Thứ ba 05/11/2024 07:17 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Bế mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020

19:31 | 11/12/2020

(Xây dựng) - Chiều 11/12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ bế mạc Tuần lễ Công trình xanh 2020. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đến dự và phát biểu bế mạc sự kiện.

be mac tuan le cong trinh xanh viet nam 2020
Thứ trưởng Lê Quang Hùng phát biểu bế mạc Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Lê Quang Hùng cho biết: Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020 do Bộ Xây dựng và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam diễn ra trong những ngày qua đã nhận được sự quan tâm, thu hút sự tham gia của trên 1.000 đại biểu đến từ các ban, Bộ ngành Trung ương và địa phương, các cơ quan, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học, các đơn vị tư vấn, thiết kế, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các chủ dự án, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, sản phẩm, thiết bị, vật liệu xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Với 04 phiên hội thảo chuyên đề, 01 phiên đối thoại chính sách, 01 buổi tham quan thực tế tại công trình xanh và phiên bế mạc này chúng ta sẽ chứng kiến lễ trao chứng nhận cho các công trình xanh, công trình tham gia áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng của dự án EECB - Bộ Xây dựng và trao giải cuộc thi sinh viên kiến trúc xanh 2020.

Trong 3 ngày qua, chúng ta cũng đã chứng kiến nhiều hoạt động rất thiết thực hưởng ứng Tuần lễ Công trình xanh, đặc biệt là các phiên thảo luận chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến: Hiện trạng phát triển đô thị xanh, công trình xanh ở các nước trên Thế giới và ở Việt Nam; Việc sản xuất, cung cấp, sử dụng các sản phẩm, thiết bị, công nghệ, vật liệu có tính năng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe người sử dụng, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường; Cơ chế tài chính và các hỗ trợ tài chính cho việc thúc đẩy phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, đô thị xanh; Đối thoại, kiến nghị việc xây dựng, sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức đơn giá, các cơ chế chính sách để thực sự hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy việc phát triển mạnh mẽ các công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, đô thị xanh.

“Các nội dung trao đổi, thảo luận tại sự kiện đã bám sát mục tiêu, mục đích đặt ra. Tôi đánh giá rất cao các khuyến nghị, đề xuất được được nêu tại các hội thảo chuyên đề, các khuyên đề xuất này rất hữu ích cho Bộ Xây dựng và các Bộ ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức và cả các doanh nghiệp có liên quan để nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, tham mưu, đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển các công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, đô thị xanh trong thời gian tới”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thông qua các hoạt động của sự kiện Tuần lễ Công trình xanh lần này, các doanh nghiệp là các chủ đầu tư các dự án (đô thị, công trình), các nhà sản xuất, phân phối sản phẩm (thiết bị, công nghệ, vật liệu) có tính năng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường cũng thấy được tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với vấn đề tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp cũng hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách của Nhà nước luôn nhất quán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc phát triển công trình hiệu quả năng lượng, công trình xanh, đô thị xanh góp phần bảo vệ môi trường.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Lê Quang Hùng nhiệt liệt biểu dương tinh thần sáng tạo của các em sinh viên tham gia cuộc thi Kiến trúc xanh năm 2020. Theo báo cáo của Ban tổ chức, các ý tưởng thiết kế xây dựng công trình xanh, đô thị xanh mà các em đã thể hiện thông qua các đồ án dự thi, thực sự là các giải pháp đầy sáng tạo, thể hiện trách nhiệm của các kiến trúc sư, kỹ sư tương lai đối với vấn đề bảo vệ môi trường, chống phát thải khí nhà kính. Với những kết quả thu được từ sự kiện Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam năm 2020, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan để nghiên cứu đưa sự kiện thành hoạt động thường niên trong những năm sau.

be mac tuan le cong trinh xanh viet nam 2020
Bà Caitlin Wiesen - đại diện UNDP phát biểu tại Lễ bế mạc.

Thay mặt tổ chức UNDP, bà Caitlin Wiesen cho biết: “Tôi rất vui mừng được có mặt tại đây để tổng kết 3 ngày Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2020, vinh danh các doanh nghiệp và sinh viên có thành tích trong phát triển công trình xanh.

Các thành phố và các tòa nhà mà chúng bao gồm là nguồn phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, các thành phố và tòa nhà nếu được xanh hóa với các giải pháp sử dụng năng lượng và hiệu quả tài nguyên, chúng có thể đóng góp đáng kể vào ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Sự kiện kéo dài 3 ngày đã tạo ra sự kết nối và chia sẻ có giá trị về tất cả các khía cạnh cần thiết cho phát triển công trình xanh và đô thị xanh, từ khung chính sách công trình xanh đến các hành động đáp ứng của các doanh nghiệp; và từ các giải pháp công nghệ, vật liệu xây dựng xanh và thiết bị tiết kiệm năng lượng đến các giải pháp tài chính. Tôi rất vui mừng được chứng kiến những nỗ lực chung của tất cả các đối tác liên quan bao gồm Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh, các viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, các nhà tài chính, các nhà sản xuất và cung cấp thiết bị, vật liệu xây dựng và các nhà cung cấp dịch vụ năng lượng để tiếp tục phát triển các công trình xanh tại Việt Nam”.

