Thứ hai 25/11/2024 16:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Tĩnh: Vững vàng động lực từ Khu kinh tế Vũng Áng

22:32 | 23/06/2023

(Xây dựng) - Hà Tĩnh xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá nhằm tạo động lực mới cho địa phương xuyên suốt thời gian qua và trong giai đoạn tới là tập trung phát triển Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng.

Hà Tĩnh: Vững vàng động lực từ Khu kinh tế Vũng Áng
Cụm cảng nước sâu Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh.

Bến đỗ “an toàn” cho nhà đầu tư

Sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, KKT Vũng Áng đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh. Lũy kế đến thời điểm hiện tại, KKT Vũng Áng đã thu hút được 153 dự án đầu tư (97 dự án trong nước và 56 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng vốn đăng ký khoảng 16,02 tỷ USD, giải quyết việc làm cho gần 20.000 lao động.

Hiện KKT Vũng Áng có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp được các tập đoàn lớn chọn làm nơi đầu tư phải kể đến như: Nhà máy luyện cán thép và cảng biển Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (Đài Loan); Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhiệt điện Vũng Áng 2, Tổng kho Xăng dầu - Dầu khí Vũng Áng; Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn An Việt Phát; Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Vinh đầu tư 50 triệu USD làm Khu công nghiệp Phú Vinh trên diện tích 220ha…

KKT Vũng Áng cũng là địa chỉ khảo sát, nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư dự án của hàng chục tập đoàn, doanh nghiệp đến từ các nước như CHLB Đức, Nhật Bản, Thái Lan, CH Séc... Trong đó, đáng chú ý có Công ty Điện khí Siemens (CHLB Đức khảo sát đầu tư dự án nhà máy điện khí Vũng Áng 3 với công suất 1.200 - 1.500MW có tổng mức đầu tư dự kiến 1,8 tỷ USD; Liên doanh giữa Tập đoàn Lee & Man (Hồng Kông) và Hokuetsu (Nhật Bản) khảo sát xây dựng một tổ hợp cảng biển, Khu logistic, Khu công nghiệp với mức đầu tư 3 tỷ USD; Công ty Silavon SSP GmbH - Cộng hòa Liên bang Đức nghiên cứu đầu tư dự án Nhà máy sản xuất thép không gỉ 1 tỷ USD; Doanh nghiệp Czech khảo sát đầu tư dự án nhà máy điện gió 200 triệu USD...

Với các cơ chế và chính sách phù hợp, KKT Vũng Áng đã thực sự trở thành hạt nhân, động lực phát triển của kinh tế toàn tỉnh. Hằng năm, KKT Vũng Áng đóng góp hơn 90% kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và 80% số thu ngân sách toàn tỉnh.

Ông Nguyễn Hồng Lĩnh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay: Với nhiều tiềm năng, lợi thế, Hà Tĩnh xác định phát triển KKT Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh.

“Tôi tin rằng, với những tiềm năng, lợi thế cùng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư đồng bộ, KKT Vũng Áng đang dần hiện thực hóa khát vọng về một KKT tầm cỡ với nhiều trụ cột về hậu thép, logistics và dịch vụ cảng biển, công nghiệp chế biến, chế tạo… góp phần từng bước đưa kinh tế Hà Tĩnh hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế”, ông Nguyễn Hồng Lĩnh chia sẻ.

Tiếp tục là động lực tăng trưởng

Tháng 11/2021, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển KKT Vũng Áng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết xác định mục tiêu xây dựng KKT Vũng Áng với các trụ cột: công nghiệp luyện kim, năng lượng, chế biến, chế tạo; trung tâm logistics và dịch vụ cảng biển; phát triển thương mại, dịch vụ, tạo nền tảng vững chắc. Phát triển đồng bộ khu liên hợp công nghiệp luyện kim, công nghiệp hỗ trợ, trung tâm điện lực gắn với cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương.

Trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Tĩnh tiếp tục xác định Vũng Áng sẽ là một trung tâm động lực tăng trưởng cho tỉnh nhà. Đây sẽ là trung tâm công nghiệp luyện thép, công nghiệp phụ trợ, chế tạo sau thép, nhiệt điện và cảng biển nước sâu của khu vực miền Trung và cả nước, là 1 trong 3 đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam.

Chính vì vậy, trong quy hoạch, tỉnh đã định hướng đối với thép - sản phẩm công nghiệp chủ lực của Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất nhà máy của Formosa sang giai đoạn 2 gắn với đa dạng hóa các sản phẩm, đầu tư công nghệ hiện đại trong xử lý môi trường, tiến tới xanh hóa tổ hợp luyện thép và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế tạo các sản phẩm từ thép như: Chế tạo máy móc, sản xuất ôtô, xe máy, linh kiện; đóng, sửa chữa tàu biển và các ngành chế biến khác gắn với sản xuất và chế biến thép.

Để thực hiện định hướng đó, hiện nay, Formosa Hà Tĩnh hướng tới việc xây dựng khu gia công phụ trợ để tạo tiền đề cho việc hình thành và phát triển công nghiệp hậu thép, nâng cao giá trị sản phẩm. Ngoài ra, Tập đoàn Vingroup đã nộp hồ sơ đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng một khu công nghiệp với diện tích 1.000ha. Đây là khu công nghiệp với trọng tâm là công nghiệp ôtô và sản xuất linh kiện. Khi khu công nghiệp này được triển khai sẽ kỳ vọng tạo sức bật để thu hút thêm nhiều nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư thứ cấp vào KKT Vũng Áng.

Để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và phát huy lợi thế của cụm cảng biển nước sâu và hạ tầng giao thông liên vùng, Hà Tĩnh cũng đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng, tỷ lệ 1/500, quy mô diện tích lập quy hoạch 133,32ha.

