Thứ năm 25/04/2024 17:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đồng xử lý để quản lý chất thải bền vững

23:00 | 03/08/2020

(Xây dựng) – Ông Bruno Fux - Giám đốc Bộ phận Quản lý chất thải INSEE Ecocycle cho rằng, nếu 3 bên: Công ty tạo ra chất thải, chính quyền địa phương và doanh nghiệp sản xuất xi măng, phối hợp chặt chẽ với nhau thì việc đồng xử lý đóng góp đáng kể cho quản lý chất thải bền vững tại Việt Nam.

dong xu ly de quan ly chat thai ben vung
Ông Bruno Fux - Giám đốc Bộ phận Quản lý chất thải INSEE Ecocycle.

PV: INSEE là đơn vị đầu tiên, duy nhất tại Việt Nam xử lý đa dạng chất thải công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại, chất thải không nguy hại và cũng là đơn vị xử lý chất thải duy nhất được Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cấp giấy phép xử lý dầu nhiễm PCB, khí HCFC và đất nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật POP… Vậy xin ông cho biết, thành công này là nhờ những yếu tố cốt lõi nào?

Ông Bruno Fux: INSEE đề cao việc ứng dụng Tháp quản lý chất thải theo nguyên tắc “Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế” và công nghệ đồng xử lý được xem là một trong các giải pháp vượt trội để giải quyết vấn đề này so với phương pháp thiêu đốt hay chôn lấp.

Thành công của INSEE là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự là một yếu tố cốt lõi.

Bên cạnh đó, INSEE không ngừng đầu tư các trang thiết bị có tiêu chuẩn hàng đầu, nhằm xử lý đa dạng chất thải an toàn và thân thiện môi trường, INSEE cũng trao đổi chặt chẽ với khách hàng để tìm ra giải pháp xử lý tốt nhất chất thải của doanh nghiệp, INSEE cam kết liêm chính và minh bạch với tất cả các bên liên quan.

Hiện, INSEE Ecocycle đang hợp tác với hơn 200 khách hàng là các công ty đa quốc gia hoạt động sản xuất tại Việt Nam, hợp tác với các chính quyền địa phương. Đơn cử, tại dự án “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, INSEE Ecocycle đóng vai trò là đơn vị thu gom và xử lý các vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật.

PV: Tại INSEE, rác thải được vận chuyển đến nhà máy và tham gia vào quá trình sản xuất xi măng thế nào, thưa ông?

Ông Bruno Fux: Chất thải nguy hại được thu gom và vận chuyển bởi INSEE Ecocycle theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các xe vận chuyển được cấp giấy phép vận chuyển các loại chất thải nguy hại, được trang bị các thiết bị ứng phó khẩn cấp (bình chữa cháy, bộ dụng cụ chống tràn đổ) và GPS giúp nhân viên INSEE Ecocycle và khách hàng dễ dàng kiểm tra, theo dõi việc vận chuyển chất thải.

Đối với chất thải không nguy hại, khách hàng có thể tự vận chuyển hoặc thông qua các công ty vận chuyển khác để đưa chất thải đến các nhà máy của INSEE.

Nhà máy xi măng INSEE ở Hòn Chông (Kiên Giang) là nơi INSEE Ecocycle tiến hành quy trình tiền xử lý và đồng xử lý. Chất thải sau khi được phân loại, cắt nhỏ, sàng lọc, trộn và sấy khô sẽ được đưa vào lò để xử lý trong quá trình sản xuất clinker.

Với lợi thế là các đặc tính quy trình vốn có như nhiệt độ cao, ổn định (trên 2.000 độ C), thời gian lưu cháy dài, môi trường kiềm, công nghệ đồng xử lý của INSEE Ecocycle đã được Liên hợp quốc công nhận là giải pháp xử lý bền vững dành cho chất thải nguy hại.

Tất cả chất thải đều được hoàn toàn tiêu hủy. Năng lượng nhiệt thu hồi và các khoáng chất sẽ được trộn lẫn cùng clinker. Không có bất kỳ tàn dư nào sót lại, điều này trái ngược hoàn toàn với các lò đốt chất thải thông thường khác là tạo ra 30% tro bay cần phải được xử lý thêm.

PV: Vậy ông đánh giá thế nào về vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động đồng xử lý của INSEE?

Ông Bruno Fux: Chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập khung pháp lý và thực thi. Họ hiểu rằng đồng xử lý đóng góp cho giải pháp quản lý chất thải bền vững nếu được thực hiện đúng cách nên rất ủng hộ việc này.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Nga (Thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load