Thứ ba 17/09/2024 08:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

14:04 | 16/09/2024

(Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho tỉnh, quy hoạch xác định rõ mục tiêu đến năm 2030 là đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị và nông thôn thống nhất, hiệu quả, toàn diện, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo ra bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Quy hoạch tỉnh xác định rõ mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển, sắp xếp, phân bố hệ thống đô thị hiệu quả, toàn diện, đồng bộ, hiện đại.

Từng bước hoàn thiện phát triển kết cấu hạ tầng đô thị

Đối với phát triển hệ thống đô thị, công tác quy hoạch luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, được ví như một công cụ quản lý, định hướng, dẫn dắt cả quá trình phát triển đô thị. Bởi vậy, Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có thể được coi là “kim chỉ nam” cho phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định các mục tiêu, định hướng không gian phát triển mới cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Quy hoạch tỉnh cũng là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch đầu tư, tạo động lực mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Khu đô thị Danko Avenua Sông Công tọa lạc tại mặt đường Thắng Lợi, phường Bách Quang, thành phố Sông Công.

Sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo triển khai các nội dung theo Quy hoạch tỉnh gắn với chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh đến nay đã có 3 Quy hoạch vùng huyện được phê duyệt (huyện Phú Bình, huyện Đại Từ, huyện Định Hóa), các huyện còn lại đang tích cực lập đồ án quy hoạch; có 9/9 huyện, thành phố đã được phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030; lập, điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên.

Đối với các công trình, dự án trọng điểm, mang tính liên kết vùng theo quy hoạch cũng đang được tỉnh đẩy mạnh đầu tư như: Dự án tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc có tổng chiều dài 42km, tổng mức đầu tư 4.204 tỷ đồng; dự án đường Vành đai V (đoạn từ huyện Phú Bình nối với tỉnh Bắc Giang); đường Vành đai 1; đường kết nối ĐT.265 (xã Bình Long, huyện Võ Nhai) đi Bắc Giang; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai đầu tư dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn;...

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Dự án xây dựng tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc.

Cùng với hạ tầng giao thông, để đảm bảo cho thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị, tỉnh Thái Nguyên hết sức quan tâm thu hút đầu tư phát triển hạ tầng điện theo quy hoạch. Trong đó, dự án Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây 220KV Phú Bình 2 rẽ Thái Nguyên - Bắc Giang đã được chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 2/2024.

Theo Quy hoạch tỉnh, trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Thái Nguyên được quy hoạch 11 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ thông tin tập trung, 41 cụm công nghiệp. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp Sông Công II, giai đoạn II với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, diện tích 296ha. Các khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung quy hoạch mới (Khu công nghiệp Phú Bình, Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên, Khu công nghiệp Yên Bình 2, Khu công nghiệp Yên Bình 3, Khu công nghiệp Thượng Đình, Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình) đã được phê duyệt Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu. Hiện nay, một số khu công nghiệp đã có nhà đầu tư đề xuất dự án, đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định chủ trương đầu tư. Ngoài ra, tỉnh cũng đã quyết định thành lập mới 6 cụm công nghiệp; chấp thuận chủ trương đầu tư cho 2 dự án sân golf đầu tiên theo Quy hoạch tỉnh.

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Khu công nghiệp Yên Bình thu hút đầu tư đảm bảo 3 yếu tố “xanh – sạch - hiện đại”.

HĐND tỉnh Thái Nguyên cũng đã thông qua Quy hoạch chung, Quy hoạch phân khu đối với 4 khu công nghiệp mới, có quy mô lớn nằm trong Quy hoạch tỉnh. Đó là Quy hoạch chung xây dựng Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ Tây Phổ Yên; Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Bình 2, Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Bình 3, Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Thượng Đình và Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình nhằm tạo quỹ đất để thu hút đầu tư.

Tỉnh cũng đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 22 mỏ đất mới theo Quy hoạch tỉnh, đang thực hiện các thủ tục tiếp theo để cấp phép khai thác, thực hiện dự án khai thác mỏ, bổ sung đất san lấp cho các công trình dự án trên địa bàn.

Lựa chọn nhà thầu - Bước giải quan trọng trong bài toán quy hoạch

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Tấn Đức Central Park (Khu đô thị Z131) là dự án khu đô thị văn minh, cao cấp do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Tấn Đức JSC làm chủ đầu tư.

Trong thời gian qua, việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư khu dân cư, khu đô thị trên địa bàn được tỉnh Thái Nguyên quan tâm và đạt được những kết quả tích cực, đã lựa chọn được nhiều nhà đầu tư đủ năng lực để triển khai thực hiện các dự án, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước, đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đất ở, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tính từ năm 2021 đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai và thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chức đấu thầu, đấu giá lựa chọn nhà đầu tư trên 45 dự án khu dân cư, khu đô thị.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu hiện hành và các quy hoạch xây dựng được phê duyệt, UBND các huyện, thành phố lập, trình cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án khu dân cư, khu đô thị, điểm dân cư nông thôn với hình thức đấu thầu hoặc đấu giá lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Việc tổ chức lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; khi có nhà đầu tư quan tâm, đăng ký tham gia đấu thầu, đấu giá thực hiện dự án, trên cơ sở hồ sơ yêu cầu, các Sở, ngành, địa phương đã tổ chức thẩm định kỹ lưỡng về năng lực tài chính, kinh nghiệm, tuân thủ đầy đủ các quy định cũng như hồ sơ yêu cầu đã được phê duyệt.

