Thứ bảy 27/07/2024 18:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Hạ tầng cửa khẩu – Bước đột phá trong phát triển kinh tế Cao Bằng

10:10 | 28/05/2024

(Xây dựng) – Cao Bằng là tỉnh có đường biên giới với Trung Quốc dài nhất cả nước. Trên địa bàn tỉnh có cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, 3 cửa khẩu chính và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở trên biên giới. Từ tiềm năng to lớn này, những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã rất chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng cửa khẩu với mục tiêu đưa kinh tế cửa khẩu trở thành 1 trong 3 mũi nhọn đột phá của kinh tế địa phương.

Hạ tầng cửa khẩu – Bước đột phá trong phát triển kinh tế Cao Bằng
Cửa khẩu Tà Lùng là một trong những cửa khẩu chính và có sự tăng trưởng tốc độ xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian qua.

Tỉnh Cao Bằng hiện có 3 cửa khẩu chính là cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, cửa khẩu Trà Lĩnh và cửa khẩu Sóc Giang. Ngoài ra, tỉnh có 3 cửa khẩu phụ gồm: Pò Peo, Hạ Lạng và Lý Vạn cùng 3 lối mở biên giới là Nà Đoỏng, Nà Lạn, Bản Giốc.

Cửa khẩu Tà Lùng là một trong những cửa khẩu chính và có sự tăng trưởng tốc độ xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian qua. Tính từ đầu năm đến nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (huyện Quảng Hòa) đạt 206,3 triệu USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu 131,6 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 74,3 triệu USD.

Năm 2023 là năm bản lề có tính chất, ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế cửa khẩu của cả giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Cao Bằng sau thời gian khó khăn do duy trì các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở cả hai phía bên giới (đặc biệt là chính sách Zero Covid của phía Trung Quốc). Tại khu vực cửa khẩu Tà Lùng, tình hình an ninh trật tự, an toàn biên giới tiếp tục được duy trì ổn định. Đầu năm 2023, cửa khẩu Tà Lùng là cửa khẩu đầu tiên trên tuyến biên giới thuộc địa bàn tỉnh Cao Bằng được phía Trung Quốc bắt đầu gỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Nắm bắt thời cơ đó, chính quyền địa phương và các ngành chức năng hai bên biên giới đã tăng cường xúc tiến và tổ chức các hoạt động ngoại giao gặp mặt, tọa đàm khôi phục hoạt động bình thường tại cửa khẩu hai bên, tăng cường giao lưu nhân dân, tổ chức kỷ niệm và thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai địa phương.

Các ngành chức năng của tỉnh đã đẩy nhanh việc thực hiện các nhiệm vụ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc khôi phục hoạt động, mở và nâng cấp cửa khẩu, lối mở trên địa bàn huyện Quảng Hòa và Thạch An; tổ chức đàm phán về việc hoàn thiện thủ tục để đưa cầu đường bộ II Tà Lùng - Thủy Khẩu vào sử dụng. Hoạt động xuất, nhập khẩu, xuất nhập cảnh cho người, phương tiện và hàng hóa được khôi phục hoàn toàn. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu tiếp tục được triển khai đúng tiến độ, kịp thời đưa vào sử dụng các công trình/dự án trọng điểm phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Việc xây dựng cầu đường bộ II Tà Lùng – Thủy Khẩu nhằm giảm tải cho cầu đường bộ I Tà Lùng - Thủy Khẩu hiện nay đã xuống cấp và không đáp ứng được lưu lượng giao thông, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác, nhất là về kinh tế - thương mại giữa tỉnh Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây, giữa Việt Nam với Trung Quốc, cũng như giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Việc xây dựng cầu và đường dẫn vào cầu phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông của tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch chung xây dựng thị trấn Tà Lùng giai đoạn 2012-2030, phù hợp với phát triển kinh tế, xã hội chung của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Hạ tầng cửa khẩu – Bước đột phá trong phát triển kinh tế Cao Bằng
Cầu đường bộ II Tà Lùng – Thủy Khẩu đi vào hoạt động góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác, nhất là về kinh tế - thương mại giữa tỉnh Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Nội dung đột phá và trọng tâm nhiệm kỳ 2020 – 2025 của tỉnh Cao Bằng là phát triển kinh tế cửa khẩu, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa đi quốc tế. Để làm được điều này, Cao Bằng sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu kinh tế cửa khẩu theo hướng đồng bộ, hiện đại, tập trung vào cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh, Tà Lùng. Phát triển dịch vụ hậu cần, logistics; tổ chức sắp xếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất, nhập khẩu. Áp dụng các biện pháp giảm chi phí, thời gian thông quan hàng hóa…

Được sự đồng ý của Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, sau một thời gian chuẩn bị, vừa qua, hai bên đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các thủ tục để chính thức nâng cấp cặp cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang thành cửa khẩu quốc tế.

