(Xây dựng) - Với kinh nghiệm của một đơn vị đã và đang triển khai công trình xanh, ông Đỗ Hữu Nhật Quang - Giám đốc kinh doanh GreenViet cho biết: Hiện Công ty có 25 kỹ sư và kiến trúc sư, có các bộ môn liên quan đến công trình có khả năng làm việc với các bên liên quan trong dự án, đang thực hiện khoảng 200 dự án. Một trong những bối cảnh vừa qua là Covid-19 cũng tạo cơ hội cho công trình xanh, trong thời gian giãn cách mọi người bắt đầu quan tâm đến sức khỏe. Chủ đầu tư quan tâm tới giải pháp, họ bắt đầu rà soát lại các điều kiện của công trình có đảm bảo phòng, chống dịch hay không?
Chuyên gia Đỗ Hữu Nhật Quang nói về các chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam. |
Khi một doanh nghiệp thực hiện công trình xanh thì đồng nghĩa với thực hiện phát triển bền vững. Hiện nay, đã có những công trình xanh, chủ đầu tư tiên phong, giúp cho mọi người nhận thấy chi phí, lợi ích của công trình xanh đã được kiểm chứng. Hiện nay đã xuất hiện chuỗi công trình xanh.
Sự cạnh tranh giữa các chủ đầu tư đã xuất hiện. Với sự quan tâm của các cơ quan Nhà nước, thể hiện cụ thể là việc tổ chức tuần lễ công trình xanh với nội dung có ý nghĩa doanh nghiệp mong rằng đây là hoạt động thường niên.
Tuy nhiên về khó khăn trong quá trình thực tiễn, ông Quang nhận xét: Các chủ đầu tư lớn chưa sẵn sàng thực hiện dự án công trình xanh. Bên cạnh đó, tư vấn thiết kế chưa quan tâm đúng mức, họ chưa nhìn thấy tương lai sáng lạn của việc áp dụng công trình xanh. Hiện số lượng công trình xanh đang rất ít. Và chi phí tư vấn chưa đầy đủ, khi tham gia vào dự án như thế vô tình làm cho chủ đầu tư còn đắn đo. Đồng thời cần sự quyết liệt hơn nữa từ cơ quan Nhà nước về các chính sách đối với công trình xanh.
Theo ông Quang, chúng ta cần tập trung vào giải pháp: Tư vấn thiết kế tập trung thuyết phục chủ đầu tư (lớn), nhà thầu bắt buộc phải chạy theo công trình xanh, sẽ có nhiều công trình xanh sau dự án đầu tiên; có thể có nhiều phòng ban liên quan đến việc thực hiện công trình xanh để có thể đưa ra quyết định có làm công trình xanh. Có thể có nhiều đối tác bên ngoài chủ đầu tư liên quan thực hiện công trình xanh.
Đối với cơ chế ưu đãi công trình xanh: Nếu ngân sách có hạn thì mỗi chủ đầu tư được hưởng ưu đãi 01 công trình đầu tiên. Tiêu chí chọn lựa công trình xanh ưu đãi quy mô vừa đến lớn và đơn vị tư vấn nên tham gia từ đầu dự án. Mạnh dạn thử nghiệm công trình vốn ngân sách. Chi phí tăng thêm do công trình xanh sẽ làm cho công trình tốt hơn.
PGS.TS Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường phát biểu khai mạc tọa đàm. |
Về giải pháp dài hạn: Một là Bộ Xây dựng chủ trì hành động liên bộ, Bộ Công Thương cần san sẻ ngân sách từ việc giảm đầu tư nhà máy điện và truyền tải. Để phát triển lâu dài cần đưa nội dung về phát triển bền vững các công trình vào đào tạo ở các cấp học. Bộ Giao thông vận tải phối hợp đưa ra các tuyến giao thông công cộng. Hai là tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách ưu đãi, công trình xanh phải linh hoạt, theo thời gian, địa lý, nghiên cứu các hình thức ưu đãi không dùng đến tiền, hạn chế việc “tận dụng” ưu đãi cần phải tỉnh táo khi đưa ra ưu đãi. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện công trình xanh ở các nước.
Bà Lâm Thị Thanh Mẫu - Công ty Địa ốc Phúc Khang chia sẻ: Kể từ khi tham gia vào công trình xanh, chúng tôi đã xây dựng được một thương hiệu giá trị. Mặc dù mức đầu tư cho dự án có tăng lên, mức lợi nhuận có bị giảm xuống nhưng đến nay việc giá trị dự án đã tăng lên 175% cho thấy hướng lựa chọn của chúng tôi hoàn toàn đúng đắn. Qua thực tiễn, rất cần sự hỗ trợ về tài chính để đồng bộ Luật, đưa Luật vào cuộc sống. Công trình xanh là một quá trình, để thực hiện công trình xanh cần giáo dục hành vi xanh. Nếu các cơ quan ban ngành cùng ủng hộ tiêu dùng xanh chắc chắn sản phẩm xanh sẽ được phát triển, tạo năng lượng tích cực.
Ông Nguyễn Thanh Hải - Chủ tịch Công ty Hóa dầu công nghệ cao HI-PEC đề xuất: Cần tập hợp toàn bộ lực lượng doanh nghiệp để thực hiện chính sách. Hiện cần một cơ chế để triển khai các công trình hiệu quả năng lượng. Từng ngành, từng Bộ cần đưa ra một quy chuẩn xanh. Một trong những chính sách để phát triển là cần đưa ra tiêu chuẩn xanh, qua đó để doanh nghiệp áp dụng đồng bộ.
Các diễn giả tham luận tại tọa đàm. |
Theo ông Đào Xuân Lai - Trưởng phòng Biến đổi khí hậu và môi trường Liên hợp quốc (UNDP Việt Nam): Việc triển khai các dự án công trình xanh, các dự án tiết kiệm năng lượng được UNDP thực hiện tại Việt Nam đã mang lại lợi nhuận từ năm thứ 6 áp dụng. Tuy nhiên, người dân vẫn chưa phải là đối tượng hưởng lợi nhiều, UNDP sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan tại Việt Nam để nâng cao mức độ hưởng lợi cho các đối tượng này. Thời gian tới, UNDP sẽ tiếp tục ưu tiên hơn nữa để Việt Nam nâng cao tỷ lệ tiết kiệm năng lượng đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.
Lê Mỹ - Kim Oanh
Theo