Về tình hình đăng ký doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Trong 7 tháng đầu năm 2024, tỉnh Thái Nguyên đã cấp thành lập mới 632 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 5.774 tỷ đồng; tăng 1,93% so với cùng kỳ năm 2023. Các doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký theo quy định đều được cấp đăng ký đúng thời hạn. Đến nay toàn tỉnh có trên 10.350 doanh nghiệp với số vốn đăng ký trên 150 nghìn tỷ đồng. Qua tổng hợp trên địa bàn tỉnh hiện có trên 1.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, giao thông.

Ông Ngô Thiện Công, Phó Giám đốc Pháp chế Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng Tấn Đức JSC chia sẻ: Hiện nay công ty đang là chủ đầu tư của 4 khu đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong quá trình thực hiện đấu thầu, mọi công tác đều diễn ra công khai, minh bạch, về phía Công ty luôn cung cấp đầy đủ hồ sơ và chứng minh năng lực để có thể được lựa chọn làm chủ đầu tư. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, thành phố Phổ Yên rất quyết liệt và tạo điều kiện cho nhà đầu tư. Từ đó quá trình triển khai dự án diễn ra thuận lợi và đạt được sự đồng thuận cao đến từ phía nhân dân.

Quy hoạch tỉnh theo hướng nhanh, toàn diện, bền vững

Bài toán phát triển kết cấu hạ tầng, đô thị theo hướng hiện đại trong Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên
Ông Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên.

Ông Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cho biết: Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã đề ra mục tiêu tổng quát cũng như các mục tiêu cụ thể, cùng với đó đã xác định 6 khâu đột phá phát triển.

Một là, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Nam của tỉnh; ưu tiên đầu tư giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất thu hút các nhà đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, dịch vụ gắn kết với sự phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội.

Hai là, đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số; phát triển kinh tế số, xã hội số và thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ứng dụng công nghệ số; hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường.

Ba là, chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, công nghệ cao; khuyến khích hình thành những cụm ngành, cụm sản xuất có sự tương quan trong cùng lĩnh vực làm tiền đề, cơ sở kết nối chuỗi sản xuất, chuỗi sản phẩm, chuỗi giá trị; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bốn là, nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy hành chính các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; tập trung nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là đạo đức công vụ.

Năm là, quan tâm phát triển nguồn nhân lực địa phương, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy các lợi thế, thành quả, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với tiềm năng, thế mạnh của các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học, y tế trên địa bàn tỉnh.

Sáu là, quan tâm, triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các dân tộc thiểu số; phát triển tiềm năng về du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch cũng đã đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch: Huy động vốn đầu tư; Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về chuyển đổi số; Giải pháp phát triển nguồn lực đất đai; Nhóm giải pháp về khoa học và công nghệ; Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; Nhóm giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị, nông thôn; Thực hiện tốt công tác đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra; phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Vùng trung du và miền núi phía Bắc theo Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch Vùng trung du và miền núi phía Bắc đề ra.

Khách quan để thấy, quy hoạch tỉnh là một cơ sở pháp lý cực kỳ quan trọng để các địa phương quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và làm cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị.

Đặc biệt, tại tỉnh Thái Nguyên, với những bước đi bài bản, vững chắc trong quy hoạch và phát triển đô thị, thì các đô thị trên địa bàn Thái Nguyên đã và đang ngày càng phát huy vai trò là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội các vùng của tỉnh. Điều đó không những giúp cho Thái Nguyên phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý mà còn không ngừng vươn lên xứng tầm là trung tâm văn hóa, kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Đinh Vũ – Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng

    (Xây dựng) - Để nâng cao vai trò, trách nhiệm và năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản 2838/SXD-QLHĐXD về hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng xây dựng.

    14:08 | 16/09/2024
  • Kon Tum điều chỉnh nguồn vốn để tăng cường tỷ lệ giải ngân đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Kon Tum đang đẩy mạnh các biện pháp để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra cho đến cuối năm 2024. Trong bối cảnh tỷ lệ giải ngân đầu tư công còn thấp, UBND tỉnh đã yêu cầu điều chuyển nguồn vốn từ các dự án chậm tiến độ sang các dự án có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn.

    10:42 | 16/09/2024
  • Lâm Đồng: Giám đốc Sở Tài chính được ủy quyền phê duyệt quyết toán các dự án nhóm B, nhóm C

    (Xây dựng) – Giám đốc Sở Tài chính Lâm Đồng được ủy quyền có trách nhiệm phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C.

    10:40 | 16/09/2024
  • Tài chính xanh cho phát triển bền vững

    Hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Việt Nam cần xây dựng và triển khai toàn diện các định hướng, giải pháp tài chính xanh để đổi mới mô hình tăng trưởng.

    08:59 | 16/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Đầu tư nâng cấp lưới điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất

    (Xây dựng) – Để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, các hợp tác xã dịch vụ điện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nâng cấp lưới điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng, tiêu thụ điện ngày càng tăng cao của nhân dân.

    21:32 | 15/09/2024
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

    14:07 | 15/09/2024
  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

    13:59 | 15/09/2024
  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

    09:19 | 15/09/2024
  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

    09:02 | 15/09/2024
  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

    08:25 | 15/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load