Nhân dịp này, thay mặt UNDP, bà Caitlin Wiesen biểu dương Chính phủ Việt Nam và tất cả các cơ quan liên quan trong lĩnh vực xây dựng với những nỗ lực đã đạt được trong việc phát triển công trình xanh. Số lượng tòa nhà được chứng nhận xanh đã tăng gần gấp đôi trong vòng hai năm từ 87 tòa nhà được chứng nhận xanh vào năm 2018 lên hơn 150 tòa nhà được chứng nhận xanh vào giữa năm 2020. Mặc dù con số này không phản ánh tiềm năng phát triển công trình xanh ở Việt Nam, nhưng UNDP tin tưởng rằng các trường hợp thành công của công trình xanh sẽ có thể mở rộng và tăng cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của lĩnh vực xây dựng và đô thị hóa.

Điều quan trọng nữa là các công cụ như cơ chế hỗ trợ và công cụ tài chính hiện đã dần được xử lý. Việc giới thiệu và vận hành các nguồn tài chính xanh dễ tiếp cận như các khoản vay ưu đãi xanh, trái phiếu xanh, bảo lãnh khoản vay... có thể tạo ra đầu tư lớn hơn vào các công trình xanh và thành phố xanh của khu vực tư nhân. Nguồn tài chính xanh sẽ sớm thành hiện thực và hy vọng sẽ được lồng ghép cho các công trình xanh và thành phố xanh.

Đáng khích lệ khi thấy được sự tham dự đông đảo của tất cả các bên liên quan trong 3 ngày qua cũng như khát vọng và quyết tâm hướng tới sự phát triển nhanh hơn của công trình xanh và thành phố xanh. Trong mối liên hệ này, bà Caitlin Wiesen nêu bật 3 khuyến nghị chính:

Thứ nhất, khung chính sách được củng cố bao gồm Luật Xây dựng sửa đổi, Chương trình Tiết kiệm năng lượng Việt Nam và các định hướng khác đã tạo tiền đề cho các doanh nghiệp và khu vực tư nhân thực hiện các hành động nhằm phát triển công trình xanh và hiệu quả năng lượng. Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa để đảm bảo thực thi chính sách nhằm xác định các chương trình khuyến khích tài chính và phi tài chính ở cấp quốc gia, tỉnh và thành phố. Ngoài ra, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và tiêu chí cho công trình xanh, thành phố xanh và vật liệu xây dựng xanh cần được đưa ra để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và giám sát chính sách.

Thứ hai, khu vực tư nhân trong lĩnh vực xây dựng là động lực chính thúc đẩy phát triển công trình xanh thông qua tích hợp các yếu tố xanh và hiệu quả năng lượng trong thiết kế, xây dựng, vận hành và vận hành tòa nhà. Nỗ lực này của lĩnh vực xây dựng chỉ có thể thực hiện được với năng lực kỹ thuật được cải thiện của các kiến trúc sư, nhà điều hành tòa nhà, nhà phát triển tòa nhà, kỹ sư xây dựng và người đánh giá tòa nhà... Ngoài ra, hiệu suất năng lượng của tòa nhà nên được chủ sở hữu tòa nhà công bố như các phương pháp hay nhất được các quốc gia khác áp dụng để cung cấp cho người sử dụng tòa nhà thông tin cần thiết cho quyết định đầu tư xanh của họ. Cuối cùng, người dùng cuối của tòa nhà cũng rất quan trọng để tạo ra và duy trì nhu cầu về công trình xanh. Nhận thức của người dùng cuối về tiêu dùng có trách nhiệm, công trình xanh và lợi ích tài chính lâu dài của công trình xanh cần được nâng cao để các khía cạnh xanh được xem xét trong quyết định mua căn hộ hoặc thuê văn phòng của họ.

“Nhờ sự kiện cấp cao như vậy, chúng tôi tin rằng các phương pháp hay nhất và các giải pháp được đề xuất sẽ được phổ biến rộng rãi hơn nữa trên quy mô rộng hơn”, bà Caitlin Wiesen chia sẻ.

Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức đã vinh danh các đơn vị, công trình đạt giải thưởng hiệu quả năng lượng và các sinh viên đạt giải trong cuộc thi Kiến trúc xanh sinh viên.

Một số hình ảnh tại buổi lễ bế mạc:

be mac tuan le cong trinh xanh viet nam 2020
Các đơn vị tài trợ được Ban tổ chức vinh danh.
be mac tuan le cong trinh xanh viet nam 2020
Các đơn vị được trao nhận chứng nhận Lotus.
be mac tuan le cong trinh xanh viet nam 2020
Các đơn vị được trao tặng chứng nhận Edge.

Nhóm phóng viên (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load