Thứ ba 11/02/2025 21:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

16:21 | 11/02/2025

(Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên
Bí thư Huyện ủy Nguyễn Chí Thành cùng lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ Việt Nam huyện Tiên Yên dâng hương Lễ hội đình Đồng Đình xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tiên Yên hiện có 186 di tích và phế tích công trình xây dựng đã trên 100 năm; tiêu biểu là cảng biển Mũi Chùa, sân bay Tiên Lãng, bệnh viện đa khoa cao tầng xây dựng từ thời thuộc Pháp. Thời phong kiến cương vực của Tiên Yên rộng lớn, bao trùm tới một số xã của hai huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn và một số xã của các huyện Miền Đông, Quảng Ninh. Vùng đất với nền văn hóa lâu đời và phong phú của 13 dân tộc, trong đó điển hình là các dân tộc thiểu số như: Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, Thái, Cao Lan... Tiên Yên từng phồn thịnh, trấn lỵ trung tâm văn hóa vùng Đông Bắc bộ, nay vẫn lưu truyền một nền văn hóa nghệ thuật đa dạng, đặc sắc.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Sinh nêu, địa phương xác định đầu tư cho văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, kêu gọi xã hội hóa trùng tu xây dựng, khôi phục Lễ hội đình Đồng Đình.

Huyện Tiên Yên sớm vận dụng sáng tạo cơ chế mới trong đổi mới, dưới ánh sáng đổi mới của Đảng và vận hội đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam; kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng... địa phương xác định đầu tư cho văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, trong đó con người là trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên
Chủ tịch UBND xã Phong Dụ Trần Văn Đa nêu, trùng tu Di tích văn hóa, khôi phục lễ hội đáp ứng đời sống tinh thần người dân địa phương; đồng thời là sản phẩm du lịch phát triển kinh tế phục vụ dân sinh.

Ngay từ đầu năm 2025, Tiên Yên đã quán triệt mục tiêu đầu tư cho văn hóa ngang tầm với đầu tư phát triển kinh tế; quy hoạch, xây dựng, trùng tu, tôn tạo hạ tầng các di tích, các công trình văn hóa đã được xếp hạng; phục dựng lễ hội, hình thành các điểm du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, tôn vinh các giá trị văn hóa phi vật thể phục vụ dân sinh; đã lập Kế hoạch số 31/KH-UBND về tổ chức chuỗi các hoạt động văn hóa - thể thao chuỗi 12 tháng trong năm.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên
Già làng Hoàng Văn Nguyên, 82 tuổi bảo truyền tục, đình Đồng Đình xây dựng thời vua Gia Long, do một quan khâm sai đại thần tên là Lê Bắc Kỳ trấn an vùng Đông Bắc lập nên; các dân tộc ở đây tôn vinh là Thành hoàng làng.

Theo đó, có 17 hoạt động văn hóa lễ hội, 7 hoạt động thể thao lớn; trong đó có 4 lễ hội cấp huyện gồm: Lễ hội đình Đồng Đình, gắn với Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Tày huyện Tiên Yên năm 2025; Lễ hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Dao năm 2025 gắn với khai mạc Chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu; Lễ hội Mùa vàng miền Sóong Cọ năm 2025; Lễ hội đền Đức ông Hoàng Cần, Ngày hội Văn hóa Thể thao dân tộc Sán Dìu năm 2025.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên
Năm 2023, huyện Tiên Yên xây dựng tuyến đường kết nối đường 18c vào nhà văn hóa thôn Đồng Đình dài 975m, nền đường rộng 9,5m, mặt đường rộng 5,5m, tổng mức đầu tư 9,8 tỷ đồng.

