Thứ ba 16/04/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chính sách phát triển đô thị xanh, công trình xanh và công trình hiệu quả năng lượng

14:59 | 11/12/2020

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của tọa đàm diễn ra sáng 11/12 tại Hà Nội. Sự kiện nằm trong hoạt động của Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020 do Bộ Xây dựng phối hợp với UNDP tổ chức (từ ngày 9 – 11/12/2020).

chi nh sa ch pha t trie n do thi xanh cong tri nh xanh va cong tri nh hie u qua nang luo ng
Các diễn giả tham luận tại tọa đàm.

Đây là hoạt động đối thoại chính sách giữa Bộ Xây dựng, các Bộ ngành cùng các bên liên quan trong thị trường xây dựng như các cơ quan quản lý, chủ đầu tư, hội chuyên môn, tổ chức tài chính, tổ chức đánh giá chứng nhận công trình xanh – những chủ thể đã và đang nỗ lực phối hợp nhằm chuyển đổi thị trường xây dựng Việt Nam xanh hơn, tốt hơn, có trách nhiệm với môi trường và hệ sinh thái hơn. Đối thoại bao gồm chia sẻ các cơ hội, rào cản và những định hướng chính sách cụ thể, hiệu quả nhằm tạo đà cho sự cất cánh của thị trường xây dựng xanh của Việt Nam. Trong phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Ngọc Anh đã nhấn mạnh định hướng phát triển năng lượng của Việt Nam. Tuần lễ công trình xanh là sự kiện quan trọng của Bộ Xây dựng trong phát triển đô thị công trình xanh, công trình tiết kiệm năng lượng, các bài toán về cơ chế tài chính xanh

Thông qua tọa đàm, Bộ Xây dựng kỳ vọng cập nhật các chính sách về công trình xanh của các Bộ ngành. Qua đó, các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có cơ hội đến gần hơn với thực tiễn, các doanh nghiệp cũng có cơ hội đề xuất những giải pháp để phát triển công trình xanh.

Thời gian vừa qua, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng) đã có những đề xuất về tiết kiệm năng lượng, cho thấy những lợi ích thu được kéo dài trong nhiều năm sau. Một số doanh nghiệp đi đầu trong công trình xanh như: Phúc Khang, Daikin…

Ông Hoàng Việt Dũng - Vụ Tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương) đánh giá: Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng GDP tăng trung bình. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam giảm từ 1 - 1,5% theo Nghị quyết của Đại hội Đảng khóa XII. Việt Nam cam kết cắt giảm 8% mức tiêu thụ năng lượng.

Hiện nay ở Việt Nam, Chính phủ đã sớm xác định tầm quan trọng của sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Năm 2010, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã ra đời, đây là căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai các hoạt động về tiết kiệm năng lượng.

Triển khai thực hiện Luật Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng đã dự thảo và trình Chính phủ hàng loạt các văn bản dưới Luật, gồm Nghị định, hệ thống Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật. Bên cạnh đó, thông qua Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, từ 2009 đến nay, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được xác định là nguồn năng lượng đầu tiên trong đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam. Bên cạnh đó, các Bộ ban ngành đã có các Thông tư, định mức về tiêu thụ năng lượng: Nhựa, sắt thép, giấy và bột giấy, mía đường…

Bộ Công Thương đã triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng có hiệu quả. Giai đoạn I tiết kiệm 3,4%, đến giai đoạn II đã tăng được 5,6%. Chương trình cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể: giảm tổn thất điện năng dưới 6%, tiêu hao năng lượng trong các ngành công nghiệp nâng tỷ lệ tiết kiệm năng lượng trên tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng so với kịch bản phát triển bình thường đạt khoảng 7% vào năm 2030 và khoảng 14% vào năm 2045.

Chương trình đặt mục tiêu phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng trong nước, phục vụ cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu tấn dầu quy đổi (TOE), đến năm 2045 đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỷ kWh. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160 - 190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420 - 460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375 - 410 kgOE/1.000 USD GDP.

chi nh sa ch pha t trie n do thi xanh cong tri nh xanh va cong tri nh hie u qua nang luo ng
Ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng phát biểu tại tọa đàm.

Ông Nguyễn Công Thịnh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây dựng cho biết: “Đối với bối cảnh của ngành Xây dựng những năm vừa qua cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước trung bình từ 6 - 7%, thì tốc độ đô thị hóa được coi là nhanh. Hàng năm, tốc độ đô thị hóa tăng thêm, đến năm 2020 dự kiến tăng thêm 40%. Điều này gây áp lực đến đầu tư hạ tầng để đáp ứng được yêu cầu của người dân, của xã hội và của sự phát triển kinh tế, đặc biệt tại các đô thị lớn trong cả nước.

Tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng và dân dụng với số lượng các công trình nhà cao tầng, số lượng đô thị, số hộ gia đình xây dựng nhà kiên cố tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực xây dựng và dân dụng ngày càng tăng. Điều này gây áp lực đến nguồn cung về năng lượng.

