Thứ ba 03/10/2023 10:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Những công trình xây dựng để đời trên đất Quảng Ninh

Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế

21:58 | 25/05/2023

(Xây dựng) - Bảo tàng Quảng Ninh xây dựng khác biệt, công trình đạt giải Kiến trúc Quốc gia 2014, hạng mục công trình thể thao - văn hóa và nay đang là nguồn thu lớn của địa phương thì cả nước đã biết đến. Song những đặc điểm trong kiến trúc xây dựng và công trình văn hóa mà đưa lại hiệu quả kinh tế như một công trình thương mại thì còn ít người biết.

Bảo tàng Quảng Ninh được đầu tư xây dựng và khánh thành đưa vào hoạt động tháng 9/2013. Đây là công trình được gắn biển chào mừng nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2013). Bảo tàng Quảng Ninh là một thiết chế văn hoá cấp tỉnh, xây dựng bên trục đường Trần Quốc Nghiễn, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.

Công trình có quy mô lớn, được chia làm 2 khối: Nhà bảo tàng cao 3 tầng và 1 tầng lửng, 1 tầng trệt; Nhà Hội nghị cao 2 tầng và 1 tầng, 1 tầng triệt. Công trình có diện tích sử dụng đất 10.337 m2; diện tích xây dựng 4.372,2 m2; diện tích sàn xây dựng 15.994,1 m2, bao gồm:

Một là, các không gian trưng bày (không gian trưng bày tầng 1 có khu vực kết hợp trưng bày tổ chức sự kiện, không gian trưng bày định kỳ; không gian trưng bày tầng lửng nhà Hội nghị; không gian trưng bày tầng 2 có trưng bày dạng thuyền gỗ; Quảng Ninh trong lịch sử giữ nước; không gian Quảng Ninh trong thời kỳ cách mạng và kháng chiến; không gian hiện vật tôn giáo, văn hóa phật giáo Trúc lâm Yên Tử; không gian nghiên cứu cổ vật quý và cổ vật gốm. Không gian trưng bày tầng 3 có không gian khai thác than hầm lò, lộ thiên; không gian về Bác Hồ với Quảng Ninh; không gian khám phá sáng tạo; không gian văn hóa con người các dân tộc Quảng Ninh.

Hai là, hệ thống kho lưu giữ các hiện vật.

Ba là, phòng Hội trường, hội thảo và khu làm việc hành chính.

Bốn là, trang thiết bị có hệ thống âm thanh trình chiếu; màn hình cảm ứng; màn hình ghép; màn hình led; hệ thống điện chiếu sáng trưng bày; hệ thống thang máy, thang cuốn; hệ thống thiết bị bảo quản kho; Các thiết bị camera, Hệ thống phòng cháy chữa cháy (nước, khí Ni tơ), máy phát điện CAT; hệ thống cửa kiểm soát ra vào.

Tài sản là tài liệu, hiện vật Bảo tàng có 65.417 hiện vật quý. Trong đó, đang lưu giữ và trưng bày 12 Bảo vật quốc gia, là một trong những bảo tàng cấp tỉnh có nhiều bảo vật quốc gia trong hệ thống Bảo tàng công lập ở Việt Nam, gồm: bình gốm đầu rằm (Văn hóa Phùng Nguyên muộn cách nay 3000-4000 năm); hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (thời Trần thế kỉ XIV); trống đồng Quảng Chính (Văn hóa Đông Sơn khoảng thế kỷ III-II TCN); trống đồng thời Trần (thế kỷ XIII-XIV); mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu (thời Lê sơ thế kỷ XV); bình gốm hoa nâu Kinnari (thời Lý thế kỷ XI-XII); bình gốm hoa sen (thời Lý thế kỷ XI-XII); Thạp gốm hoa nâu (thời Lý thế kỷ XI-XII); Thạp đồng (Văn hóa Đông Sơn khoảng thế kỷ III-II TCN); Thống gốm hoa nâu An Sinh (Thời Trần thế kỷ XIII); Thạp gốm hoa nâu thời Trần (thế kỷ XIII-XIV); Bình gốm men vẽ nhiều màu (Thời Lê sơ thế kỷ XV).

