Thứ năm 02/01/2025 00:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Lao động

Lao động đón Tết bằng tiền trợ cấp thất nghiệp

15:13 | 30/01/2021

Không những không có thưởng Tết, nhiều lao động đang thấp thỏm đón Tết bằng tiền trợ cấp thất nghiệp.

lao dong don tet bang tien tro cap that nghiep
Nhiều lao động đang trông chờ vào tiền trợ cấp thất nghiệp để đón Tết

Vừa bước ra từ Trung tâm dịch vụ việc làm (215 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội), anh Trần Anh Tiến (29 tuổi) cho biết, đây là lần thứ 3 trong năm, anh đi nộp hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp.

Là hướng dẫn viên du lịch, công việc của anh Tiến luôn bận rộn với những chuyến đi. Vào tháng 2/2020, sau lần đi tour từ Quảng Bình trở về, công ty anh thông báo tạm dừng hoạt động do tháng mới không có một chuyến nào.

lao dong don tet bang tien tro cap that nghiep
Anh Tiến cho biết, chuyến dẫn tour đi Quảng Bình cũng là chuyến đi cuối cùng trong năm 2020 của anh

“Gần 2 tháng sau đó, tôi chỉ ngồi chơi và hy vọng bệnh dịch sẽ chấm dứt. Nhưng mọi thứ không như mình nghĩ. Dịch được khống chế nhưng mình chưa cho khách quốc tế vào nên cuối cùng công ty buộc đóng cửa. Hôm lên công ty dọn đồ, mấy anh, em chỉ biết nhìn nhau cười trừ, rồi động viên cố gắng qua mùa dịch”, anh Tiến kể lại.

Những ngày sau đó, anh Tiến chuyển sang làm telesale (bán hàng qua điện thoại) cho một công ty bất động sản. Làm được hơn 1 tháng, anh xin nghỉ vì mức lương thấp chưa đầy 4 triệu đồng/tháng, không đủ nuôi vợ, con.

“Suốt hơn nửa năm nay, tôi đăng ký chạy xe ôm công nghệ. Thu nhập có ổn hơn nhưng công việc vất vả. Lắm lúc đêm hôm còn lọ mọ chạy xe kiếm từng đồng. Về nhà lúc vợ con đã đi ngủ mà lòng không nói lên lời”, anh Tiến tâm sự.

Tháng cuối năm, anh cầm cuốn sổ bảo hiểm thất nghiệp đi rút tiền trợ cấp, cả thảy được hơn 6 triệu đồng. “Từ giờ đến Tết, tôi nghĩ chắc cũng không xin được việc nữa nên sau khi nhận trợ cấp xong, tôi và gia đình sẽ bắt xe về Hòa Bình. Năm nay là một năm chẳng thể nào nói hết nỗi khó khăn, chỉ mong mọi thứ sang năm ổn hơn”, anh Tiến nói.

Ông Phạm Văn Chính (55 tuổi, Hà Nam) cũng đã hơn 8 tháng thất nghiệp. Hơn 5 năm làm bảo vệ cho một khách sạn, đây là lần đầu tiên ông nghỉ việc lâu như vậy. Sau đợt khách sạn cắt giảm lao động hàng loạt từ hồi tháng 5/2020, quản lý hứa sẽ gọi ông quay trở lại làm việc.

lao dong don tet bang tien tro cap that nghiep
Ông Chính thấp thỏng chờ việc trong nhiều tháng qua

“Từ ngày đó, tháng nào tôi cũng nhắn tin hỏi về tình hình công việc, nhưng quản lý chỉ bảo “bác cừ chờ”, bao giờ có sẽ gọi. Tôi chờ mãi vẫn không thấy gì. Vợ tôi bị hen suyễn nên hàng tháng đều mất tiền thuốc thang. Quanh quẩn gần cả năm ở nhà nên tôi rất suốt ruột”, ông Chính nói.

Như mọi năm vào tầm này, ông đã bắt đầu được nhận tiền thưởng Tết gửi về cho vợ để sắm Tết. Nhưng năm nay, tiền lương ông còn không có, chứ chưa màng đến thưởng. Nghe bạn bè tư vấn, hợp đồng lao động của ông được đóng chế độ bảo hiểm đầy đủ, có thể nhận tiền trợ cấp. Vào cuối tháng 12/2020, ông phóng xe lên công ty xin ký kết thúc hợp đồng và rút sổ bảo hiểm.

