Chủ nhật 23/06/2024 09:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

07:39 | 16/06/2024

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 7/6/2022, đã đưa ra lộ trình, định hướng phát triển với các mục tiêu cụ thể về tái chế rác thải, chất thải nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, mang lại các lợi ích kinh tế.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao trách nhiệm cụ thể về xây dựng cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương.

Để cùng nhìn nhận rõ hơn về tiến trình xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm hiện thực hoá đề án quan trọng này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi ông Nguyễn Tiến Huy, Giám đốc Văn phòng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Cơ chế thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Tổ hợp nhà máy điện gió kết hợp điện mặt trời trên địa bàn huyện Thuận Nam (Ninh Thuận). Ảnh: Huy Hùng/TTXVN

Thưa ông, sau gần 2 năm Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được phê duyệt, đâu là những bước tiến quan trọng trong phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam?

Quyết tâm và tư duy mở hướng mạnh mẽ tới khía cạnh “kinh tế” trong kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa quan trọng, từ đó hướng cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn theo hướng tổng thể thống nhất, trên cả bình diện quốc gia, cùng với việc định hướng xây dựng một hệ thống khung khổ chính sách, pháp lý và tiêu chí hoàn chỉnh.

Các nhóm chính sách quan trọng đang được các bộ ngành vào cuộc mạnh mẽ, đẩy mạnh hoàn thiện như chính sách ưu đãi thuế; chính sách đất đai; chính sách phân loại xanh; chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ; chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, không nên thực hiện đại trà, đồng nhất cho cả nền kinh tế, nếu đã xác định một số lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm (như nông nghiệp, năng lượng, vật liệu xây dựng), Việt Nam có thể triển khai sớm, có tính dẫn dắt, tạo tác động và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhanh và rõ ràng.

Thêm vào đó, với nền kinh tế có nhiều ngành nghề vẫn sử dụng nhiều tài nguyên, Việt Nam tiến hành chuyển đổi theo hướng kinh tế tuần hoàn đã mang lại nhiều cơ hội đa dạng hóa kinh tế và tiếp cận các thị trường có giá trị cao hơn. Thông qua hợp tác quốc tế, Việt Nam đã bước đầu tiếp cận, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nhiều công nghệ xanh đã được doanh nghiệp trong nước mạnh dạn học hỏi, tiếp nhận chuyển giao.

Từ thực tế triển khai Đề án, theo ông đâu là các khó khăn, thách thức chủ yếu trong việc phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam?

Việt Nam phát triển kinh tế tuần hoàn để thể hiện trách nhiệm quốc gia tại các cam kết bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), hỗ trợ doanh nghiệp giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, mở rộng chuỗi cung ứng. Đồng thời tạo thị trường, cơ hội việc làm mới, tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng toàn cầu đang có dấu hiệu đứt gãy do bất ổn kinh tế, chính trị, thiên tai, dịch bệnh trên thế giới thời gian qua.

Tuy nhiên, nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến năng lực nội tại của doanh nghiệp, nhân tố động lực cho phát triển kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, hoạt động không đều trên các lĩnh vực, ngành nghề, trình độ quản trị và công nghệ còn kém, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác... dẫn đến khó có thể tự vận hành hiệu quả được đầy đủ hoạt động có tính chu kỳ của mô hình kinh tế tuần hoàn, cần sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp. Đa số mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay có tính chất đơn lẻ, rời rạc, vòng nhỏ, hiệu quả chưa cao, chưa phát triển rộng cũng như chưa tận dụng tối đa các nguồn lực của nền kinh tế.

Thêm nữa, doanh nghiệp Việt thiếu động lực để chuyển sang mô hình kinh tế tuần hoàn, nhất là khi mối liên kết sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thu hồi, tái chế sản phẩm... ở trong nước còn yếu. Việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi doanh nghiệp đang vận hành tốn nhiều chi phí để thiết kế lại hoạt động, mua công nghệ, đào tạo lại nhân lực, thay đổi đối tác.... Điều này làm giảm động lực chuyển đổi của doanh nghiệp.

Mặt khác, nhận thức về kinh tế tuần hoàn nói chung và mô hình kinh doanh tuần hoàn nói riêng còn hạn chế đối với doanh nghiệp, người dân. Việc tiếp cận thông tin, công tác tuyên truyền, chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm về những mô hình kinh doanh tuần hoàn còn hạn chế. Khung chính sách khuyến khích, hỗ trợ và pháp lý cho các yếu tố của kinh tế tuần hoàn, lĩnh vực cụ thể có tiềm năng ứng dụng kinh tế tuần hoàn chưa đầy đủ, các văn bản, nội dung còn thiếu hệ thống, cụ thể, tính đồng bộ và ổn định thấp.