Bảo tàng Quảng Ninh là Bảo tàng công cấp tỉnh duy nhất trong cả nước tự chủ được nguồn tài chính hoạt động. Từ năm 2019 đến nay, Bảo tàng Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ 100% chi thường xuyên. Từ nguồn thu từ thu phí tham quan Bảo tàng, đơn vị đã tự chủ được các khoản chi: tiền lương, thu nhập tăng thêm và các khoản đóng góp cho toàn bộ viên chức và người lao động, tiền vật tư, văn phòng phẩm và phục vụ du khách, chi phí thuê mướn, một phần tiền điện, toàn bộ tiền nước, nhiên liệu & vệ sinh môi trường và các khoản chi khác….

Năm 2022, Bảo tàng đón tổng lượng khách tham quan là 694.188 lượt; tổng thu từ nguồn phí tham quan trên 16 tỷ đồng; 5 tháng đầu năm 2023, lượng khách tham quan là 201.150 lượt (dịp 30/4-1/5 vừa qua có ngày đón trên 11.000 lượt du khách); tổng thu từ nguồn phí tham quan trên 4,8 tỷ đồng.

Cùng với các thiết chế văn hóa trong cụm Bảo tàng- Thư viện, Quảng trường 30/10. Công trình Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh được đầu tư và đưa vào sử dụng từ tháng 1/2017, được xây dựng trên khu đất có diện tích 62.363m2, diện tích xây dựng công trình là 20.278 m2, chia làm 2 khối:

Một là, Khối A (Khối triển lãm) có tầng 1 với 300 gian hàng, trong đó 50 gian hàng trưng bày thường xuyên, kho và các khu vực kỹ thuật phụ trợ. Tầng lửng gồm sảnh và văn phòng phục vụ triển lãm. Tầng 2, gồm sảnh lớn, khu vực trưng bày quy hoạch, phòng hội trường lớn quy mô 1.000 chỗ, khu dịch vụ, các phòng họp, phòng hội thảo và chiếu phim nhỏ, kiến trúc mái vòm dạng vỏ ốc, mặt bằng hình ô van với chiều cao khoảng 21,5m; cao độ sàn tầng 1 thấp hơn mặt sân hiện có 2-4m.

Hai là Khối B (Khối trưng bày Quy hoạch với tiết diện liên tục thay đổi, hình vòng cung lớn trải dài từ Đông sang Tây, một đầu gối lên khối A, đầu còn lại thấp xuống mặt sân triển lãm ngoài nhà). Tầng kỹ thuật bố trí các sàn kỹ thuật điện, điều hòa không khí, phòng cháy chữa cháy,... Tầng 3, bao gồm sảnh và khu trưng bày quy hoạch, khu dịch vụ giải khát, không gian văn phòng đại diện.

Ba là, hệ thống hạ tầng kỹ thuật gồm Khu trưng bày triển lãm ngoài trời; sân đường nội bô, bãi để xe, cây xanh, thảm cỏ, đài phun nước; hệ thống điện chiếu sáng; hệ thống cấp điện; cấp thoát nước ngoài nhà; hệ thống xử lý rác thải; phòng cháy chữa cháy trong, ngoài nhà; hệ thống chống sét; phòng chống mối…

Từ 2022 đến nay, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm đã tổ chức phục vụ thành công nhiều sự kiện chính trị của tỉnh, quốc gia và quốc tế. Tổ chức thi đấu môn Cờ vua của Sea Games 31 và Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX- 2022; Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế xã hội chào mừng Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025; Hội nghị triển khai chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng tại Quảng Ninh, Hội nghị phát triển dịch vụ Logistics tỉnh Quảng Ninh, Cuộc thi “Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2022-2023”, Hội chợ OCOP - Hội chợ thương mại; Tuần lễ sản phẩm hàng Thái Lan tại Quảng Ninh...

Bên cạnh đó, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển làm tỉnh còn phục vụ hơn 130 đoàn, với khoảng 11.250 lượt khách đến thăm quan, trao đổi và học tập kinh nghiệm, mô hình về quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh… đã góp phần giới thiệu và quảng bá “Điểm đến Cung Quy hoạch” tới với đông đảo người dân trong tỉnh và khách thăm quan.

Công trình Bảo tàng Quảng Ninh, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh khác biệt, công trình phá cách kiến trúc lạ mắt, xây dựng trên vị trí đắc địa, trung tâm của thành phố Hạ Long, cùng với đó là sự chỉ đạo của Tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao, tập thể viên chức, người lao động Bảo tàng đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, mang lại lợi ích kinh tế, đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh. Cụ thể:

Một là đã tham mưu sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối; bổ sung chức năng, nhiệm vụ; vị trí việc làm, số lượng người làm việc đáp ứng yêu cầu công tác trong tình hình mới.

