Chủ nhật 23/02/2025 13:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

11:34 | 29/02/2024

(Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Nghị quyết nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng bộ máy chính quyền thành phố gọn nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt hơn, cơ quan hành chính tích cực, chủ động điều hành, giải quyết kịp thời và hiệu quả những vấn đề cấp bách ở địa phương; góp phần tích cực vào việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội còn chậm so với kế hoạch, một số cơ chế tuy đã được thực hiện nhưng hiệu quả còn thấp, một số cơ chế chính sách chưa được quy định cụ thể hoặc đang phải chờ văn bản hướng dẫn nên triển khai chậm. Bối cảnh thực tế hiện nay thành phố cần phải sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2023 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách mới, nhằm khắc phục những thách thức mới đối với sự phát triển của thành phố trong thời gian tới là cần thiết.

Việc xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2023 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 như mục tiêu đã đặt ra.

2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 34 chính sách cụ thể

Các nội dung của chính sách trong đề cương dự thảo Nghị quyết được xây dựng theo 02 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 34 chính sách cụ thể, bao gồm:

- Nhóm 1: Chính sách về tổ chức mô hình chính quyền đô thị của thành phố Đà Nẵng (08 chính sách).

- Nhóm 2: Các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng được đề xuất thực hiện thí điểm (26 chính sách), bao gồm: Chính sách về quản lý đầu tư (04 chính sách); Chính sách về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, hải quan (05 chính sách); Chính sách về quy hoạch, đô thị và tài nguyên, môi trường (06 chính sách); Chính sách về thu hút nhà đầu tư chiến lược (01 chính sách); Chính sách về vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (08 chính sách); Chính sách về tiền lương, thu nhập (02 chính sách).

Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng kể từ ngày 01/7/2026

Dự thảo đề xuất chính sách: Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng kể từ ngày 01/7/ 2026.

Mục tiêu của chính sách là xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng theo hướng tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo sự linh hoạt, thông suốt trong quá trình vận hành, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo hướng năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới.

Đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị; huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy việc hình thành đô thị văn minh, hiện đại.

Thành lập Sở An toàn thực phẩm

Dự thảo cũng đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng. Việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố sẽ giúp UBND thành phố triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, tham gia giám sát, truy xuất nguồn gốc tại các chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ ngày càng được nâng cao, tăng chất lượng hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Nâng cao nhận thức, sự quan tâm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ. Tập trung đầu mối thanh tra, kiểm tra thuận lợi cho người dân khi chỉ có một cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra cơ sở với tần suất theo quy định, tránh chồng chéo và tình trạng mỗi năm một cơ sở, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tạo sự thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính, cấp phép mà trước đây phân cấp cho 03 Sở, tạo sự thuận lợi, nhất quán, đồng bộ từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép, quản lý, hậu kiểm, thanh tra... các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các cơ sở dịch vụ ăn uống cũng như giám sát mối nguy, quản lý chất lượng thực phẩm.

Lê Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nỗ lực vì mục tiêu gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô

    Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua “sáng - xanh - sạch - đẹp” đã và đang được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thành phố Hà Nội tích cực thực hiện, với mục tiêu: Gọn nhà, sạch phố, đẹp Thủ đô. Qua đó, chất lượng môi trường ở nhiều khu dân cư đã cải thiện, các tuyến phố văn minh, hiện đại ngày càng nhiều hơn.

  • Bình Dương: Phấn đấu đưa Bàu Bàng lên thị xã vào cuối 2026

    (Xây dựng) – Với lợi thế về dư địa không gian phát triển mới, huyện Bàu Bàng cần năng động, sáng tạo trong các mục tiêu để đáp ứng đủ các tiêu chí và trở thành thị xã chậm nhất vào cuối năm 2026.

  • KOICA triển khai dự án thành phố văn hóa và du lịch thông minh tại thành phố Huế

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng thành phố Huế văn hóa và du lịch thông minh do KOICA tài trợ, với mục tiêu xây dựng cơ sở thông tin du lịch thông minh, góp phần đảm bảo một hệ thống quản lý có tính nhất quán và sử dụng thông tin văn hóa và du lịch giữa các tổ chức địa phương.

  • Bắc Ninh lên kế hoạch thành lập Thành phố trực thuộc trung ương

    (Xây dựng) - Tỉnh Bắc Ninh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, Bắc Ninh đã đạt được nhiều tiêu chí để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Yên Bái: Thị trấn Mậu A đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Ngày 20/02, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Nguyễn Cao Viên đã chủ trì Hội nghị thẩm định Đề án đề nghị công nhận thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là đô thị loại IV.

  • Thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến tổng nhu cầu vốn khoảng hơn 74 nghìn tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư công gần 40 nghìn tỷ và vốn ngoài ngân sách hơn 34 nghìn tỷ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load