Hiện nay, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư vào Trung tâm Logistics Vũng Áng cho Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt; đang xem xét đề xuất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn và một số nhà đầu tư khác; ký “Biên bản ghi nhớ” với Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn về hợp tác khảo sát, hợp tác đầu tư, khai thác phát triển cảng biển và Trung tâm Logistics Vũng Áng - Sơn Dương…

Đây là những bước đi nhằm hiện thực hóa mục tiêu hình thành trung tâm logistics ở KKT Vũng Áng có tầm cỡ khu vực Bắc Trung bộ và quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần từng bước đưa kinh tế Hà Tĩnh hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế.

Bên cạnh đó, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa thông qua việc kêu gọi đầu tư xây dựng thêm hệ thống các cầu cảng tại khu vực cảng Vũng Áng và cảng Sơn Dương. Theo quy hoạch, khu vực cảng Vũng Áng sẽ có 11 cầu cảng và khu vực cảng Sơn Dương sẽ có 53 bến cảng. Hiện nay, tại cảng Vũng Áng, ngoài cầu cảng số 1 và số 2 đã đi vào hoạt động thì Công ty Cổ phần Cảng quốc tế Lào - Việt đang đầu tư xây dựng cầu cảng số 3, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn đầu tư xây dựng cầu cảng số 4, Công ty TNHH Cảng Phoenix Vũng Áng Việt Nam đầu tư cầu cảng số 5 và số 6.

Đối với cảng Sơn Dương, sẽ có 32 bến của Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương và 21 bến ngoài Khu liên hợp gang thép. Hiện nay, Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 14 bến, đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Hà Tĩnh: Vững vàng động lực từ Khu kinh tế Vũng Áng
Bản đồ chung xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng đến năm 2025.

Đồng hành cùng các doanh nghiệp và nhà đầu tư, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cam kết sẽ tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, hướng tới nền hành chính phục vụ; triển khai tốt các dịch vụ công.

Thúc đẩy triển khai đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật lớn, hiện đại, tạo liên kết vùng như: Các tuyến đường cao tốc quốc gia kết nối với KKT Vũng Áng; xây dựng mới các công trình hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông quốc gia.

Đồng thời triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội quan trọng khác như: Dự án khu nhà ở cho công nhân; cấp điện, cấp nước; dự án xử lý chất thải rắn, nước thải tập trung nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút các dự án lớn mang tính động lực; chủ động liên kết với các địa phương lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, hướng đến trở thành một trong những vùng động lực phát triển của khu vực miền Trung và cả nước.

Cùng với đó phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ sở đào tạo phát triển nguồn nhân lực, tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân lực cho các ngành công nghệ cao; xây dựng đề án chuyển đổi việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng phù hợp với định hướng phát triển KKT Vũng Áng trong giai đoạn tới.

Tin tưởng rằng, trong tương lai không xa KKT Vũng Áng sẽ phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá như kỳ vọng.

Uyên Uyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

    10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

    07:41 | 24/11/2024
  • Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng

    (Xây dựng) - Dung Quất được đánh giá là một trong những Khu kinh tế thành công bậc nhất cả nước. Thế nhưng, hạ tầng chắp vá, dở dang và không đồng bộ tại đây đang làm nản lòng nhà đầu tư, kìm hãm sự phát triển.

    07:31 | 24/11/2024
  • Quảng Nam: Bị xử lý về việc hủy hoại rừng, Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng xin hoàn thành dự án Thủy điện Tr’Hy

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh đến các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; UBND các huyện: Tây Giang, Đông Giang và các cơ quan liên quan rà soát, xem xét nội dung kiến nghị của Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng sau khi doanh nghiệp này có báo cáo, xin tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án Thủy điện Tr’Hy.

    20:03 | 23/11/2024
  • Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng

    (Xây dựng) - Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc House gần 100 tỷ đồng.

    19:53 | 23/11/2024
  • Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia Chương trình thỏa thuận tự nguyện về tiết kiệm năng lượng

    (Xây dựng) - Năm 2023, 04 doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất thép, vật liệu xây dựng và chế biến gỗ đã tham gia vào Chương trình thỏa thuận tự nguyện về tiết kiệm năng lượng (Chương trình VAS) trong khuôn khổ Chương trình đối tác hợp tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 -2025 (Chương trình DEPP3) do Bộ Công Thương cùng với Cục Năng lượng Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam triển khai thực hiện.

    19:52 | 23/11/2024
  • Bình Định thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Bình Định xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu chung của quốc gia. Tỉnh tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên như: điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, da giầy, chế biến gỗ, hóa chất và dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao.

    18:12 | 23/11/2024
  • Phát triển khu công nghiệp xanh để tăng cơ hội đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Sự phát triển của các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần đáng kể vào việc hiện thực hóa các cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (NetZero) vào năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và đặc biệt là tăng cơ hội đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

    18:06 | 23/11/2024
  • Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup ký kết biên bản hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

    (Xây dựng) - Sáng 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh với Tập đoàn Vingroup, trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.

    15:37 | 23/11/2024
  • Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp

    Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được xây dựng nhằm hoàn thiện thể chế, ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp.

    15:27 | 23/11/2024
  • Để lấn biển thành công cần đầu tư lớn, đa dạng chức năng và có tầm nhìn dài hạn

    (Xây dựng) - 78% thành phố ven biển có dân số trên 1 triệu người đã lấn biển trong thế kỷ XXI. Nổi bật phải kể đến các thành phố tại Đông Á, Tây Á, Đông Nam Á với trung bình hàng nghìn tới hàng chục nghìn ha bề mặt được mở rộng thêm trong hơn 20 năm qua, giúp kinh tế phát triển đa dạng và tăng trưởng ngoạn mục.

    15:19 | 23/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load