Đầu năm trẩy hội du xuân, du khách thập phương đến Tiên Yên được thả mình vào không gian văn hóa, được trải nghiệm phố đi bộ sầm uất hàng đầu Quảng Ninh, thưởng thức các chương trình văn hóa đặc sắc của người dân tộc thiểu số vùng rẻo cao, hòa quyện với xu hướng hội nhập văn hóa tiên tiến quốc tế và khu vực. Du khách được thưởng thức văn hóa ẩm thực Tiên Yên với món ăn nổi danh thương hiệu bánh gật gù, gà Tiên Yên thương phẩm nổi tiếng quốc tế và đi vào ca dao, tục ngữ hàng trăm năm nay.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên
Khu văn hóa thể thao dân tộc Tày thôn Đồng Đình xây dựng tháng 6 năm 2018, diện tích sử dụng đất 23.232m2, tổng mức đầu tư trên 11 tỷ đồng.

Ngay đầu xuân (ngày 11 và 12 tháng Giêng Ất Tỵ), huyện Tiên Yên chỉ đạo xã Phong Dụ tổ chức theo quy mô cấp huyện Ngày hội Văn hóa, thể thao dân tộc Tày và Lễ hội đình Đồng Đình năm 2025. Tại đây, du khách được thâm nhập vào làng văn hóa của đồng bào dân tộc Tày, khám phá nét khác biệt văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tiêu điểm là ngôi đình cổ đình Đồng Đình. Theo cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Phong Dụ” tập 1, về mặt cấu trúc, đình Đồng Đình xây dựng hình chữ Đinh gồm: hậu cung và 3 gian, 4 mái, 3 cửa, tường xây bằng đá suối; 8 cột cái, xà gồ, rui mè, cô đầu bắp quả… bằng các loại gỗ quý. Đình Đồng Đình và hội đình còn tồn tại trong khoảng những năm 30 của thế kỷ XX. Sau đó, đình bị hư hỏng do thiên tai, chiến tranh và biến cố của lịch sử. Hiện nay, đình làng Đồng Đình chỉ còn là phế tích, nhưng linh thiêng; dân làng phục dựng lễ hội xuân thu tam kỳ.

Ngày hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Tày và Lễ hội đình Đồng Đình, Phong Dụ xuân Ất Tỵ du khách được tham quan tập quán canh tác lúa nước, đầu xuân khoa lễ “lồng tồng”, tương tự Lễ tịch điền ở miền xuôi; thưởng thức văn hóa ẩm thực truyền thống và trò chơi dân gian có nét chung với cộng đồng người dân tộc thiểu số vùng cao như: Đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, ném còn, đua bơi bè mảng trên sông suối; nét riêng văn hóa người Tày là hát then, đàn tính và phát tích môn bóng đá nữ. Các cô gái người Tày mặc váy dân tộc mình, đá bóng đã lan tỏa đến cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi vùng Đông Bắc.

Trong chuỗi văn hóa tổ chức quy mô cấp huyện, Lễ hội Văn hóa, Thể thao dân tộc Dao năm 2025, gắn với khai mạc Chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu diễn ra vào đầu tháng tư, là lễ hội mang phong tục tập quán đặc sắc của dân tộc Dao Thanh Phán. Đến với lễ hội, du khách được thực tế ngắm trang phục người Dao Thanh Phán trên địa bàn huyện Tiên Yên có nét khác với người Dao Thanh Phán ở các xã vùng cao của thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả; nhưng Lễ cấp sắc, Lễ rước dâu phong tục lớn thì rất giống nhau.

Khi đến Chợ phiên văn hóa vùng cao Hà Lâu, những phượt thủ, người sành du lịch điền dã, du lịch lễ hội không quên sưu tầm các giá trị văn hóa Chợ phiên Hà Lâu. Vùng rừng Đông Bắc núi cao, suối sâu hiểm trở ngày trước đi lại theo đường mòn luồn rừng, người khỏe chân hạ sơn xuống chợ cũng phải mất đẫy ngày đường. Khi cơn mưa bất chợt đổ xuống, lũ rừng sầm sập kéo về tắc nghẽn giao thông là phải ăn đường ngủ chợ hàng tuần lễ; theo đó chợ phiên dôi nhật và mở mang thêm hàng quán ăn uống giải khát. Đường sá cách trở kéo kẻ mua người bán tự xích lại gần nhau, tụ tập vui chơi, múa hát tập thể.

