Thứ hai 27/01/2025 16:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bản lề

10:23 | 27/01/2023

Nhà cũ đập đi, xây nhà mới, tiếc bộ cửa chính nên quyết tận dụng lại. Sau mấy ngày thợ làm cật lực, chỉnh sửa, đục đẽo, gia cố, véc ni, hai cánh trông mới toanh long lanh. Có điều bộ bản lề cũ bị xỉn thì không làm cách gì mới theo được, nên phải thay.

Thay xong bản lề mới, thoạt tiên thấy cửa vận hành cũng ngon lành, mở đóng êm ru, ngọt lịm, khít khịt. Nhưng sau một thời gian, nhận ra có vấn đề. Lúc thì mở khó hơn cả mở cửa thiên đàng, lúc thì đóng khó hơn đóng cửa địa ngục. Ban đầu cứ nghĩ là do mình, tay chân yếu nên đóng mở ngày càng trầy trật. Có lần sang nhà hàng xóm, thấy cửa nhà họ còn dầy hơn, đồ sộ hơn cửa nhà mình mà lại đóng mở dễ hơn, mới nhận ra không phải do sức của mình mà là do cái cửa. Kiểm điểm lại thì thấy cũng khó hiểu. Vẫn hai cánh ấy, vẫn bộ khung ấy, trước nó dùng ngon lành, khi mới thay cũng ngon lành, sau ngày một khó khăn hơn. Là tại cái gì? Hỏi người bạn, thì bạn gãi đùi thủng thẳng nói: “Cửa của ông là lim ta, giờ có bói cũng chẳng kiếm đâu bộ quý như thế. Lỗi là ở cái bản lề. Nó thay cho ông cái bản lề rởm, trông thì bóng bẩy thế, nhưng yếu, không chịu nổi sức kéo của cửa thì nó phải xệ là đúng. Tìm lại bản lề cũ mà dùng, trông nó chân chất thô thô thế thôi, nhưng vững lắm đấy.” Đến lượt mình vừa ngẩn ra vừa gãi đùi thốt lên: “Ờ nhỉ, có thế mà cứ rối cả lên.” Đúng thật, sau khi tìm bộ bản lề cũ lắp lại thì cửa mở ra đóng vào khoan hoà hẳn.

Bản lề
Cánh cửa gỗ lim xưa cũ

Ngẫm ra, cửa nào phải tương ứng bản lề ấy. Ngẫm ra nữa thì mọi thứ đều có bản lề, từ thế giới hữu hình đến cõi giới vô hình, từ cánh cửa gỗ mộc của ngôi nhà cấp bốn đạm bạc, khiêm nhường đến cánh cửa uy nghi sấm sét của thiên đình.

Một dân tộc phải có bản lề của dân tộc ấy, nó như thứ để đóng mở cho đúng kích thước tâm hồn, đúng kích thước đạo lí, đúng kích thước sinh tồn của dân tộc ấy. Bản lề của dân tộc là đạo đức và văn hoá. Bản lề của thể chế là công lí và tư tưởng. Bản lề gia đình là nề nếp gia phong kính trên nhường dưới. Cá nhân mỗi con người cũng có bản lề, đó là quyền và nghĩa vụ. Chẻ nhỏ hơn nữa, trên khuôn mặt cũng có bản lề, nếu nó hoạt động bình thường thì các nét đóng mở linh hoạt, uyển chuyển, nó hỏng thì các nét đơ đơ, xệch xoạc. Tương tự thế, bản lề của dân tộc bị hỏng, truyền thống sẽ chìm vào bóng tối, dòng giống chắc hẳn sẽ bại hoại. Bản lề của thể chế mà tha hoá, lỏng lẻo thì dân khốn đốn, xã hội nhiễu loạn, tương lai quốc gia mù mịt. Còn nếu bản lề gia đình non yếu, hiển nhiên sẽ lây sang làm hỏng bản lề quốc gia với bản lề dân tộc. Đại khái, khi bản lề trục trặc, ắt dẫn tới một trong hai trường hợp, hoặc chẳng đóng được, hoặc chẳng mở được. Trường hợp chẳng mở được thì mọi thứ sẽ tù túng, bí bách, đầy những hỗn độn hiểm nguy bên trong. Trường hợp chẳng đóng được thì lúc nào cũng toang hoang, tênh hênh, khôn dại bày trần xì ra cả, ai cũng có thể thò tay vào khua khoắng, sờ nắn.

Con người còn đứng lại làm con người vì trong nó có vài ba cái bản lề để đóng mở đúng lúc, đúng chỗ. Những bản lề ấy là thứ rèn đúc từ khí chất, phẩm cách, đạo đức của cha mẹ, ông bà, tổ tiên, được tráng phủ bởi học vấn, nhận thức thời đại. Chẳng may vớ phải cái giai đoạn không khí ô nhiễm, nhiều a xít, lại thiếu ý thức bảo quản, gìn giữ, để bản lề hoen gỉ, mòn mỏi, thì chắc chắn cánh cửa sẽ mất tác dụng. Cửa hỏng, nghĩa là mất đi sự chủ động, khi ấy có tài thánh cũng chẳng lường hết những gì sẽ xảy ra.

Bản lề, cái bản lề nhỏ bé, khuất lấp, mày ghê gớm làm sao.