Đây là sự kiện, dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Cao Bằng với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói riêng, giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung, góp phần thiết thực vào việc xây dựng đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển.

Mặt khác, dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) vừa được khởi công cũng có ý nghĩa rất quan trọng, kết nối giữa Cao Bằng với các địa phương trong vùng, với cảng Hải Phòng và với quốc tế.

Từ năm 2018 tới nay, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư 618 tỷ đồng, hoàn thành 7/8 dự án cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu Trà Lĩnh. Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Trà Lĩnh đạt 282 triệu USD, cả 3 năm 2021-2023 đạt khoảng 800 triệu USD.

Theo Quyết định 295/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2040, khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng được phát triển theo mô hình chuỗi kết nối trên tuyến hành lang biên giới, được chia thành 4 phân vùng. Trong đó mỗi phân vùng có một trung tâm kinh tế cửa khẩu chính, là những cực phát triển của phân vùng. Các trung tâm của phân vùng được kết nối trực tiếp với hệ thống cửa khẩu của Trung Quốc và kết nối với trung tâm kinh tế của tỉnh (thành phố Cao Bằng), các khu vực trong và ngoài tỉnh Cao Bằng thông qua các tuyến giao thông chính: Đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Quốc lộ 3, Quốc lộ 4, Quốc lộ 34.

Vùng 1 (Vùng kinh tế cửa khẩu phía Tây): Bao gồm các xã biên giới của huyện Hà Quảng; diện tích quy hoạch khoảng 4.018ha, quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 8.000 - 9.000 người, trung tâm là khu cửa khẩu - đô thị Sóc Giang.

Vùng 2 (Vùng kinh tế cửa khẩu phía Bắc): Bao gồm khu vực các thôn xã của huyện Trùng Khánh; diện tích quy hoạch khoảng 8.134ha, quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 30.000 - 32.000 người; trung tâm là khu cửa khẩu - thị trấn Trà Lĩnh.

Vùng 3 (Vùng kinh tế cửa khẩu phía Đông Bắc): Bao gồm các xã biên giới của huyện Hạ Lang; diện tích quy hoạch khoảng 3.346ha, dân số đến năm 2040 khoảng 7.500 - 8.000 người; trung tâm là khu cửa khẩu Lý Vạn.

Vùng 4 (Vùng kinh tế cửa khẩu phía Đông): Bao gồm các khu vực biên giới của huyện Quảng Hòa và Thạch An; diện tích quy hoạch khoảng 14.632ha, quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 51.000 - 53.000 người, trung tâm là cửa khẩu Tà Lùng - đô thị Phục Hòa.

Ông Lý Quốc Khánh – Phó Trưởng Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Cao Bằng cho biết: “Trong giai đoạn tiếp theo, Ban sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư các cơ sở hạ tầng quan trọng để tạo được đột phá. Đặc biệt, Cao Bằng đang triển khai dự án đường cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng, dự án hoàn thành tạo được sức hút và sự đột phá trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu.

Ngoài ra, tại các vùng cửa khẩu sẽ tiếp tục tham mưu chủ đầu tư hoàn chỉnh hệ thống logistics hạ tầng để phục vụ xuất nhập khẩu các khu chế xuất. Chúng tôi đang tích cực triển khai thu hút đầu tư dự án khu trung chuyển tại cửa khẩu Trà Lĩnh - một trong các hạng mục quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu. Trong 5 năm tới, xây dựng khu kinh tế tỉnh Cao Bằng trở thành điểm trung chuyển kết nối hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc và tuyến đường bộ quốc tế từ cảng Hải Phòng đi các tỉnh Tây Nam Trung Quốc trong khi dự án cao tốc Lạng Sơn – Cao Bằng hoàn thành”.

Bước tiến của kinh tế biên mậu Cao Bằng đang từng bước được cụ thể hóa, với mục tiêu đưa lĩnh vực này trở thành 1 trong 3 mũi nhọn đột phá của kinh tế địa phương, nhất là sau thời gian dài ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Có cơ chế, chính sách thuận lợi, phát triển đồng bộ hạ tầng, thủ tục thông thoáng… là những yếu tố tích cực giúp kinh tế của khẩy tỉnh Cao Bằng phát triển mạnh mẽ. Điều đó không chỉ tạo đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, mà còn góp phần làm vững chắc thêm vùng biên cương Tổ quốc.

Đinh Vũ

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load