đặc điểm phức tạp và hoa mỹ, mang tính nghệ thuật cao, kết cấu bền vững tỉ mỉ từng chi tiết như con sơn, khớp mộng đòi hỏi những người thợ lành nghề nhất nắm được những kỹ thuật xưa cũ mới có thể thực hiện được. Có thể nói đây là công trình phục dựng kiến trúc cổ Việt Nam có tâm có tầm nhất hiện nay tại Việt Nam vì hầu hết các công trình kiến trúc cổ Việt Nam hiện nay đều là công trình dân gian làm theo kiểu bắt cóc bõ dĩa thực hiện những kỹ thuật đơn giản.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Khi bước vào chùa du khách sẽ thấy ngay tượng Phật bà Quan Âm được đặt ở chính giữa cửa ra vào và được trang trí cây xanh, cột đá, tượng kỳ lân một cách đối xứng.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Sân chùa khá rộng và được trang trí bằng những tiểu cảnh, tượng đá, vật liệu gỗ được chạm khắc một cách rất tinh xảo. Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều không gian xanh được các nhà sư thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và tiểu cảnh khiến cho bầu không khí trở nên rất trong lành, thanh tịnh và dễ chịu..

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Trước mặt chánh điện là tượng đá 18 vị la hán bề thế nhuốm màu rêu phong của thời gian. Khu tăng phường nằm bên phải chánh điện có diện tích hàng ngàn mét vuông bao gồm trai đường, giảng đường, thiền đường và tàng kinh cát.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Một công trình vô cùng độc đáo khác là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiết bằng gỗ mít. Tầng 1 và các tầng khác sẽ là nơi thờ thất Phật và Xá lợi của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bảo tháp với gam màu chủ đạo là đỏ và vàng rực rỡ. Đây cũng là công trình nằm trong top công trình kiến trúc cao nhất của thành phố Pleiku.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Với vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt, Chùa Minh Thành thu hút lượng khách lớn tới thăm quan. Nhiều du khách nhận xét ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa đẹp nhất, với hàng nghìn góc ảnh khác nhau.

ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai
ngoi chua kien truc doc dao khuon vien xanh mat noi tieng nhat gia lai

Giữa những bộn bề, mệt mỏi hay căng thẳng cuộc sống chỉ cần ghé đến chùa, du khách sẽ cảm nhận những giây phút dễ chịu, bình lặng hoàn toàn khác. Và cũng để được sống chậm hơn, được thấy còn rất nhiều những nơi đẹp tuyệt vời trên đất nước mình cần phải đi khám phá.

Theo Thùy Chi - Ảnh: Trần Việt Đức/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Sông Lô (Vĩnh Phúc): Chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống Hải Lựu năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 14/2 (tức ngày 17 tháng Giêng), tại sân vận động xã Hải Lựu, huyện Sông Lô diễn ra vòng chung kết Lễ hội chọi trâu truyền thống năm 2025, với 4 cặp “ông cầu” tham gia thi đấu. Công tác an ninh và vệ sinh môi trường tại lễ hội được đảm bảo.

  • Hải Dương: Khai hội mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 13/2 (tức 16 tháng Giêng) tại chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025, tưởng niệm 691 năm Ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (1334 - 2025), kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Côn Sơn (1965 - 2025) và phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác.

  • Vĩnh Phúc: Lễ hội chọi trâu Hải Lựu năm 2025 thu hút hàng vạn du khách

    (Xây dựng) – Sáng 13/2 (tức ngày 16 tháng Giêng), Lễ hội chọi trâu xã Hải Lựu, huyện Sông Lô chính thức khai mạc. Đây là một trong những lễ hội cổ xưa nhất Việt Nam, thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương.

  • Hải Phòng: Cụm di tích Từ Lương Xâm nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Tối 12/2, quận Hải An (thành phố Hải Phòng) tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt khu vực Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025, kỷ niệm 1087 năm chiến thắng Bạch Đằng, 1081 năm Ngày mất của Đức vương Ngô Quyền.

  • Phú Thọ: Trang nghiêm lễ hội truyền thống đền làng Hữu Bổ hạ

    (Xây dựng) – Để tưởng nhớ và tri ân công đức của Đức thánh Đinh Công Tuấn, từ ngày 09 - 11/02/2025 (tức ngày 12 đến 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Ban tổ chức lễ hội Khu dân cư số 5 xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ hội truyền thống đền Hữu Bổ hạ với nhiều hoạt động trang nghiêm như rước kiệu, tế lễ… và các trò chơi hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách thập phương.

  • Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Lễ khai Ân đền Trần là một trong những Nghi lễ truyền thống quan trọng (trong khuôn khổ Lễ hội khai Ấn đền Trần) diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Thiên Trường, thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Lễ hội Khai ấn Đền Trần năm nay diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 17/2/2025 (tức ngày 6 đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch). Trong đó, ngày 11 và 12 tháng Giêng đã diễn ra các nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ và rước Nước, tế Cá.

Xem thêm
  • Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà

    (Xây dựng) – UBND phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) vừa tổ chức Lễ khai hội Bia Bà Xuân Ất Tỵ 2025. Đại diện lãnh đạo quận Hà Đông cùng lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị quận đã tới dự và dâng hương.

    16:31 | 12/02/2025
  • Nam Đàn (Nghệ An): Khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm và khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025, gắn với kỷ niệm 1.312 năm cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.

    22:47 | 11/02/2025
  • Gần 70 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành việc thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công, dự toán công trình và đang trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng trình tự quy định của pháp luật, phấn đấu khởi công vào đầu tháng 3/2025.

    16:23 | 11/02/2025
  • Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

    16:21 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

    14:53 | 11/02/2025
  • Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

    (Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

    14:38 | 11/02/2025
  • Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

    (Xây dựng) - Tối 10/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025.

    10:57 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Rộn ràng lễ hội Đa Sỹ Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Hội xuân truyền thống làng Đa Sỹ được tổ chức ngày 9-12/01 (tức 12-15 tháng Giêng), lễ tế tổ chức ngày 12/01 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại xã Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội). Lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức của Danh y Hoàng Đôn Hòa, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

    17:59 | 10/02/2025
  • Hành hương về chùa Hồng Ân, "tìm em" trong chiều Hội Lim

    (Xây dựng) - Ngày 9/2 (tức 12 tháng giêng), hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội Lim, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của miền quê Quan họ. Giữa dòng người tấp nập, không ít du khách đã tìm về chùa Hồng Ân, ngôi chùa cổ kính linh thiêng nép mình bên núi Lim, để dâng hương cầu phúc và cảm nhận vẻ đẹp thanh tịnh của chốn thiền môn.

    17:49 | 10/02/2025
  • Độc đáo lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã

    (Xây dựng) - Trong 2 ngày 8 - 9/2 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội Trò Trám (hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”) Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp. Hàng nghìn người dân và du khách đã tụ hội về miếu Trò để tham dự lễ hội độc đáo này.

    17:42 | 10/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load