Thưa ông, đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam có nhấn mạnh đến đối thoại công-tư và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế tuần hoàn. Vậy ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Trong các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể có tăng cường đối thoại công – tư về phát triển kinh tế tuần hoàn, trên cơ sở phát huy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Chính phủ cần tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, vướng mắc của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ phù hợp hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ, hỗ trợ ở mức độ phù hợp. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế phải là sự tăng trưởng bền vững, đồng hành với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên. Chính phủ cần có các cuộc đối thoại giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp về khung khổ chính sách để kịp thời đưa ra những điều chỉnh linh hoạt, phù hợp.

Thưa ông, nhiều chuyên gia cho rằng việc sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải có bước đột phá về nhận thức trong đầu tư, quản lý mà còn đòi hỏi phải có một nguồn lực tài chính đủ mạnh. Vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Việc chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn đòi hỏi doanh nghiệp vận hành tốn nhiều chi phí để thiết kế lại hoạt động, kết nối với doanh nghiệp trong chuỗi, mạng lưới sản xuất nhằm đảm bảo một chu trình khép kín, mua công nghệ, đào tạo nhân lực, thay đổi đối tác... Đây là những cản trở lớn không chỉ ở khâu sản xuất mà còn ở khâu phân phối và tiêu thụ sản phẩm, trong khi sản phẩm từ mô hình kinh tế tuần hoàn hiện vẫn khó cạnh tranh về chất lượng, giá cả, mẫu mã... so với sản phẩm sử dụng nguyên liệu thô. Điều này làm giảm động lực chuyển đổi của doanh nghiệp. Vì vậy cần có những chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng xanh dành cho doanh nghiệp.

Đổi lại, doanh nghiệp cũng cần có sự nhìn nhận, tiếp cận vấn đề theo hướng tích cực hướng đến mục tiêu mở ra thị trường mới tiềm năng có giá trị cao, nâng cao sức cạnh tranh, động lực nâng cao chất lượng quản trị, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới.

Theo Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Vậy khi nghị định này được thông qua sẽ có tác động gì đến việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, thưa ông?

Kinh tế tuần hoàn gắn với tư duy thiết kế mới, có ứng dụng đổi mới sáng tạo và liên quan đến nhiều mảng chính sách khác nhau, vì vậy cách tiếp cận truyền thống để hoàn thiện các nội dung chính sách liên quan chưa đủ. Thêm nữa, tác động của chính sách luôn có độ trễ, do đó, cơ quan quản lý không nên tiếp cận dàn trải mà cần có những chính sách thúc đẩy mang tính đột phá, kịp thời cho một số lĩnh vực ưu tiên, có tính tác động và mang lại lợi ích lớn, rõ ràng.

Nghị định đã đề xuất tập trung thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở các ngành, lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng và vật liệu xây dựng. Những ngành này tạo không gian đủ rộng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đề xuất phát triển các dự án kinh tế tuần hoàn gắn với liên kết đầu vào - đầu ra giữa các ngành, ứng dụng đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ, tăng lợi nhuận, giá trị gia tăng và năng suất. Các ngành này cũng cần động lực lớn từ mô hình kinh tế tuần hoàn để nhanh chóng tái cơ cấu và phục hồi tăng trưởng hiệu quả trong thời gian tới.

Là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI có các đề xuất chính sách và cơ chế hỗ trợ như thế nào để thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam, thưa ông?

Là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp ở Việt Nam, VCCI đã tham gia xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, Hội đồng Chính sách Trách nhiệm Mở rộng của Nhà sản xuất… 10 năm trước, thông qua các hoạt động quan hệ quốc tế, khảo sát thị trường, hội nghị, hôi thảo và đào tạo, VCCI đã chia sẻ, phổ biến những mô hình kinh doanh tuần hoàn tới cộng đồng doanh nghiệp; nghiên cứu về năng lực áp dụng kinh tế tuần hoàn trong một số lĩnh vực cụ thể như ngành hàng tiêu dùng nhanh; nghiên cứu đề xuất xây dựng sàn giao dịch vật liệu thứ cấp...

Trong lĩnh vực phát triển bền vững, VCCI cũng đã thành lập Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững; xây dựng và hoàn thiện Bộ Chỉ số bền vững áp dụng cho cấp độ Doanh nghiệp như một bộ công cụ giúp doanh nghiệp thực hành kinh doanh bền vững, lồng ghép các khung tiêu chí ESG.

Xin cảm ơn ông!

