Thứ ba 11/02/2025 20:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

14:38 | 11/02/2025

(Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù
Khoảng 20 giờ, khi những chiếc đèn lồng, đèn nháy trang trí khắp đường làng, ngõ xóm đồng loạt sáng cũng là lúc các “ông lợn” và lễ vật được người dân rước qua các ngõ.

“Ông lợn” là cái tên vừa thân thương vừa kính trọng mà người dân làng La Phù đã gọi trong suốt hàng trăm năm nay và cho đến hiện tại, những câu chuyện truyền miệng vẫn được nối tiếp.

Chuyện kể rằng, tục rước ông lợn là dịp để người dân làng La Phù tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Theo truyền thuyết xưa kia trước khi lên đường đi đánh giặc, Tĩnh Quốc Tam Lang lại mổ lợn, thổi xôi khao quân, người dân trong làng thường mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành hoàng làng.

Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù
Lợn được dâng tế do người dân các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng chu đáo từ hằng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn "ông lợn" duy nhất và phải to béo, được chăm sóc cẩn thận.

Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong. Vị lạc tướng tài ba đã “về trời” vào lúc 0 giờ đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng.

Tục rước ông lợn được tiếp nối từ thời này sang thời khác và đã trở thành niềm tự hào của người dân làng La Phù. Đối với mỗi gia đình, việc được chọn để nuôi và rước ông lợn là một niềm vinh hạnh lớn bởi quy trình tuyển chọn này rất gắt gao.

Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù
Các “ông lợn” lần lượt được rước vào đình dưới sự hướng dẫn của Ban tổ chức và các cụ cao niên.

Lợn được chọn theo tiêu chuẩn khắt khe và cầu kỳ. Một dân làng cho biết, "ông lợn" được ăn đồ mới, ăn hoa quả, cháo, ngày lạnh được đốt sưởi cho ấm. Đến ngày hội, gia chủ thắp hương khấn để lợn tự đi theo, không được trói buộc. Dân làng La Phù thức xuyên đêm chơi hội. Mỗi gia đình tham gia rước lợn đều phấn đấu năm mới sẽ nuôi thêm được những "ông lợn" đạt tiêu chuẩn, phục vụ lễ hội các năm sau. Nếu có “ông lợn” nào bỏ ăn, ốm, gia đình được chọn nuôi phải mang lễ ra đình làng cầu khấn. Trong quá trình rước các "ông lợn" về đình, mỗi thôn xóm biểu diễn màn múa sư tử sôi động.

Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù
12 giờ đêm, các cụ cao niên bắt đầu làm lễ tế kéo dài đến 2 giờ sáng hôm sau. Khi làm lễ xong, các xóm sẽ rước “ông lợn” trở lại nhà và chia lộc cho các gia đình.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Gần 70 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành việc thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công, dự toán công trình và đang trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng trình tự quy định của pháp luật, phấn đấu khởi công vào đầu tháng 3/2025.

  • Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load