Thứ tư 12/02/2025 19:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà

16:31 | 12/02/2025

(Xây dựng) – UBND phường La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) vừa tổ chức Lễ khai hội Bia Bà xuân Ất Tỵ 2025. Đại diện lãnh đạo quận Hà Đông cùng lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị quận đã tới dự và dâng hương.

Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà
Ông Nguyễn Thanh Xuân, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Hà Đông cùng các lãnh đạo quận đến dâng hương.

Tương truyền đình La Khê là nơi phụng thờ Thiên tướng Hắc Diện Đại vương và Thiên Tiên Bảo Hoa công chúa - hai vị thần đã có công giúp đỡ nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm, giúp nhân dân có cuộc sống no đủ. Đình La Khê được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII. Trong quần thể đình còn có đền thờ (nhà mẫu) đặt bia thờ Đức Thánh Bà (còn gọi là Bia Bà). Cạnh đình là chùa Diên Khánh (Diên Khánh tự), tương truyền xây dựng từ đời nhà Lý. Đình và chùa còn giữ lại được nhiều hiện vật quý hiếm. Chùa Diên Khánh được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1989, đình được xếp hạng năm 1998.

Bia Bà nằm bên phải sân đình La Khê, điện thờ gồm: Chính điện thờ Thánh Bà, Hữu điện thờ Đệ nhất công chúa và Tả điện thờ Đệ nhị công chúa. Tương truyền, Thánh Bà ở đây là Đức Thánh Bà Trần Thị Hiền (1511- 1538), người làng La Khê, là con gái đại thần triều Lê - Quận công Trần Trân. Bà là Đệ nhị vương phi, vợ vua Mạc Đăng Doanh. Bà vừa xinh đẹp dịu dàng vừa đức thục đoan trang. Lúc còn sống bà hay giúp đỡ người nghèo khó, hướng dẫn người dân cách làm ăn, mở mang nghề dệt... Trước khi mất, bà trao lại toàn bộ ruộng vườn, tài sản cho nhân dân.

Năm Canh Tuất (1538), bà đã yên nghỉ vĩnh hằng tại cánh đồng Vang - nơi mảnh đất quê hương. Tương truyền bà rất linh thiêng, hay hiển linh tiếp tục giúp đỡ mọi người, nên tư đời này sang đời khác trải qua hơn 550 năm, nơi thờ phụng bà được nhân dân quanh vùng sùng kính, nghi lễ trang nghiêm. Nhớ ơn công đức của Đức Bà nhân dân đã lập đền thờ bà tại cổng làng. Năm 1982 dân làng La Khê đã rước tấm Bia về khu di tích La Khê để thờ phụng. Để ghi nhớ công ơn, tỏ lòng thành kính của hai vị thần có công đức âm phù giúp, hàng năm dân làng La Khê đều mở hội từ ngày 14 tháng Giêng đến hết ngày 16 tháng Giêng.

Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà
Năm 2025, Lễ hội Bia Bà được tổ chức theo hình thức đại đám.

Năm 2025, Lễ hội Bia Bà được tổ chức theo hình thức đại đám. Đây là hoạt động giàu ý nghĩa nhân dân và tính văn hoá, không những để tôn vinh các bậc tiền nhân có công với nước, với làng mà còn thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và để giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của địa phương. Nổi bật trong phần lễ là nghi thức rước Thánh ra đình mới vào buổi sáng 14 tháng Giêng và rước Thánh hồi cung an vị vào sáng ngày 16 tháng Giêng. Ngoài ra, các cụ bà sẽ thực hiện nghi thức tế tại cung Đức Thánh bà vào tối ngày 14 tháng Giêng, còn các cụ ông sẽ tiến hành tế nhập tịch vào sáng 15 tháng Giêng và tế mãn tịch vào chiều 16 tháng Giêng.

Ngay sau lễ khai mạc, lãnh đạo quận và nhân dân địa phương làm lễ dâng hương tại Đình. Sau phần dâng hương, nhân dân phường La Khê đã tổ chức lễ rước kiệu Thánh ra đình mới.

Hà Đông (Hà Nội): Tổ chức Lễ hội truyền thống Bia Bà
Lễ hội Bia Bà là một trong những nét văn hóa đặc sắc tại quận Hà Đông.

Trong những ngày diễn ra lễ hội năm nay sẽ có các hoạt động vui chơi giải trí, thi đấu thể dục thể thao như: Bóng đá, bóng bàn, cầu lông, võ thuật, thi đấu cờ tướng, thi chọi gà… Ngoài ra, tối 14 tháng Giêng, nhân dân và du khách sẽ được thưởng thức chương trình diễn chèo do đoàn hát chèo Hà Nội biểu diễn; hát quan họ tại giếng đình sẽ tái hiện không gian nghệ thuật dân gian độc đáo, tạo nên nét chấm phá riêng biệt cho lễ hội. Đến tối cùng ngày, chương trình nghệ thuật quần chúng sẽ mang đến những tiết mục đặc sắc chào mừng lễ hội. Đặc biệt, tối 16 tháng Giêng, một chương trình ca – múa – nhạc tổng hợp sẽ được tổ chức tại sân bóng La Khê.

