Thứ hai 29/04/2024 11:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên

18:55 | 24/10/2023

(Xây dựng) - Đây là nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trong Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, tại chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 23/6.

Cũng tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Theo đó, về phân bổ và giải ngân kế hoạch vốn, triển khai Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, trên cơ sở tổng mức vốn và các nguyên tắc, tiêu chí được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tư trung hạn vốn cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đạt khoảng 90% tổng mức vốn được Quốc hội cho phép phân bổ.

Tổng kế hoạch đầu tư công hằng năm (từ năm 2021 đến năm 2023) được Quốc hội quyết nghị đạt 59% tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy cơ cơ cấu lại các ngành, vùng lãnh thổ bảo đảm tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội, giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác.

Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP tăng, quy mô vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) tăng qua các năm.

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên, việc sử dụng vốn đầu tư xã hội nói chung và vốn đầu tư công nói riêng được cải thiện. Đầu tư công đã phát huy vai trò dẫn dắt, là vốn mồi để thu hút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 5 năm…

Đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công

Bên cạnh những thành quả đạt được, báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong công tác đầu tư công. Theo đó, việc ban hành chính sách, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện dự án đầu tư công trong một số trường hợp còn chậm, gây khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện.

Phân bổ, giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tuy đã có bước cải thiện nhưng vẫn chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án và hiệu quả sử dụng vốn.

Việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công hằng năm cho các nhiệm vụ, dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có nơi còn chậm và thực hiện nhiều lần trong năm.

Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại một số nơi, một số thời điểm còn lúng túng, bị động, hiệu quả chưa cao. Chất lượng chuẩn bị dự án còn thấp, công tác khảo sát, thiết kế dự án chưa tốt dẫn tới nhiều dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nhưng vẫn chưa đủ điều kiện giải ngân vì vướng mắc về quy hoạch, địa điểm, đất đai, giải phóng mặt bằng, dẫn tới phải điều chỉnh đơn giá, dự toán làm thay đổi hoặc điều chỉnh lại dự án...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết: Trong giai đoạn tới, Chính phủ sẽ huy động tối đa các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế, trọng tâm là bảo đảm nguồn lực NSNN bố trí kế hoạch năm 2024, 2025 đáp ứng nhu cầu còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Chính phủ sẽ rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và nâng cao hiệu quả đầu tư công; chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành thủ tục đầu tư, tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, nâng cao tính sẵn sàng, tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án; khẩn trương phân bổ chi tiết toàn bộ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 làm căn cứ để triển khai kế hoạch đầu tư hằng năm.

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án quy mô lớn, trọng điểm; kiên quyết siết chặt kỷ luật, kỷ cương, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, hậu kiểm, xử lý nghiêm vi phạm; kiểm soát chặt chẽ mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng, lợi ích nhóm…

Thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; nâng cao vai trò của người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành gắn với kiểm soát quyền lực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra…

Hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế tăng lên
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Cần đánh giá kỹ khả năng cân đối vốn thực tế

Trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết: Qua 3 năm thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, Chính phủ cùng cácBộ, ngành, địa phương đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết số 29/2021/QH15 đặt ra, đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cụ thể, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua vào tháng 7/2021, sớm hơn gần 01 năm so với giai đoạn 2016 – 2020, đã tạo ra sự chủ động cho các bộ, ngành, địa phương sớm triển khai thực hiện ngay từ đầu nhiệm kỳ, góp phần triển khai đồng bộ kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025, thúc đẩy nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và tiếp tục phát triển.

Thể chế về đầu tư công tiếp tục được hoàn thiện, việc phân công, phân cấp cho các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục được đẩy mạnh. Trong quá trình chỉ đạo điều hành, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt để đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công hàng năm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế.

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, tình trạng thực hiện, giải ngân nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của rất chậm, nhiều dự án phải gia hạn thực hiện, không hoàn thành và đưa vào khai thác đúng thời hạn dự kiến. Một số trường hợp phát sinh thêm phí cam kết làm tăng chi phí, kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

Do vậy, đề nghị Chính phủ cần xem xét kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện về tính hợp lý của việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn ODA, tránh lãng phí, tạo gánh nặng về nợ công trong khi không bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn.

Về dự kiến thực hiện 02 năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng, với thực tế bố trí vốn ngân sách trung ương hiện nay, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm chậm, cân đối nguồn cho chi đầu tư công không đạt kế hoạch, yêu cầu cân đối nguồn vốn trong 2 năm còn lại là khá lớn.

Bên cạnh đó, vốn bố trí cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43 giải ngân rất thấp, tạo áp lực lớn cho bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện giải ngân vốn.

Do vậy, khả năng cân đối đủ nguồn vốn ngân sách Trung ương là hết sức khó khăn để triển khai thực hiện có hiệu quả hơn trong 2 năm còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn, trong khi vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương chưa đảm bảo, nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước thuộc ngân sách Trung ương dự kiến hụt thu lớn.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ khả năng cân đối vốn thực tế, tình hình giải ngân vốn đã phân bổ 3 năm qua, tập trung phân bổ, điều chỉnh vốn cho các dự án có khả năng giải ngân để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.

Về kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cho rằng: Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ cho vay vốn để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, tránh kéo dài, lãng phí nguồn lực.

Chính phủ cần đàm phán, thống nhất với các nhà tài trợ để hài hòa quy định của nhà tài trợ với luật pháp trong nước và xây dựng phương thức vay vốn mới, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Dự án nào nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ?

    (Xây dựng) - Trường hợp điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất của dự án đầu tư dẫn đến dự án thuộc diện phải ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư thì nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định.

  • Phú Thọ: Hạ tầng giao thông đồng bộ tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Những năm qua, tỉnh Phú Thọ đặc biệt chú trọng đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, không chỉ tăng kết nối giữa các huyện, thành, thị mà còn hình thành liên kết vùng, tạo nên sức bật lớn cho tỉnh tạo động lực thu hút đầu tư.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú

    (Xây dựng) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký văn bản số 261/TTg-NN ngày 27/4/2024 chấp thuận UBND tỉnh Long An quyết định chuyển mục đích sử dụng 43,0009 ha đất trồng lúa sang mục đích khác để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp Tân Phú trên địa bàn huyện Đức Hòa.

  • Xây dựng, phát triển Phú Quốc theo mô hình đa trung tâm

    (Xây dựng) – Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP ngày 27/4/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

  • Bình Định: Khánh thành công trình cấp điện lưới Quốc gia làng Canh Giao

    (Xây dựng) – Sau gần 3 tháng triển khai thi công công trình, dòng điện lưới quốc gia đã chính thức được đưa vào đóng điện vận hành tại làng Canh Giao, xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh (Bình Định), vượt sớm tiến độ trước 5 tháng, đáp ứng niềm mong mỏi hàng chục năm qua của người dân vùng cao nơi đây.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức) để phục vụ dự án đầu tư công. Thời gian ủy quyền là 3 năm (đến hết ngày 31/12/2026).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load