Thứ tư 12/02/2025 20:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025

16:45 | 12/02/2025

(Xây dựng) - Lễ khai Ân đền Trần là một trong những Nghi lễ truyền thống quan trọng (trong khuôn khổ Lễ hội khai Ấn đền Trần) diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Thiên Trường, thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Lễ hội Khai ấn Đền Trần năm nay diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 17/2/2025 (tức ngày 6 đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch). Trong đó, ngày 11 và 12 tháng Giêng đã diễn ra các nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ và rước Nước, tế Cá.

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025
Các đại biểu dâng hương tại Lễ Khai ấn Đền Trần.

Trong không khí linh thiêng của đất trời, đúng 22h15, đêm 12/02/2025 (tức đêm 14 tháng Giêng âm lịch), tại đền Thiên Trường, UBND thành phố Nam Định trọng thể tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ 14 vị vua Trần và vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn để tri ân công đức của các bậc Tổ tiên, duy trì, giữ gìn lịch sử truyền thống và bản sắc văn hóa của quê hương, dân tộc.

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025
Lễ hội khai Ấn đền Trần diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Thiên Trường, thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định).

Lễ Khai ấn Đền Trần là một tập tục cổ được duy trì hàng năm để tưởng nhớ công đức của các vua Trần; đồng thời giáo dục thế hệ mai sau về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghi Lễ khai ấn đền Trần với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị. Ấn của nhà Trần khắc chữ "Trần triều điển cố" và "Tích phúc vô cương". Bản chất của bốn chữ "Tích phúc vô cương" trên ấn là nhà Trần ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững.

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025
Nghi thức dâng lễ vật tại đền Thiên Trường.

Đọc diễn văn tại Lễ khai ấn, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Nam Định đã khẳng định công lao to lớn của vương triều nhà Trần - một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với Hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông. Các vua Trần đã có công khai sông, lấn biển, mở mang bờ cõi, xây dựng quê hương đất nước, mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Chủ tịch UBND thành phố Nam Định cũng nhấn mạnh, Lễ khai ấn được duy trì tổ chức hàng năm không chỉ góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc về truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đây cũng là dịp để quảng bá, giới thiệu những nét đẹp về văn hóa, con người Nam Định, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố Nam Định.

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025
Kiệu ấn được an vị tại đền Thiên Trường.

Sau lễ dâng hương là nghi lễ rước Kiệu ấn từ đền Cố Trạch thờ Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo sang đền Thiên Trường. Đoàn rước gồm 120 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân làng Tức Mặc, đi đầu là cờ ngũ sắc, đồ tế cúng, đội nhạc lễ, đội Tế, kiệu Ấn và kiệu Đức Thánh Trần. Đội khiêng kiệu do các nam thanh niên được lựa chọn kỹ càng trong hàng trăm nam thanh niên làng Tức Mặc.

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025
Các bậc cao niên thực hiện nghi lễ trước giờ Khai ấn.

Đúng 23h15, Nghi lễ khai Ấn bắt đầu tại ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường. Tại Lễ khai Ấn, 14 cụ cao niên làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể đã chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn. Trong thời gian làm Lễ khai Ấn, Ban tổ chức Lễ hội đóng cửa đền Thiên Trường để đảm bảo sự tôn nghiêm của nghi lễ truyền thống.

Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025
Đông đảo du khách thập phương đứng đợi để chuẩn bị vào dâng lễ.

Sau khi các nghi lễ chính được tổ chức trang trọng theo nghi thức truyền thống, từ 23h55 trở đi, Ban tổ chức Lễ hội mở cửa đền để nhân dân vào lễ đầu năm. Từ 02h00 sáng 15 tháng Giêng (tức 13/02/2024) thực hiện Lễ hồi Kiệu Ấn về đền Cố Trạch; Từ 5h00 sáng 15 tháng Giêng tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương tại 3 nhà Giải Vũ, Nhà trưng bày đền Trùng Hoa. Ngày 16 tháng Giêng (tức 14/02/2024) tổ chức tế, lễ tiết Thượng nguyên, Tế tiên tổ Triều Nhà Trần tại đền Cố Trạch.

Văn Đạt

Theo

Xem thêm
  • Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà

    (Xây dựng) – UBND phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) vừa tổ chức Lễ khai hội Bia Bà xuân Ất Tỵ 2025. Đại diện lãnh đạo quận Hà Đông cùng lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị quận đã tới dự và dâng hương.

    16:31 | 12/02/2025
  • Nam Đàn (Nghệ An): Khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm và khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025, gắn với kỷ niệm 1.312 năm cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.

    22:47 | 11/02/2025
  • Gần 70 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành việc thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công, dự toán công trình và đang trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng trình tự quy định của pháp luật, phấn đấu khởi công vào đầu tháng 3/2025.

    16:23 | 11/02/2025
  • Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

    16:21 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

    14:53 | 11/02/2025
  • Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

    (Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

    14:38 | 11/02/2025
  • Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

    (Xây dựng) - Tối 10/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025.

    10:57 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Rộn ràng lễ hội Đa Sỹ Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Hội xuân truyền thống làng Đa Sỹ được tổ chức ngày 9-12/01 (tức 12-15 tháng Giêng), lễ tế tổ chức ngày 12/01 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại xã Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội). Lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức của Danh y Hoàng Đôn Hòa, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

    17:59 | 10/02/2025
  • Hành hương về chùa Hồng Ân, "tìm em" trong chiều Hội Lim

    (Xây dựng) - Ngày 9/2 (tức 12 tháng giêng), hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội Lim, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của miền quê Quan họ. Giữa dòng người tấp nập, không ít du khách đã tìm về chùa Hồng Ân, ngôi chùa cổ kính linh thiêng nép mình bên núi Lim, để dâng hương cầu phúc và cảm nhận vẻ đẹp thanh tịnh của chốn thiền môn.

    17:49 | 10/02/2025
  • Độc đáo lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã

    (Xây dựng) - Trong 2 ngày 8 - 9/2 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội Trò Trám (hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”) Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp. Hàng nghìn người dân và du khách đã tụ hội về miếu Trò để tham dự lễ hội độc đáo này.

    17:42 | 10/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load