Thứ sáu 26/04/2024 18:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Lo cháy nổ ở phòng trọ, công nhân chật vật tìm cách phòng ngừa

10:54 | 06/04/2021

Dễ chập điện, nhà xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy, ý thức phòng cháy chữa cháy của nhiều chủ nhà trọ và người ở trọ còn thấp… khiến nguy cơ xảy ra hoả hoạn tại các khu nhà trọ công nhân luôn hiện hữu.

lo chay no o phong tro cong nhan chat vat tim cach phong ngua
Một dãy nhà trọ công nhân tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: Đỗ Phương

Lo lắng về nguy cơ cháy nổ

Trước thông tin vụ hoả hoạn khiến 4 người tử vong ở phố Tôn Đức Thắng (Đống Đa, Hà Nội), nhiều công nhân thuê trọ ở gần KCN Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) tỏ ra lo lắng về tình hình phòng chống cháy nổ ở nơi sinh sống.

KCN Thăng Long là nơi tập trung làm việc của rất đông công nhân lao động ngoại tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu của công nhân, các khu nhà trọ “mọc” lên nhanh chóng. Qua thời gian, hầu hết điều kiện về cơ sở hạ tầng đều ở mức thấp, công tác phòng chống cháy, nổ trong khu cư dân cũng hạn chế.

Chị Nguyễn Phương H. đang thuê trọ tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội. Theo quan sát của phóng viên, khu trọ nơi chị H. sinh sống có 2 tầng, không được trang bị bình chữa cháy. Khu trọ này xây dựng theo kiểu “bít bùng” để phòng chống trộm, lối thoát duy nhất khỏi khu trọ này là cổng ra vào. Ngoài ra, những chiếc xe máy được xếp ở ngoài sân cũng là một nguy cơ cháy nổ không thể bỏ qua.

Chị H. đang dùng bếp ga, nếu quên tắt bếp ga sẽ rất dễ xảy ra hoả hoạn. Trong khi đó, dây điện trong nhà đã khá cũ, dễ xảy ra nguy cơ chập cháy. Nhà được lợp mái fibroximăng, đệm thêm xốp để chống nóng - một vật liệu rất dễ xảy ra hoả hoạn.

Tuy nhiên, chị H. tỏ ra không lo lắng khi phóng viên đề cập đến nguy cơ cháy nổ tại khu trọ mình. “Nhà trọ của công nhân thường không có nhiều đồ đạc nên tôi nghĩ phải hãn hữu lắm mới xảy ra hoả hoạn; hơn nữa, phòng trọ nhỏ nên nếu xảy ra chuyện gì thì cũng dễ dàng thoát ra ngoài, sẽ không gặp nguy hiểm” - chị H. chia sẻ.

Theo chị H., chủ nhà trọ gần như chỉ biết… thu tiền thuê nhà, chưa bao giờ hướng dẫn, nhắc nhở công tác phòng cháy chữa cháy cho công nhân. Những kiến thức về phòng cháy chữa cháy mà chị có được chủ yếu được trang bị tại công ty, khá hữu dụng tại khu trọ.

“Tôi cố gắng sắp xếp gọn gàng đồ dùng trong nhà; hình thành thói quen dùng bếp gas xong phải tắt, khoá an toàn ngay” - chị H. chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Sơn (thuê trọ tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) cũng chia sẻ những lo lắng tương tự về nguy cơ mất an toàn tại khu trọ. Anh Sơn đang ở tầng 2 của một khu trọ.

Khu trọ này cũng không được trang bị bình phòng cháy chữa cháy và chỉ có một đường thoát ở ngoài cổng. “Khu nhà trọ có nhiều phòng trọ, nhiều người ở nên có những thứ không nằm trong kiểm soát của mình được. Tôi sống ở tầng 2 nên khá lo lắng. Nếu xảy ra hoả hoạn ở tầng 1 chẳng hạn, thì khá nguy hiểm vì khu trọ không có lối thoát nào khác ngoài cổng. Công nhân thường khoá cửa đi làm, nên nếu xảy ra cháy ở trong phòng trọ thì rất khó để can thiệp” - anh Sơn chia sẻ.

Tự tìm cách phòng cháy chữa cháy

Chị Hoàng Thị Huyền (32 tuổi, quê ở Tuyên Quang) - công nhân KCN Thăng Long cho biết - sống và làm việc ở đây gần 10 năm nay, may mắn chưa có hoả hoạn xảy ra nhưng mỗi khi đọc tin tức về cháy, nổ dẫn đến thiệt mạng chị Huyền vô cùng lo lắng. Căn phòng trọ 15m2 mà cả gia đình 4 người thuê cũng được 6 năm, trên bức tường cũ đến mức thấy rõ những vết nứt, mốc loang lổ. Nơi nấu ăn đặt 1 bình gas lớn, phía trên là ổ cắm điện với dây điện chằng chịt.

“Tôi biết nơi ở của cả gia đình không an toàn tuyệt đối về phòng cháy, chữa cháy nhưng cũng không có cách nào khác. Nếu bây giờ chuyển trọ cũng rất khó để tìm được một nơi đảm bảo” - chị Huyền nói.

Với thu nhập 15 triệu đồng/tháng, 2 vợ chồng chị Huyền chỉ có thể để ra khoảng 1,5 triệu đồng/tháng cho tiền thuê trọ, để tìm một nơi tốt hơn đồng nghĩa giá sẽ phải cao hơn. Gánh nặng trả nợ ở quê, tiền cho con ăn học ở Hà Nội, vợ chồng Huyền không thể kham nổi nếu trọ một nơi giá cao. Để phòng chống cháy, nổ, chị Huyền mua những miếng dán chống điện giật bằng nhựa rồi cắm ở mỗi ổ điện, phòng khi con nhỏ nghịch ngợm. Hay những lúc ra ngoài, chị Huyền đều không quên ngắt toàn bộ cầu dao, khoá bình gas cẩn thận, dặn dò con không được nghịch dây sạc điện thoại, sờ tay vào ổ điện…

Theo Bảo Hân - Đỗ Phương/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

  • Hà Tĩnh: Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và an toàn vệ sinh lao động năm 2024

    (Xây dựng) - Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, đồng thời tôn vinh các công nhân lao động tiêu biểu.

  • Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho các cán bộ Công đoàn thuộc Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng. Đến dự có các đồng chí: Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam; Diệp Thị Thu Huyền - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng và đại diện các Ban của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, cán bộ Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng, các Công đoàn cơ sở và Trưởng Ban thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc.

  • Tổ chức thi trực tuyến tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Thực hiện Hướng dẫn số 191/HD-CĐXD ngày 17/4/2024 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã triển khai đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) của cơ quan, đơn vị hưởng ứng, tham gia dự thi.

  • Hà Nội: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Ngày 19/4, Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của Thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

  • Hà Nội: Nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 06/3/2024 của UBND Thành phố về việc tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân Thành phố Hà Nội năm 2024, có nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load