Trai làng gái bản thì kèn sáo, ca hát bắt chuyện làm quen. Chợ phiên năm lại năm dần dà trở thành điểm gặp gỡ trao duyên nam nữ, tuy không gọi là chợ tình như chợ tình Sa Pa, nhưng sự trùng lặp đến kỳ lạ cứ sau mỗi phiên chợ Hà Lâu là xã lại có đôi nam nữ nên vợ nên chồng. Có đám cưới, chú rể người dưới xuôi lên bản kén vợ, vì con gái người Dao Hà Lâu có nét xinh đẹp, đoan trang như các cô gái người Dao dưới chân núi Yên Tử, một làng có ba (hoa hậu) người đẹp dân tộc Việt Nam. Chủ tịch UBND xã Hà Lâu Nguyễn Thanh Tùng bảo, có thể là đất lành dễ bén duyên.

Năm nay, du khách xa còn bỡ ngỡ, Đoàn thanh niên xã nòng cốt hướng dẫn miễn phí mọi người điểm thuê trang phục dân tộc để check-in tại Chợ phiên Hà Lâu, đi cầu treo Bắc Lù, cầu treo Khe Liềng, thăm cung điện hoa Bắc Lù và tham gia vào các trò chơi bịt mắt bắt gà, bịt mắt đập niêu; bơi mảng trên sông Phố Cũ. Du khách xem và cùng giao lưu, tham gia các tiết mục văn nghệ đặc trưng của người Dao và các môn thể thao gồm: Kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ nam nữ, đi cà kheo nam nữ, giao lưu bóng đá nữ, nhảy sạp, trình diễn trang phục dân tộc Dao.

Ngày đầu xuân mới Ất Tỵ, du khách đến các xã vùng cao của huyện Tiên Yên nhớ ghé thăm xã Đại Dực của đồng bào Sán Chỉ, điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái. Đến đây nhớ chiêm ngưỡng những căn nhà cổ tường đất, mái lợp ngói âm dương có niên đại gần trăm năm mà vẫn dùng tốt. Bà Nình Móc Mầu, ông Nình A Liềng cùng ở thôn Khe Lục giữ gìn căn nhà cổ làm sản phẩm du lịch, tạo nguồn thu ngay chính tại căn nhà của mình.

Đêm đến lửa trại bập bùng tiết xuân thêm ấm áp, than hồng cời ra nướng ngô, nướng khoai nương, nướng gà râu loài đặc sản tiến vua của Tiên Yên… văn hóa ẩm thực hòa quyện với văn hóa nghệ thuật truyền thống vùng sơn khu. Nom các cô gái người Sán Chỉ xiêm y dân tộc lúc mờ lúc tỏ trong ánh lửa hồng, làn khói mỏng từ củi gỗ cây hồi, cây quế thoang thoảng đưa hương, tay đàn miệng hát then, hát soọng cô… giọng ngọt ngào, về khuya như thả hồn vào chốn thần tiên.

Khi hạ sơn chia tay làng bản vùng cao Tiên Yên, tắt đường Quốc lộ số 4 bắt vào cao tốc Móng Cái - Hà Nội, du khách lưu ý không bỏ lỡ cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng cây cầu Đồng Châu, xã Tiên Lãng mà vị “thần đèn” nào đó đã di dời cây cầu Ba Chẽ nặng hàng nghìn tấn sắt thép về đây từ năm 2016 đến nay còn ít người biết, để hiểu thêm về Tiên Yên trầm tích văn hóa.

Một số hình ảnh Ngày hội Văn hóa dân tộc Tày và Lễ hội đình Đồng Đình:

