Thứ hai 25/11/2024 18:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đà Nẵng: Xây dựng kế hoạch tài chính giai đoạn 2021 - 2025

12:44 | 03/01/2021

(Xây dựng) - Theo Nghị quyết của HĐND thành phố khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021, Kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 09/12/2020 về kế hoạch tài chính 5 năm địa phương giai đoạn 2021 - 2025 của thành phố, Đà Nẵng sẽ thực hiện huy động, phân phối, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính ngân sách, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách Nhà nước; Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, đảm bảo chính sách an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, kiểm soát bội chi ngân sách Nhà nước, nợ chính quyền địa phương.

da nang xay dung ke hoach tai chinh giai doan 2021 2025
Trong giai đoạn tới, Đà Nẵng sẽ giảm chi thường xuyên cho ngân sách, tăng nguồn lực cho chi đầu tư và thực hiện chính sách an sinh xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh.

Mục tiêu đề ra: Phấn đấu tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn cả giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 139,8 nghìn tỷ đồng. Tăng thu nội địa bình quân khoảng 7 - 10%/năm. Tỷ trọng thu nội địa bình quân trên 80% tổng thu ngân sách Nhà nước.

Cơ cấu lại chi ngân sách địa phương theo hướng tích cực. Tổng chi ngân sách địa phương cả giai đoạn 2021 – 2025, không kể chi từ nguồn Trung ương bổ sung có mục tiêu, khoảng 97,5 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân trên 35% tổng chi ngân sách địa phương, tỷ trọng chi thường xuyên dưới 55% tổng chi ngân sách địa phương; bố trí dự phòng ngân sách, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính ở mức thích hợp để chủ động xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh…

Tổng chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 53,782 nghìn tỷ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản các dự án khoảng 53,032 nghìn tỷ đồng. Căn cứ tình hình thực tế, số bố trí chi đầu tư phát triển sẽ được HĐND xem xét, quyết định trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. Bảo đảm dư nợ vay chính quyền địa phương trong giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật; ưu tiên chi trả lãi, phí và nợ gốc vay chính quyền địa phương khi đến hạn.

Đối với kế hoạch vay, trả nợ 05 năm sẽ căn cứ nhu cầu huy động vốn đầu tư để chi cho các công trình trọng điểm, động lực của thành phố dự kiến mức vay bù đắp bội chi tối đa 6.981,8 tỷ đồng, bao gồm số vay lại Chính phủ vay nước ngoài để đầu tư các dự án theo các hiệp định đã ký kết trong giai đoạn trước. Dự kiến số trả nợ gốc trong kỳ là 116,11 tỷ đồng trả nợ vay lại Chính phủ vay nước ngoài để đầu tư dự án phát triển bền vững. Đến cuối năm 2025, dự kiến dư nợ vay chính quyền địa phương là 8.119,2 tỷ đồng bằng 100% hạn mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương.

Về dự báo rủi ro, sẽ thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đối với rủi ro có thể xảy ra đối với an toàn nợ công của địa phương. Nhất là trong trường hợp thu ngân sách địa phương trong giai đoạn đạt thấp, không đủ nguồn để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ đến hạn theo cam kết. Để phòng ngừa và xử lý rủi ro, hàng năm ưu tiên dành nguồn bội thu, tăng thu, tiết kiệm chi, kết dư ngân sách và các nguồn hợp pháp khác để trả nợ gốc đầy đủ, đúng hạn.

Tùy theo mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với từng khoản nợ, UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố quyết định phương án cơ cấu lại nợ chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công.

Để thực hiện kế hoạch tài chính giai đoạn 2021 - 2025, Đà Nẵng sẽ triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế đặc thù về tài chính - ngân sách theo quy định. Tiếp tục triển khai có hiệu quả những chủ trương, biện pháp của trung ương về cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.

Tăng cường các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chống chuyển giá; quản lý chặt chẽ hoàn thuế, xử lý, thu hồi nợ đọng thuế. Có giải pháp chỉ đạo, điều hành thu ngân sách phù hợp, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm. Quản lý chặt chẽ, khai thác có kế hoạch và hiệu quả, bền vững nguồn lực tài chính từ đất đai để tập trung vốn đầu tư cho những dự án cấp bách, trọng điểm, có tính kết nối, lan toả cao. Đẩy mạnh việc bán, cho thuê tài sản Nhà nước kể cả quyền khai thác sử dụng kết cấu hạ tầng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và tái tạo nguồn đầu tư cho ngân sách.

Tiếp tục thực hiện các chủ trương của Trung ương về cơ cấu lại đầu tư công. Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách Nhà nước, tài sản công. Xử lý kịp thời, đầy đủ những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân khi để xảy ra thất thoát, lãng phí, sử dụng ngân sách sai chế độ, chính sách.

Nguyễn Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hải Dương: Chủ tịch UBND tỉnh phê bình các đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hải Dương vừa có văn bản gửi các Sở, ngành, địa phương, chủ đầu tư các dự án trên địa bàn triển khai các giải pháp quyết liệt, hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

  • Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD

    (Xây dựng) - Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024.

