Thứ bảy 27/07/2024 19:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Him Lam - Từ cứ điểm xưa đến đô thị văn minh, hiện đại

09:39 | 13/03/2024

Giờ đây sau 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, “cánh cửa thép” Him Lam đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Điện Biên Phủ.

Him Lam - Từ cứ điểm xưa đến đô thị văn minh, hiện đại
Một góc phường Him Lam ngày nay. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Sau 70 năm, cứ điểm Him Lam ngày nào đã trở thành cửa ngõ quan trọng của thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), với diện mạo mới khang trang, những con đường lớn mở rộng, đón chào du khách thập phương.

Đúng 8 giờ ngày 13/3/1954, những viên đạn sơn pháo của bộ đội ta bắn vào Sân bay Mường Thanh làm hai chiếc máy bay Dakota của quân Pháp vừa hạ cánh xuống đây bị bốc cháy.

Đến 17 giờ 5 phút cùng ngày, sau hiệu lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 40 khẩu pháo cỡ nòng 75-120 ly đồng loạt nhả đạn vào các vị trí của quân Pháp trong cứ điểm Him Lam, bộ đội ta xuất kích bắt đầu trận đánh mở màn của Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trận đánh cứ điểm Him Lam kéo dài đến 23 giờ 30 phút ngày 13/3/1954 kết thúc.

Kết quả, Đại đoàn 312 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt trung tâm đề kháng cứ điểm Him Lam, diệt 300 tên địch, bắt 200 tên, thu toàn bộ vũ khí, trang bị.

Him Lam - Từ cứ điểm xưa đến đô thị văn minh, hiện đại
Những đường hào trên Cứ điểm Him Lam. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

“Cánh cửa thép Him Lam” bị hất đổ đã mở đường cho quân ta tiến vào đánh chiếm các cứ điểm khác, giải phóng đất Mường Thanh.

Cựu chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Hữu Chấp, nguyên khẩu đội trưởng cối 82 ly, Đại đội 290, Tiểu đoàn 166, Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 - đơn vị nhận mệnh lệnh khai hỏa mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhớ về trận đánh ấy, ông chia sẻ: Cụm cứ điểm Him Lam được Bán Lữ đoàn Lê dương số 13 canh giữ. Đây là một trong những đơn vị thiện chiến, nổi tiếng của đội quân Lê dương Pháp, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” từ Chiến tranh thế giới thứ 2 và được Pháp điều động một tiểu đoàn lên Điện Biên Phủ.

Quân số của cụm cứ điểm này lên tới 750 người. Quân Pháp xây pháo đài trên 3 quả đồi tạo thành thế chân kiềng vô cùng vững chắc và dễ chi viện cho nhau.

Tự tin vào Him Lam - cánh cửa thép “bất khả xâm phạm,” thực dân Pháp vô cùng kiêu căng và thường xuyên rải truyền đơn, phát loa thách thức rằng tập đoàn Điện Biên Phủ là "cối xay thịt," nếu đánh vào sẽ không có đường trở về với gia đình, quê hương...

Nhưng với quyết tâm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đánh đuổi thực dân xâm lược, cùng tài năng chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ trung tâm đề kháng Him Lam, trận đánh mở màn thành công ngoài sự mong đợi, mở đường chiến thắng cho toàn mặt trận.

“Nếu trận đầu ta không quyết thắng, có lẽ sẽ nhụt chí cả mặt trận. Pháp cũng quyết thắng để lấy tinh thần. Thế nên khi họp, quân ta ai cũng viết quyết tâm thư, quyết phải thắng bằng được, có đồng chí còn viết quyết tâm thư bằng máu, khẩu hiệu cài lên mũ “Quyết đánh và Quyết thắng,” cựu chiến sỹ Điện Biên Nguyễn Hữu Chấp kể lại.

Him Lam - Từ cứ điểm xưa đến đô thị văn minh, hiện đại
Trung tâm hành chính thành phố Điện Biên Phủ nằm trên phường Him Lam. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Sau 70 năm nổ phát súng đầu tiên ấy, giờ đây, khu vực cứ điểm Him Lam xưa đã và đang từng bước đổi thay, trở thành mảnh đất thanh bình, tươi đẹp, đầy sức sống, được coi là một trong những phường cửa ngõ trọng điểm về phát triển đô thị, kinh tế của thành phố Ðiện Biên Phủ.

Him Lam giờ đây đã vươn mình trở thành một trong những phường trung tâm, có tốc độ phát triển nhanh bậc nhất thành phố và đang phấn đấu trở thành một trong những khu đô thị văn minh, hiện đại nhất tỉnh Điện Biên.

Ngày nay, mỗi người dân sinh sống trên mảnh đất Him Lam nói riêng, thành phố Điện Biên Phủ nói chung, đều luôn khắc sâu công lao của thế hệ cha ông đi trước, đã không tiếc máu xương để giành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Do đó, nhân dân các dân tộc phường Him Lam đang không ngừng đoàn kết, đồng lòng phấn đấu, nỗ lực xây dựng bản, làng trở thành những bản văn hóa du lịch chất lượng cao để kết nối vào chuỗi các sản phẩm du lịch lịch sử của địa phương, góp phần đưa Him Lam ngày càng phát triển hơn nữa.