Cách đây 10 - 15 năm, việc tiếp cận các sản phẩm công nghệ có tính năng tiết kiệm năng lượng là tương đối khó khăn, giá thành đắt. Ví dụ, đèn led là một trong những thiết bị tiết kiệm năng lượng nhưng đến nay nó là nguồn sáng thông thường, không đủ tiêu chí đánh giá công trình xanh nữa.

Như vậy, thấy rằng sự phát triển công nghệ nhanh tạo áp lực cho chúng ta đầu tư công trình xanh. Về tác nhân hay động lực thúc đẩy việc tiết kiệm năng lượng, thứ nhất là cam kết của Chính phủ về bảo vệ môi trường và giảm thiểu rác thải, mạnh mẽ đầu tư đổi mới công nghệ cũng như có giải pháp giảm tác hại nhà kính.

Trở lại phát triển công trình xanh ở Việt Nam, không phải công trình dân dụng mà là nhà máy có hàng xuất khẩu đi các nước. Áp lực nữa là cạnh tranh sản phẩm bán ra thị trường và cạnh tranh giá. Đây là một trong những xu thế để phát triển công trình xanh. Ngoài ra còn có áp lực từ phía người dân, bởi nhận thức của người dân càng ngày tăng lên, yêu cầu về chất lượng cuộc sống, tiên nghi tốt hơn. Vì vậy, yêu cầu thúc đẩy các chủ đầu tư nghiên cứu những công trình vừa đảm bảo về chất lượng vừa đảm bảo thân thiện với môi trường là tất yếu.

Quay lại những người làm chính sách, các Bộ ngành, Chính phủ phải nghiên cứu các quy định của pháp luật như: Luật Năng lượng tiết kiệm hiệu quả, chiến lược công trình xanh, Luật Bảo vệ môi trường… Tuy chúng ta có quy chuẩn nhưng đối với công trình về hiệu quả năng lượng hiện còn thiếu bộ tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá chứng nhận công trình hiệu quả năng lượng.

Về định nghĩa công trình xanh, đó là các công trình được thiết kế, xây dựng và vận hành đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tiết kiệm tài nguyên đảm bảo tiện ích, chất lượng môi trường bên trong công tình bảo vệ môi trường bên ngoài công trình.

Thực tế, số lượng công trình xanh có vốn đầu tư công rất ít. Hơn 150 công trình xanh hầu hết có vốn đầu tư nước ngoài và công trình tư nhân. Bên cạnh niềm vui là khối tư nhân tham gia, thì tại sao công trình công rất nhiều nhưng công trình xanh tương đối ít? Đây là vấn đề chúng ta cần phải suy nghĩ và tìm định hướng phát triển trong thời gian tới.

chi nh sa ch pha t trie n do thi xanh cong tri nh xanh va cong tri nh hie u qua nang luo ng
Các đại biểu tham gia tọa đàm.

Định hướng chính sách thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng công trình xanh. Nghiên cứu, văn bản pháp luật, đề xuất sửa đổi, luật nhằm quy định và có chính sách cụ thể để thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh. Nghiên cứu hướng dẫn nội dung về phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh theo hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, Nghị định quản lý dự án; khuyến khích sử dụng vật liệu không nung, vật liệu thân thiện môi trường.

Về tín dụng xanh: Huy động sự tham gia của ngân hàng và các tổ chức tín dụng lãi suất vay đối với công trình xanh có thể thấp hơn 1 - 2% lãi suất thương mại thông thường. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật cho chủ dự án, về việc thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình xanh. Cùng với đó là tập huấn, truyền thông, nâng cao nhận thức tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về công trình xanh.

chi nh sa ch pha t trie n do thi xanh cong tri nh xanh va cong tri nh hie u qua nang luo ng
Ông Bùi Tiến Hùng - Phó Tổng Giám đốc Ecopark phát biểu tại tọa đàm.

Chia sẻ kinh nghiệm tại tọa đàm, ông Bùi Tiến Hùng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Hưng, chủ đầu tư khu đô thị Ecopark cho biết: “Ecopark với định hướng phát triển đô thị xanh, đã có nghiên cứu quy hoạch tổng thể phân bổ các công trình và mật độ cây xanh để có không gian thông thoáng. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông cũng được phát triển phân bổ dài đều. Hệ thống mặt nước cũng được phân bổ hợp lý cho toàn dự án, tận dụng tối đa hướng gió Đông Nam, tận dụng các thiết bị phù hợp để đưa vào sử dụng. Công trình Aquabay tại Ecopark được áp dụng hạn chế các căn hộ dùng kính, ưu tiên sử sụng các lớp chống nóng, sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng. Từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn xây dựng, đưa vào vận hành đã cắt giảm được 30% CO2 cho công trình này.

Ecopark hiện đang tiếp tục duy trì và phát triển công trình xanh, mặc dù chi phí đầu tư làm giảm cạnh tranh về giá, chi phí vận hành giảm tuy nhiên chưa có hỗ trợ của cơ quan quản lý.

Tại buổi tọa đàm, ông Bùi Tiến Hùng cũng đưa ra kiến nghị, cần có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh đánh giá cho quy trình phát triển xanh từ lựa chọn địa điểm, quy hoạch, thiết kế đến vận hành công trình xanh.

Lê Mỹ - Kim Oanh (Ảnh: Hoàng Sơn)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load