Lễ hội Bia Bà La Khê không chỉ là dịp để nhân dân bày tỏ lòng thành kính với các bậc tiền nhân mà còn là cơ hội để thế hệ hôm nay hiểu và trân trọng hơn những giá trị văn hóa dân tộc. Với sự kết hợp hài hòa giữa nghi lễ truyền thống, hoạt động văn hóa – nghệ thuật và thể thao, Lễ hội truyền thống La Khê Xuân Ất Tỵ 2025 hứa hẹn sẽ là một sự kiện đầy ý nghĩa, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nam Định: Linh thiêng Lễ hội khai Ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Lễ khai Ân đền Trần là một trong những Nghi lễ truyền thống quan trọng (trong khuôn khổ Lễ hội khai Ấn đền Trần) diễn ra vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm tại đền Thiên Trường, thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Lễ hội Khai ấn Đền Trần năm nay diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 17/2/2025 (tức ngày 6 đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch). Trong đó, ngày 11 và 12 tháng Giêng đã diễn ra các nghi lễ rước kiệu Ngọc Lộ và rước Nước, tế Cá.

Xem thêm
  • Nam Đàn (Nghệ An): Khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025

    (Xây dựng) - Sáng 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, Đảng bộ, chính quyền huyện Nam Đàn long trọng tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm và khai mạc Lễ hội đền Vua Mai năm 2025, gắn với kỷ niệm 1.312 năm cuộc khởi nghĩa Hoan Châu.

    22:47 | 11/02/2025
  • Gần 70 tỷ đồng cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Đến thời điểm này, dự án đã hoàn thành việc thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công, dự toán công trình và đang trong quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng theo đúng trình tự quy định của pháp luật, phấn đấu khởi công vào đầu tháng 3/2025.

    16:23 | 11/02/2025
  • Du xuân khám phá văn hóa dân tộc ở Tiên Yên

    (Xây dựng) - Huyện Tiên Yên vùng đất bán sơn địa ven biển của tỉnh Quảng Ninh, trong điểm đầu nét vẽ hình chữ S địa đồ Việt Nam thì nhiều người đã biết. Tuy nhiên, Tiên Yên từng là trung tâm kinh tế - văn hóa vùng Đông Bắc, cửa biển của vùng núi Tây Bắc với km số 0 điểm đầu con đường Quốc lộ số 4 huyền thoại; vùng đất có bề dày trầm tích văn hóa thì còn nhiều người chưa rõ.

    16:21 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Nét văn hóa lấy “đỏ” tại lễ hội Văn Nội

    (Xây dựng) – Đình làng Văn Nội (phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội) thờ đức Thành hoàng làng “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân Chu Bá”, là một vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn thời Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa (năm 40 – 43 sau Công nguyên).

    14:53 | 11/02/2025
  • Hoài Đức (Hà Nội): Độc đáo Lễ hội rước “ông lợn” làng La Phù

    (Xây dựng) – Tối 10/2, tức ngày 13 tháng Giêng, từ khắp các ngõ thuộc xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đoàn người rước “ông lợn” đổ về con đường dẫn vào đình tế Thành hoàng làng. Theo sử sách ghi lại, hội rước lợn là để tưởng nhớ công ơn của Đức Thành hoàng Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ 6.

    14:38 | 11/02/2025
  • Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025

    (Xây dựng) - Tối 10/2 (ngày 13 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Di tích quốc gia đặc biệt khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) đã tổ chức khai mạc lễ hội đền Trần năm 2025.

    10:57 | 11/02/2025
  • Hà Đông (Hà Nội): Rộn ràng lễ hội Đa Sỹ Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Hội xuân truyền thống làng Đa Sỹ được tổ chức ngày 9-12/01 (tức 12-15 tháng Giêng), lễ tế tổ chức ngày 12/01 (tức ngày 15 tháng Giêng) tại xã Kiến Hưng (quận Hà Đông, Hà Nội). Lễ hội truyền thống được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đối với công đức của Danh y Hoàng Đôn Hòa, đồng thời giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp cho thế hệ mai sau.

    17:59 | 10/02/2025
  • Hành hương về chùa Hồng Ân, "tìm em" trong chiều Hội Lim

    (Xây dựng) - Ngày 9/2 (tức 12 tháng giêng), hàng nghìn du khách nô nức trẩy hội Lim, hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của miền quê Quan họ. Giữa dòng người tấp nập, không ít du khách đã tìm về chùa Hồng Ân, ngôi chùa cổ kính linh thiêng nép mình bên núi Lim, để dâng hương cầu phúc và cảm nhận vẻ đẹp thanh tịnh của chốn thiền môn.

    17:49 | 10/02/2025
  • Độc đáo lễ hội Trò Trám ở Tứ Xã

    (Xây dựng) - Trong 2 ngày 8 - 9/2 (tức ngày 11 - 12 tháng Giêng), xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ hội Trò Trám (hay còn gọi là lễ hội “Linh tinh tình phộc”) Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhằm tôn vinh tín ngưỡng phồn thực phản ánh nét văn hóa đặc trưng của dân cư nông nghiệp. Hàng nghìn người dân và du khách đã tụ hội về miếu Trò để tham dự lễ hội độc đáo này.

    17:42 | 10/02/2025
  • Thái Nguyên: Khai hội truyền thống đền thờ Lý Nam Đế Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) – Ngày 9/2 (tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ), thành phố Phổ Yên, (tỉnh Thái Nguyên) tổ chức Lễ hội truyền thống đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục) Xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 1481 năm ngày Đức Hoàng đế Lý Nam Đế lên ngôi Hoàng đế và thành lập nước Vạn Xuân.

    08:32 | 10/02/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load