Hai là tăng cường các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó: đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các khâu công tác nghiệp vụ bảo tàng bao gồm trưng bày, tuyên truyền, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, nghiên cứu các vấn đề lịch sử địa phương; phát huy hơn nữa công tác tuyên truyền và đa dạng hoá các hình thức giáo dục phù hợp với nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, mục đích khác nhau.

Ba là nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị, trong đó tiếp tục xây dựng, trình cấp có thẩm quyền sớm phê duyệt Đề án tự chủ, Đề án sử dụng tài sản công của Bảo tàng; tạo điều kiện để đơn vị phát huy hiệu quả công trình Bảo tàng, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, góp phần tạo nguồn thu hợp pháp, nâng cao đời sống cho viên chức, người lao động.

Bốn là ban hành quy chế quản lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu. Hoàn thiện chế độ kế toán, thực hiện chế độ giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Năm là, chủ động xây dựng định mức, kinh tế kỹ thuật, đơn giá các sản phẩm, dịch vụ công để chuyển sang phương thức đặt hàng, góp phần tạo nguồn thu cho đơn vị. Tăng cường công khai, minh bạch trong công tác quản lý, sử dụng nguồn kinh phí từ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị.

Sáu là, kịp thời tham mưu cho Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh tăng mức thu phí tham quan Bảo tàng, đây là cơ sở cần thiết để Bảo tàng Quảng Ninh tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ về chi thường xuyên, giảm một phần chi đầu tư từ ngân sách Nhà nước cấp hàng năm cho công tác quản lý công trình.

Bảo tàng Quảng Ninh là một thiết chế văn hóa quan trọng, là nơi lưu giữ, bảo quản tư liệu, hiện vật lớn và giá trị về thiên nhiên, văn hóa, con người Quảng Ninh, đó là cơ sở để Bảo tàng thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng, tuyên truyền phát huy tác dụng các di sản lịch sử-văn hóa và thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh và của dân tộc Việt Nam.

Với những thuận lợi của một bảo tàng mới, hiện đại, có quy mô mang đẳng cấp quốc tế cả về phương diện kiến trúc, công năng sử dụng cho đến nội dung trưng bày, Bảo tàng Quảng Ninh đã trở thành một điểm đến văn hóa, một sản phẩm du lịch đang thu hút được sự quan tâm của khách tham quan trong nước và quốc tế. Một công trình văn hóa đang mang lại giá trị kinh tế ổn định, lâu dài.

Hình ảnh kiến trúc khác biệt, công trình phá cách lạ mắt:

Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế
Thiết kế của kiến trúc sư người Tây Ban Nha Salvador Perez Arroyo công trình Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh đoạt giải Công trình của năm 2013 (Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam bầu chọn).
Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế
Tòa hội trường hình con sò.
Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế
Quần thể Bảo tàng - Thư viện - Cung quy hoạch - Quảng trường 30.10 mặt tiền đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả.
Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế
Cung Quy hoạch - Hội chợ và Triển lãm còn gọi là tòa nhà cá heo.
Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế
Bảo tàng tạo ấn tượng bằng lớp vỏ kính màu đen bao bọc tòa nhà như tấm gương khổng lồ phản chiếu hình ảnh biển trời Hạ Long và biểu tượng của ngành công nghiệp mỏ than và tảng than nguyên khối nặng 28 tấn.
Bài 4: Bảo tàng, công trình văn hóa có giá trị kinh tế
Bảo tàng Quảng Ninh khác biệt công trình phá cách, lạ mắt, xây dựng trên thổ đất đắc địa.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Nhiều ngôi đình cổ xuống cấp nghiêm trọng chờ 'ứng cứu'

    Hơn chục ngôi đình cổ ở Hà Trung (Thanh Hóa) đang rơi vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào do nhiều năm không được bảo vệ, quan tâm đúng mức.

  • Yên Bái: Tưng bừng Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

    (Xây dựng) - Ngày 30/9, tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023. Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.

  • Tết Trung thu sôi động, ấn tượng ở Thủ đô gió ngàn

    (Xây dựng) - Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức đêm hội trung thu, với quy mô hoành tráng, đậm văn hóa truyền thống. Tham dự chương trình tại các địa phương có đồng chí Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; đồng chí Trịnh Việt Hùng - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

  • Chủ tịch nước dự Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất

    (Xây dựng) - Ngày 30/9, tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng), Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị đại biểu Nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự và phát biểu tại Hội nghị.