Từ sáng sớm, phải chạy đi, chạy lại mấy lần, ông mới hoàn thành đủ giấy tờ phía Trung tâm dịch vụ việc làm yêu cầu. “Tết này, hai vợ chồng chỉ biết trông chờ vào khoản trợ cấp thất nghiệp 3 triệu đồng. Gia đình được đứa con gái, nhưng lấy chồng xa nên cũng không trông mong gì”, ông Chính rầu rĩ nói và cho biết: Lo nhất sang năm mới không biết mình có được gọi đi làm lại?

14h30 phút chiều ngày 29/1, màn hình hiện số 1035, chị Lê Thị Hương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh tay bế con đi vội về phía ô cửa làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp. Một tay bế con, một tay khác chị ghì vào tờ giấy A4, khai thông tin.

Vừa mới đi làm lại sau khi sinh đứa thứ hai, thì dịch COVID-19 ập xuống. “Ban đầu, công ty chỉ cắt giảm giờ làm, nhưng sau đó nguyên liệu nhập không đủ sản xuất, công ty giảm hàng loạt nhân sự. Số đen là mình cũng trong diện đó. Bao nhiêu khoản chi tiêu mới phát sinh, có việc làm còn không lo đủ, mất việc hai vợ chồng không biết nhìn vào đâu”, chị nói.

lao dong don tet bang tien tro cap that nghiep
Vừa mới sinh con, chị Hương đối diện với cảnh mất việc

Những ngày sau đó, chị Hương thấp thỏm không yên phải ra chợ nhập ít rau bán, kiếm đồng ra, đồng vào. Đầu tháng trước, con chị ốm phải đi khám tốn hết gần 2 triệu đồng tiền thuốc. Suốt quãng đường về, chị càu nhàu với chồng vì không mang đủ tiền, phải nhờ em họ đến hỗ trợ.

“Năm nay thất nghiệp, gia đình xác định không ăn Tết gì nữa rồi. Biết lúc khó khăn, anh em cũng hứa người cho cân thịt, người cho lạng giò…Có gì mình ăn từng ấy”, giọng chị nghẹn ngào nói. Chị khoe số tiền 3,8 triệu đồng trợ cấp thất nghiệp vừa nhận được và bảo “từ giờ đến ra Giêng, cả 4 miệng ăn chỉ có từng này thôi”.

Dù ngày làm việc cuối cùng trong tuần nhưng theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, số người đến các trung tâm dịch vụ việc làm để làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp khá đông.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, đến hết năm 2020, số người thất nghiệp có quyết định hưởng trợ cấp ước đạt khoảng 1,03 triệu, tăng 24% so cùng kỳ năm 2019; số tiền chi trả ước khoảng 16.000 tỉ đồng, tăng khoảng 33% so cùng kỳ; trong khi đó hỗ trợ học nghề giảm 50% so cùng kỳ năm 2019, chỉ khoảng 21.000 người.

Theo Vũ Phong/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Công đoàn Xây dựng Việt Nam: Chăm lo phúc lợi cho người lao động

    (Xây dựng) - Thực hiện chủ đề: "Tập trung đưa Nghị quyết đại hội công đoàn các cấp vào cuộc sống; thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam”; các ngày lễ lớn của Ngành, của đất nước; tuyên truyền vận động phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật”, gương “ Người tốt, việc tốt”, gương điển hình tiên tiến trong CNVC-LĐ...; tiếp tục tuyên truyền, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng, các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng...

  • Sắp xếp tổ chức bộ máy Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố

    (Xây dựng) - Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ năm 2024 về việc sắp xếp tổ chức bộ máy Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

  • Đề xuất kéo dài thời gian thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 ngày 08/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.

  • Gia Lai ban hành khung giá cho thuê nhà lưu trú công nhân

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Gia Lai quy định chi tiết Điều 99 của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 về khung giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp. Quyết định có hiệu lực từ ngày 27/12/2024 và được áp dụng trên toàn địa bàn tỉnh.

  • Chương trình Chợ Tết Công đoàn ưu đãi cho người lao động

    (Xây dựng) - Sau thành công của “Chợ Tết Công đoàn năm 2024”, tiếp tục thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tiếp tục tổ chức Chương trình “Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến (Chợ Tết trực tuyến). Hoạt động này cũng nhằm mục đích để đoàn viên, người lao động thuộc hệ thống Công đoàn Việt Nam mua sắm hàng hóa trong dịp Tết với mức giá ưu đãi, phương thức thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi.

  • Tất cả đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng đều có Tết

    (Xây dựng) – Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng đang tích cực triển khai Kế hoạch số 133/KH-TLĐ, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load