Ông Lò Văn Chựa, Trưởng bản Him Lam 2, phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, xúc động chia sẻ: “Cha ông ta đánh đuổi giặc Pháp để giành lại những tấc đất, tấc vàng, để lại cho con cháu thế hệ sau hưởng thụ hòa bình trên mảnh đất Điện Biên, mảnh đất Him Lam. Do đó, con cháu đời sau luôn quyết tâm xây dựng mảnh đất Điện Biên Phủ càng ngày càng phát triển, tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao đời sống nhân dân từng ngày…”

Giờ đây, “cánh cửa thép” Him Lam đã vươn lên trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Điện Biên Phủ.

Him Lam - Từ cứ điểm xưa đến đô thị văn minh, hiện đại
Cầu treo kiên cố được xây dựng giúp người dân bản Him Lam II thuận tiện đi lại. (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Những công trình mới to đẹp không ngừng mọc lên, đường phố mở rộng thênh thang như chào đón du khách thập phương đến với Điện Biên anh hùng trong dịp Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Lễ hội Hoa Ban, đặc biệt là đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sắp tới.

Ông Phạm Hải Hà, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường Him Lam, cho biết những năm gần đây, nhờ quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn, đời sống người dân Him Lam ngày càng được nâng lên.

Địa phương luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh, thành phố và có sự đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, nhân dân các dân tộc trên địa bàn, từ đó đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Hạ tầng được nâng cấp đầu tư về điện, đường, trường, trạm; nhiều khu dân cư mới được mở ra. Hoạt động thương mại của các hộ kinh doanh cá thể được mở rộng, số hộ khá, giàu chiếm hơn 70%, đặc biệt là phường không còn hộ nghèo.

Ngày nay, với vị trí là của ngõ trọng yếu của thành phố, Him Lam đang từng ngày “thay da đổi thịt,” góp phần đưa thành phố Điện Biên Phủ “cất cánh”.

Theo Trung Kiên (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thanh Hóa: Quản lý chất lượng quy hoạch đô thị theo hướng bền vững

    (Xây dựng) - Thanh Hóa là một trong những địa phương sớm được phê duyệt quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị trong cả nước, vì vậy công tác quản lý quy hoạch và chất lượng quy hoạch đặt ra nhiều thách thức. Đặc biệt là với tốc độ đô thị hóa nhanh như hiện nay.

    18:17 | 22/07/2024
  • Định hướng phát triển thành phố Hạ Long trở thành đô thị đa cực

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị nghe và cho ý kiến về quy hoạch phân khu khu vực phía Bắc vịnh Cửa Lục tại thành phố Hạ Long.

    17:12 | 20/07/2024
  • Công nhận khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng mở rộng, thành phố Hải Phòng

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa ra Quyết định 670/QĐ-BXD về việc công nhận quận Hồng Bàng mở rộng và khu vực dự kiến thành lập các phường thuộc quận Hồng Bàng mở rộng, thành phố Hải Phòng đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

    13:25 | 20/07/2024
  • Công nhận khu vực dự kiến thành lập quận An Dương, thành phố Hải Phòng

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có Quyết định 669/QĐ-BXD về việc công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, thành lập phường tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị.

    13:00 | 20/07/2024
  • Để Bắc sông Hồng “cất cánh”

    Trong định hướng phát triển không gian Thủ đô, trục cảnh quan sông Hồng cùng các mô hình chùm đô thị đa cực, đa trung tâm, “thành phố trong thành phố” được nhắc đến nhiều với kỳ vọng tạo sự chuyển biến lớn cho diện mạo Hà Nội.

    08:18 | 20/07/2024
  • Bắc Ninh hợp tác với Hàn Quốc xây dựng khu đô thị kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Vừa qua, Đoàn công tác cấp cao do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc Park Sang Woo làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh (Đoàn công tác). Chuyến thăm này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển đô thị.

    22:22 | 19/07/2024
  • Chuyên gia JICA khuyến nghị chính sách phòng chống ngập đô thị

    (Xây dựng) - Việt Nam và Nhật Bản có nhiều nét tương đồng, đều chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với lượng mưa có xu hướng tăng mạnh. Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo chính sách của Nhật Bản để đưa ra những giải pháp phòng chống và ứng phó kịp thời tránh ngập úng đô thị.

    20:50 | 19/07/2024
  • Thực hiện đúng quy hoạch và khai thác có hiệu quả, tạo nên "kỳ tích sông Hồng"

    Sáng 18-7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cùng các đại biểu HĐND thành phố - Đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, sau kỳ họp thứ mười bảy, HĐND thành phố khóa XVI.

    14:56 | 18/07/2024
  • Định hướng phát triển đô thị Hà Nội: Rõ hình hài không gian thành phố

    Cùng với việc hoàn tất đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đến nay các định hướng phát triển không gian, đặc biệt là không gian đô thị thành phố đã rõ hình hài.

    08:58 | 18/07/2024
  • Long An: Nâng cao chất lượng đô thị theo hướng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, số lượng các khu đô thị công nghiệp tại Long An đang có xu hướng ngày càng tăng. Đô thị hóa và phát triển đô thị đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy Long An phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng sống của người dân từng bước được nâng cao. Với định hướng phát triển đô thị và thị trường bất động sản từ nay đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững với mục tiêu: Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực, toàn quốc và thế giới.

    21:22 | 17/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load