  • Trao giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội lần thứ VI

    (Xây dựng) – Tối 30/9, Lễ trao Giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh lần thứ VI - năm 2023 do Thành ủy Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

  • Quảng Ninh: Mùa lễ hội đền Cửa Ông

    (Xây dựng) - Mới đây, Ban Quản lý khu di tích lịch sử quốc gia đền Cửa Ông tổ chức chương trình lễ hội đền Cửa Ông tháng 8 và Lễ tưởng niệm 710 năm ngày mất của Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Xem thêm
  • Khai mạc Festival Chí Linh – Hải Dương năm 2023

    (Xây dựng) - Tối 28/9, Festival Chí Linh - Hải Dương năm 2023 với chủ đề “Tinh hoa hội tụ - Khát vọng tỏa sáng” đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Sao Đỏ, thành phố Chí Linh (Hải Dương). Đây là festival được tổ chức lần đầu tiên ở thành phố Chí Linh.

    10:18 | 29/09/2023
  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc): Phát huy sức dân trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Thực hiện chương trình xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu, thành phố Phúc Yên đã và đang chủ động chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, tiêu chí, nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra.

    17:30 | 27/09/2023
  • Sáu giá trị cơ bản cấu thành Hệ giá trị của tỉnh Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Yên Tử (Uông Bí, Quảng Ninh), tỉnh ủy Quảng Ninh phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Quảng Ninh nhận diện và phát huy các giá trị văn hóa, con người, tạo nguồn lực cho phát triển nhanh bền vững”.

    15:10 | 27/09/2023
  • Nhà báo Vũ Phong Cầm với Quảng Ninh đất ấm tình người

    (Xây dựng) - Năm nay Quảng Ninh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh (30/10/1963-30/10/2023), Báo Xây dựng có một phóng viên sinh trưởng ở Quảng Ninh với nhiều đóng góp tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật trong công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương, lắng đọng nhất là tác phẩm “Quảng Ninh đất ấm tình người”.

    12:17 | 26/09/2023
  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Rộn ràng đêm hội "Vầng trăng cổ tích"

    (Xây dựng) - Tối 24/9, tại Công viên 29/12, thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) tổ chức đêm hội "Vầng trăng cổ tích" cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn thành phố.

    10:09 | 26/09/2023
  • Hà Tĩnh: Lung linh đêm hội “Thành sen rước đèn Trung thu”

    (Xây dựng) - Trong 2 đêm 23 và 24/9, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức đêm hội “Thành sen rước đèn Trung thu” thu hút đông đảo bà con nhân dân xa gần về tham gia trong không khí vô cùng náo nhiệt. Những chiếc đèn khổng lồ của 15 phường, xã trên địa bàn tham gia diễu hành đã tạo nên một đêm hội trăng rằm lung linh.

    19:07 | 25/09/2023
  • Tác phẩm “Ngày Bác về” của Báo Xây dựng đạt giải Nhì

    (Xây dựng) – Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023), cuộc thi sáng tác âm nhạc do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhạc sỹ Việt Nam phát động đã nhận được nhiều quan tâm, hưởng ứng từ dư luận. Đại diện Báo Xây dựng tham dự cuộc thi đã vinh dự đạt giải Nhì với tác phẩm “Ngày Bác về”.

    18:58 | 25/09/2023
  • Bạc Liêu: Sôi nổi cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023

    (Xây dựng) – Sau 2 ngày, cuộc thi Tài năng diễn viên cải lương toàn quốc 2023 diễn ra khá sôi nổi. Đây là cuộc thi do Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Nhà hát Cao Văn Lầu, thành phố Bạc Liêu. Cuộc thi diễn ra từ ngày 23 - 30/9/2023.

    16:25 | 25/09/2023
  • Lạng Sơn: Sắp tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố năm 2023

    (Xây dựng) – Vừa qua, UBND thành phố Lạng Sơn ban hành Kế hoạch số 309/KH-UBND về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc thành phố Lạng Sơn năm 2023.

    15:48 | 25/09/2023
  • Bình Định: Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo Bả trạo

    (Xây dựng) - Lễ hội Cầu ngư, hát múa Bả trạo (hay còn gọi là chèo Bả trạo) ở Bình Ðịnh là hoạt động nghệ thuật đặc trưng không chỉ phản ánh đời sống sản xuất, mà còn là cách để người dân lao động miền biển thể hiện văn hóa tâm linh, cầu mưa thuận gió hòa và giải trí sau mùa đi biển.

    08:59 | 25/09/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load