Theo Nguyễn Bình Phương/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội Leng Keng tàu điện

    (Xây dựng) - Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam”, hai nhà thơ Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói một câu tuyệt vời ý nghĩa về thời đại. Đó là “chỉ một chiếc tàu thủy thôi, chẳng hạn, cũng mang theo nó bóng dáng của một nền công nghiệp”. Đúng vậy, qua hàng ngàn năm của đêm trường phong kiến, tuyệt đại đa số người bình dân Việt Nam đều di chuyển bằng đôi chân trần của mình. Chỉ quan to mới được đi kiệu, người giàu hay người có địa vị trong xã hội mới có phương tiện khác để di chuyển như cưỡi ngựa, ngồi xe do ngựa kéo hay ngồi trên võng, trên thuyền...

  • Hoài niệm từ ca khúc “Cuối thu”

    (Xây dựng) - Cuối thu, một ca khúc trữ tình, dễ nghe, dễ cảm, dễ đồng điệu với những trái tim nghệ sĩ. Tôi còn trở đi trở lại với ca khúc này trong những đêm thu, đêm mưa buồn, để cho lời ca điệu nhạc nâng đỡ tâm hồn mình, cũng là để yêu người yêu đời hơn.

  • Ngọc Chiến vào xuân

    (Xây dựng) - Thời khắc đất trời bắt đầu vòng quay mới, sắc xuân rực rỡ, vui tươi rộn rã khắp bản làng, hơi ấm rạo rực, len lỏi từng căn bếp nhỏ, sưởi ấm lòng người, cũng là lúc bản vùng cao đón Tết.

  • Mai Châu – Vòng xòe rộng mãi

    (Xây dựng) - Đây không phải là lần đầu chúng tôi đến Hòa Bình, nhưng là lần đầu đến huyện Mai Châu. Xe băng qua dốc Cun, đèo Thung Nhuối quanh co, hiểm trở, chúng tôi được ngắm nhìn phong cảnh hùng vĩ núi đồi Mai Châu với thung lũng ngút ngàn xanh của đồng ruộng, xa xa thấp thoáng những nếp nhà nằm nép mình bên dãy núi phủ kín chân mây.

  • Dự thảo Nghị định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Di sản Thành nhà Hồ

    (Xây dựng) - Ngoài miễn vé tham quan dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc chào đón năm mới.

Xem thêm
  • Hà Nội ngửa mặt mà thương

    (Xây dựng) - Rất nhiều người một đời xa Hà Nội chỉ muốn trở về, đi ngang qua các con phố để tìm cho mình những điều giản dị. Những ô cửa xanh, ban công rêu phong nhuốm màu xưa cũ, như một nét hoài niệm về một Hà Nội không còn trẻ, mà ngắm mãi không chán. Khi tầng một tràn ngập ánh sáng neon, tiếng còi xe, và nhịp sống hối hả, thì tầng hai lại mang vẻ thanh bình, trầm mặc với những ban công uốn lượn, khung cửa chớp xanh cổ kính, và những chậu cây xanh buông mềm mướt mát. Tầng hai của những ngôi nhà phố cổ Hà Nội là một thế giới riêng, tách biệt khỏi ồn ào và xô bồ bên dưới.

    09:33 | 26/01/2025
  • Đề xuất quy định về quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hồ sơ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khảo cổ; quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ nằm trong, nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kiến trúc hạ tầng kỹ thuật và trưng bày bảo tàng công lập.

    07:51 | 26/01/2025
  • Lạng Sơn gìn giữ văn hóa truyền thống

    (Xây dựng) - Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có hơn 280 lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm; trải qua các thế hệ, nhiều nét đẹp, giá trị văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

    21:18 | 25/01/2025
  • Hải Phòng: Khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ quận An Dương

    (Xây dựng) - Ngày 24/1, quận An Dương (Hải Phòng) tổ chức khánh thành Dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, đây là công trình kiến trúc văn hóa biểu trưng nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025.

    14:19 | 25/01/2025
  • Nam Định được Chính phủ đồng ý chủ trương đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN

    (Xây dựng) - Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

    13:53 | 25/01/2025
  • Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các Danh sách của UNESCO.

    13:33 | 25/01/2025
  • Chuyện rác ngày Xuân

    (Xây dựng) - Ở phố xá nhưng nhà ông Thìn vẫn giữ nếp quê. Đón Xuân vẫn luộc nồi bánh chưng, nén hũ dưa hành, sắm sanh đủ hương vị bữa cơm ngày Tết cổ truyền nên bận rộn. Tay thu dọn 3 cụ đầu rau bằng gạch thay kiềng, quét dọn củi lửa ở cái bếp dựng tạm cuối sân nhìn ông Thìn như người vừa đi đánh vật; mồ hôi tứa ra nhìn rõ vết ẩm trên vai chiếc áo pho tá cũ từ thời binh nghiệp.

    09:26 | 25/01/2025
  • Hà Nội: Khai mạc Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 24/1, Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng” đã khai mạc tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm).

    08:31 | 25/01/2025
  • Dự thảo quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:08 | 25/01/2025
  • Về Lục Yên, say câu Khắp Cọi

    (Xây dựng) - Được hình thành và lưu giữ trong nếp nhà sàn, những bản làng của người Tày từ nghìn năm nay, “Khắp Cọi” ngân lên thanh âm da diết, đằm thắm. Nam thanh nữ tú cứ vào mùa Xuân hay cưới xin, lễ hội lại dùng Khắp Cọi để ngỏ ý, đối đáp, hẹn hò: “Cất tiếng em hỏi anh/ Cất lời em hỏi đến/ Thương em, anh trả lời/ Gốc khắp ở đâu ra?/ Gốc cọi ở đâu về?/ Hàng năm để làng quê mở hội/ Đôi ta được nhộn nhịp vui xuân/ Mong anh kể một lần, em biết”.

    13:09 | 24/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load