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Bí thư Huyện ủy Nguyễn Chí Thành và lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, MTTQ huyện Tiên Yên cùng bà con nông dân xã Phong Dụ xuống giống, bỏ hạt ngô khai vụ ngô xuân Ất Tỵ năm 2025.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Sá cày đầu khai lễ “lồng tồng”, tương tự Lễ tịch điền ở miền xuôi.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Các xã trong huyện đến góp hội, thi gói bánh gio.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Thi bày cỗ món ăn đầu vị ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Góc ẩm thực đường phố.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Lễ hội còn là phiên chợ lớn thu hút thương gia, người mua, người bán tứ xứ đổ về Phong Dụ kích cầu thương mại.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Dân xã Phong Dụ có cơ hội quảng bá nông sản, thực phẩm để sản xuất hàng hóa.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Gà Tiên Yên nổi tiếng thương phẩm trong nước và quốc tế, tuy nhiên gà Phong Dụ lại là tâm điểm của gà Tiên Yên với giống gà râu gà tiến vua.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Phụ nữ cao niên người dân tộc Tày ưa chuộng đồ trang sức bằng bạc trắng.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Các doanh nghiệp đến lễ hội mở sàn giới thiệu việc làm. Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam niêm yết tuyển dụng thợ mỏ với mức lương 25 triệu đồng/tháng.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Nhiều khách du lịch có thú vui mặc trang phục người dân tộc bản địa để check-in, chụp ảnh tại Chợ phiên Hà Lâu.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Lễ kết hợp với Hội tổ chức thi nhiều môn thể thao truyền thống. (Hình ảnh thi ném còn)

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Thi bắn nỏ.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Thi đẩy sào bè mảng trên ghềnh thác suối rừng.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Thi kéo co.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Chơi đánh đu.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Thi bóng chuyền nam nữ.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Các trò chơi phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.

Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

Khai hội Lễ hội đình Đồng Đình xuân Ất Tỵ, diễn ra vào ngày 8 và 9/2/2025.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

    14:53 | 11/02/2025
  • Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

    (Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

    14:38 | 11/02/2025
  • Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

    (Xây dựng) - Tối 10/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025.

    10:57 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Rộn ràng lễ hội Đa Sỹ Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Hội xuân truyền thống làng Đa Sỹ được tổ chức ngày 9-12/01 (tức 12-15 tháng Giêng), lễ tế tổ chức ngày 12/01 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại xã Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội). Lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức của Danh y Hoàng Đôn Hòa, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

    17:59 | 10/02/2025
  • Hành hương về chùa Hồng Ân, "tìm em" trong chiều Hội Lim

    (Xây dựng) - Ngày 9/2 (tức 12 tháng giêng), hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội Lim, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của miền quê Quan họ. Giữa dòng người tấp nập, không ít du khách đã tìm về chùa Hồng Ân, ngôi chùa cổ kính linh thiêng nép mình bên núi Lim, để dâng hương cầu phúc và cảm nhận vẻ đẹp thanh tịnh của chốn thiền môn.

    17:49 | 10/02/2025
  • Độc đáo lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã

    (Xây dựng) - Trong 2 ngày 8 - 9/2 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội Trò Trám (hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”) Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp. Hàng nghìn người dân và du khách đã tụ hội về miếu Trò để tham dự lễ hội độc đáo này.

    17:42 | 10/02/2025
  • Thái Nguyên: Khai hội truyền thống đền thờ Lý Nam Đế Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Ngày 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thành phố Phổ Yên, (tỉnh Thái Nguyên) tổ chức Lễ hội truyền thống đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục) Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 1481 năm ngày Đức Hoàng đế Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân.

    08:32 | 10/02/2025
  • Thái Nguyên: Khai mạc Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương”

    (Xây dựng) – Ngày 8/2, tại Không gian văn hóa Trà Tân Cương, UBND thành phố Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” thành phố Thái Nguyên năm 2025.

    21:16 | 09/02/2025
  • Thủy Nguyên (Hải Phòng): Lễ khai bút Xuân Ất Tỵ và Hội thi viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ

    (Xây dựng) - Ngày 8/2, UBND thành phố Thủy Nguyên tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân và Hội thi viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ lần thứ 3, tại Khu tưởng niệm Trạng nguyên Lê Ích Mộc, phường Quảng Thanh, thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

    10:52 | 09/02/2025
  • Thái Nguyên: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong các hoạt động lễ hội Xuân 2025

    (Xây dựng) – Thái Nguyên đã triển khai, thực hiện nghiêm túc, kịp thời các nội dung của Công điện số 09/CĐ-TTg ngày 03/02/2025 của Thủ tướng Chính phủ, về đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ và lễ hội Xuân 2025.

    10:47 | 09/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load