Theo Thùy Linh/TTXVN (thực hiện)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Liên Hà Thái - Khu công nghiệp xanh kiểu mẫu: Điển hình thu hút vốn đầu tư FDI

    (Xây dựng) - Thủ tướng Phạm Minh Chính hai lần về thăm và làm việc tại KKT Thái Bình đã ghi nhận, gửi gắm niềm tin vào Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhà đầu tư xây dựng KCN Liên Hà Thái trở thành KCN đầu tàu, kiểu mẫu, thân thiện với môi trường, công nghệ cao hàng đầu ở vùng châu thổ sông Hồng, điển hình trong thu hút vốn đầu tư FDI.

    10:00 | 21/06/2024
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Bao giờ “đánh thức” tiềm năng?

    (Xây dựng) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng đầu cả nước về sản lượng lúa gạo, thủy sản và trái cây. Vùng này đóng góp 56% sản lượng lúa gạo (24,5 triệu tấn), 98% sản lượng cá tra (1,41 triệu tấn) và 60% các loại trái cây cả nước (4,3 triệu tấn), 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên thời gian dài, vùng được xem như là vùng trũng về kinh tế, giáo dục, y tế. Thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên cho vùng để phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Nhưng đến nay, tài nguyên về năng lượng sạch, cảng biển vẫn chờ chính sách.

    08:19 | 21/06/2024
  • Yên Bái: Hoàn thành lắp đặt tua bin Tổ máy 1, Nhà máy Thủy điện Thác Bà 2

    (Xây dựng) - Nhà máy Thuỷ điện Thác Bà 2 đã hoàn thành công tác lắp đặt tua-bin Tổ máy số 1. Đây là hoạt động thiết thực để chào mừng Lễ công bố huyện Yên Bình đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023; công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái đến năm 2040.

    08:18 | 21/06/2024
  • Giải ngân gói tín dụng 120 nghìn tỷ

    (Xây dựng) - Sau 1 năm triển khai, Chương trình gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng mới giải ngân chưa đến 1% nguồn vốn, do gặp nhiều vướng mắc như: Khả năng đáp ứng của chủ đầu tư về năng lực tài chính, tài sản bảo đảm, pháp lý dự án, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất…

    08:00 | 21/06/2024
  • Tự động hóa và năng lượng - Động lực cho sản xuất thông minh

    (Xây dựng) – Ngày 20/6, tại Bình Dương đã diễn ra Hội nghị Tự động hóa và năng lượng - Động lực cho sản xuất thông minh, với sự tham gia của các Sở, ngành tỉnh Bình Dương và Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (Kocham) và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

    23:14 | 20/06/2024
  • Vĩnh Phúc nỗ lực thu hút đầu tư FDI

    (Xây dựng) – Dòng vốn FDI vào tỉnh Vĩnh Phúc từ đầu năm đến nay vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh thu hút FDI trên toàn cầu suy giảm. Thực tế này cho thấy, Vĩnh Phúc vẫn là địa phương có sức hấp dẫn trong mắt của nhà đầu tư nước ngoài và phản ánh rõ nét môi trường đầu tư thuận lợi của tỉnh.

    19:52 | 20/06/2024
  • Hà Tĩnh: Cần chú trọng triển khai chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics và xuất khẩu theo tinh thần Nghị quyết

    (Xây dựng) – Nghị quyết số 113/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn trong 2024-2025 đã đưa ra 5 chính sách trong đó duy trì 2 chính sách và bổ sung 3 chính sách mới. Tuy nhiên, hiện nay công tác thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistics còn nhiều hạn chế, chưa khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế và hiệu quả còn thấp chưa đáp ứng được chính sách hỗ trợ mà Nghị quyết đề ra.

    19:44 | 20/06/2024
  • Bắc Giang: Tập trung cao cho giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Trong nửa đầu năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công của toàn tỉnh Bắc Giang mới đạt hơn 21% kế hoạch. Do đó, tỉnh Bắc Giang đang tập trung quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp để đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn trong giai đoạn cuối năm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

    19:41 | 20/06/2024
  • Bắc Giang: Tập trung thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Với nhiều khó khăn trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia khiến tỷ lệ giải ngân mới đạt 15,5% trong 6 tháng đầu năm, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương yêu cầu các cấp, ngành địa phương trong tỉnh cần quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.

    19:26 | 20/06/2024
  • Long An: GRDP tăng 5,26%, mức cao nhất từ năm 2021

    (Xây dựng) - Trong 6 tháng đầu năm 2024, GRDP của tỉnh Long An ước đạt 5,26%, đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm cao nhất kể từ năm 2021 đến nay.

    18:59 | 20/06/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load