  • Vĩnh Phúc: Phát triển công nghiệp xanh, đón đầu xu hướng đầu tư mới

    (Xây dựng) - Hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung phát triển mô hình các khu công nghiệp (KCN) xanh, KCN sinh thái thân thiện môi trường. Qua đó thu hút các dự án đầu tư mới, nhất là những dự án công nghệ cao, quy mô lớn và đón dòng vốn đầu tư xanh.

  • Bạc Liêu: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 49,77%

    (Xây dựng) – Trước kết quả giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng đầu năm 2024 thấp, UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện dự án, giải ngân tốt hơn và chuyển vốn từ dự án chậm sang dự án có khả năng giải ngân tốt hơn.

  • Bình Dương: Mục tiêu tăng trưởng GRDP đến 8,5% vào năm 2025

    (Xây dựng) – Năm 2024, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đạt nhiều chuyển biến tích cực, tạo tiền đề cho mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8 - 8,5% vào năm 2025. Chính quyền tỉnh đang tăng cường các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường đầu tư.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chấm dứt dự án đầu tư BT Nhà thi đấu Phan Đình Phùng

    (Xây dựng) - Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Thông báo số 1118 về kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đối với đề xuất của Tổ công tác về dự án Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng).

Xem thêm
  • Những cổ phiếu bất động sản nào tiềm năng khi thị trường sôi động trở lại?

    (Xây dựng) - Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán VietCap (VCI) đã chỉ ra những mã bất động sản tiềm năng khi thị trường sôi động trở lại.

    15:21 | 25/11/2024
  • 10 tháng của năm 2024: "Điểm sáng" đầu tư trực tiếp nước ngoài

    Chính phủ xác định mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng tối đa nhằm đưa nền kinh tế vượt qua mức thu nhập trung bình càng sớm càng tốt. Trong các động lực quan trọng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã thu về những kết quả khả quan trong 10 tháng qua, trở thành điểm sáng đáng ghi nhận, hứa hẹn góp phần xứng đáng, kích đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 ở mức cao hơn 7% như định hướng phấn đấu…

    14:57 | 24/11/2024
  • Hà Tĩnh: Thành lập Tổ công tác rà soát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn

    (Xây dựng) - UBND thành phố Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2747/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác rà soát các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.

    08:01 | 24/11/2024
  • Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn nước rút

    10 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công tại một số địa phương đạt thấp, nhất là các địa phương được giao kế hoạch vốn lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh (mới đạt gần 40%), đã ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước. Thời gian còn lại không nhiều, đòi hỏi sự vào cuộc và quyết tâm cao hơn của các địa phương để hoàn thành mục tiêu giải ngân trong năm nay.

    07:41 | 24/11/2024
  • Dung Quất cần nguồn lực đầu tư hạ tầng

    (Xây dựng) - Dung Quất được đánh giá là một trong những Khu kinh tế thành công bậc nhất cả nước. Thế nhưng, hạ tầng chắp vá, dở dang và không đồng bộ tại đây đang làm nản lòng nhà đầu tư, kìm hãm sự phát triển.

    07:31 | 24/11/2024
  • Quảng Nam: Bị xử lý về việc hủy hoại rừng, Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng xin hoàn thành dự án Thủy điện Tr’Hy

    (Xây dựng) – Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh đến các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; UBND các huyện: Tây Giang, Đông Giang và các cơ quan liên quan rà soát, xem xét nội dung kiến nghị của Công ty Cổ phần Tài chính và Phát triển Năng lượng sau khi doanh nghiệp này có báo cáo, xin tháo gỡ khó khăn, vướng mắc dự án Thủy điện Tr’Hy.

    20:03 | 23/11/2024
  • Nhà Thủ Đức (Thuduc House) bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng mỗi tháng

    (Xây dựng) - Hàng tháng, nhằm truy thu số tiền 365,5 tỷ đồng hoàn thuế chậm nộp, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh gửi quyết định cưỡng chế bằng hình thức trích từ tài khoản của Thuduc House gần 100 tỷ đồng.

    19:53 | 23/11/2024
  • Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia Chương trình thỏa thuận tự nguyện về tiết kiệm năng lượng

    (Xây dựng) - Năm 2023, 04 doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất thép, vật liệu xây dựng và chế biến gỗ đã tham gia vào Chương trình thỏa thuận tự nguyện về tiết kiệm năng lượng (Chương trình VAS) trong khuôn khổ Chương trình đối tác hợp tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch giai đoạn 2020 -2025 (Chương trình DEPP3) do Bộ Công Thương cùng với Cục Năng lượng Đan Mạch, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam triển khai thực hiện.

    19:52 | 23/11/2024
  • Bình Định thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Bình Định xác định phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu chung của quốc gia. Tỉnh tập trung đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp ưu tiên như: điện tử, cơ khí trọng điểm, sản xuất linh kiện ô tô, dệt may, da giầy, chế biến gỗ, hóa chất và dược phẩm, công nghiệp công nghệ cao.

    18:12 | 23/11/2024
  • Phát triển khu công nghiệp xanh để tăng cơ hội đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Sự phát triển của các khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như phát triển bền vững các khu công nghiệp sẽ góp phần đáng kể vào việc hiện thực hóa các cam kết hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (NetZero) vào năm 2050, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và đặc biệt là tăng cơ hội đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

    18:06 | 23/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load