Thứ sáu 26/04/2024 10:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021: Trước mắt là bảo vệ việc làm cho người lao động

09:46 | 05/11/2020

Liên quan đến việc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ không điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu vùng năm 2021, nhiều chuyên gia đồng tình với phương án này và cho rằng, bối cảnh hiện nay duy trì được việc làm cho người lao động (NLĐ) trong doanh nghiệp (DN) là quan trọng hơn hết.

chua tang luong toi thieu vung nam 2021 truoc mat la bao ve viec lam cho nguoi lao dong
Hiện tại, duy trì được việc làm cho NLĐ là quan trọng hơn hết. Ảnh: Hải Nguyễn

Đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Bộ LĐTBXH vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án chưa tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. Theo đó, năm 2020, Bộ được giao nhiệm vụ dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và giờ áp dụng cho năm 2021 để báo cáo Thủ tướng ký ban hành.

Nhiệm vụ này được giao khi chưa bùng phát dịch COVID-19, kinh tế-xã hội tiếp tục tăng trưởng tốt, nên có cơ sở để tăng lương tối thiểu vùng năm 2021. Tuy nhiên, Bộ LĐTBXH cho rằng, dịch COVID-19 bùng phát và lan rộng toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Dịch bệnh đã khiến tình hình kinh tế-xã hội trong nước bị tác động nghiêm trọng. 6 tháng đầu năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, thấp nhất so với cùng kỳ 10 năm qua.

Thị trường lao động bị tác động nghiêm trọng, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động bị sụt giảm mạnh. Số lao động mất việc làm tăng cao, có thể đến 30,8 triệu lao động bị ảnh hưởng do nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập. Đến nay, vẫn chưa thể dự báo được diễn biến dịch bệnh và tác động tới nền kinh tế.

Hội đồng Tiền lương quốc gia đã nhóm họp 2 lần để thảo luận về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho năm 2021 và đi đến thống nhất khuyến nghị là tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu hiện hành của năm 2020 cho tới hết năm 2021. Ngoài ra, Hội đồng Tiền lương quốc gia cũng đề xuất chưa ban hành mới về mức lương tối thiểu theo giờ để đồng bộ với phạm vi, đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu theo tháng.

Theo Bộ LĐTBXH, cơ quan này thống nhất với khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia về phương án lương tối thiểu năm 2021. Bộ cũng báo cáo Chính phủ cho phép chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng năm 2021, chưa quy định lương tối thiểu theo giờ. Chuyển sang thực hiện nghiên cứu tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm thích hợp của năm 2021, dự kiến quý III/2021.

Cần “nén” nhu cầu

Liên quan đến vấn đề trên, bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng thư ký Hiệp hội Da - giày - túi xách Việt Nam cũng đề nghị không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng trong năm 2021. Khi DN hoạt động ổn định thì lúc đó mới có điều kiện để tăng lương cho NLĐ.

Theo bà Xuân, dịch COVID-19 khiến DN phải dừng, giãn việc rất nhiều. DN thuộc hiệp hội bị ảnh hưởng từ 50%-70% việc làm, phải chuyển sang làm các hình thức khác để duy trì sản xuất và việc làm cho công nhân.

“Các DN lỗ, phải bỏ tiền ra vài tỉ đến vài chục tỉ đồng trả lương dừng, chờ việc cho NLĐ. Từ giờ đến tháng cuối năm vẫn chưa đánh giá được nhiều, trong khi đó các đơn hàng rất bếp bênh. Trước đây, đối tác xuống đơn hàng nhanh, có kế hoạch dài hơi nhưng giờ các đơn hàng chỉ được đặt cầm chừng. Trong khi đó, các đơn hàng cho năm sau chưa có” - bà Xuân nói.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) - cho biết, chưa nên tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021, bởi mục tiêu trước mắt hiện nay là bảo vệ việc làm cho NLĐ.

Hiện, các hoạt động sản xuất kinh doanh đang dần trở lại. Dù thị trường trong nước có hồi phục mà thị trường nước ngoài chưa, bà Hương cũng cho rằng, nền kinh tế nước ta phụ thuộc vào xuất nhập khẩu vẫn bị ảnh hưởng. Do đó, theo chuyên gia này, việc tăng lương tối thiểu vùng phải tính toán hài hòa quyền lợi của cả DN và NLĐ, cứu NLĐ nhưng cũng phải cứu cả DN.

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, nguyên Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia cho biết, dựa trên đàm phán giữa các bên, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã có khuyến nghị không điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng, lương tối thiểu vùng năm 2020 sẽ được duy trì đến năm 2021.

Ông Huân cho hay, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN, việc làm của NLĐ. Vì vậy, cần “nén” nhu cầu lại làm sao để DN duy trì được hoạt động. Đến năm 2021, tình hình dịch bệnh kiểm soát, DN phát triển thì lại tiếp tục bàn về việc tiền lương đến năm 2022.

“Bản thân Nhà nước, DN hay NLĐ đều không mong muốn điều này nhưng do nguyên nhân khách quan đẩy DN đến khó khăn, hoạt động cầm chừng để duy trì việc làm, thậm chí thu nhập của NLĐ còn bị giảm” - ông Huân nói.

Vị này cho rằng, trong bối cảnh như vậy, NLĐ chia sẻ khó khăn DN để họ cố gắng giữ việc làm.

Theo Anh Thư/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

  • Hà Tĩnh: Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và an toàn vệ sinh lao động năm 2024

    (Xây dựng) - Công đoàn ngành Giao thông - Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024, đồng thời tôn vinh các công nhân lao động tiêu biểu.

  • Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã tổ chức tập huấn Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cho các cán bộ Công đoàn thuộc Công đoàn cơ quan Bộ Xây dựng. Đến dự có các đồng chí: Đỗ Văn Quảng - Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam; Diệp Thị Thu Huyền - Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng và đại diện các Ban của Công đoàn Xây dựng Việt Nam, cán bộ Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng, các Công đoàn cơ sở và Trưởng Ban thanh tra nhân dân các đơn vị trực thuộc.

  • Tổ chức thi trực tuyến tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Thực hiện Hướng dẫn số 191/HD-CĐXD ngày 17/4/2024 của Công đoàn Xây dựng Việt Nam về tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng đã triển khai đến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở vận động đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) của cơ quan, đơn vị hưởng ứng, tham gia dự thi.

  • Hà Nội: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Ngày 19/4, Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của Thành phố Hà Nội được tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).

  • Hà Nội: Nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 06/3/2024 của UBND Thành phố về việc tổ chức Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân Thành phố Hà Nội năm 2024, có nhiều hoạt động được tổ chức trước, trong và sau Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load