Thứ sáu 27/12/2024 00:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bạn đọc /

Bắc Kạn: Dự án xây hồ “rùa bò”, đẩy dân vào nguy hiểm

08:19 | 07/04/2017

(Xây dựng) - Ở lại thì nguy cơ bị cô lập bởi ngập nước, ra khu tái định cư thì nguy cơ sạt lở… Đây là tình trạng mà hàng trăm hộ dân tại TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn mắc phải khi nơi này xây dựng hồ chứa nước Nặm Cắt.


Nguy cơ bản làng ngập trong nước rất rõ ràng.

Tiêu hết tiền đầu tư dự án

Dự án Hồ chứa nước Nặm Cắt, tỉnh Bắc Kạn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư trên địa bàn TP Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 2926/QĐ-BNN-XD ngày 15/10/2009 với tổng mức đầu tư gần 475 tỷ đồng giao cho Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 2 làm chủ đầu tư để xây dựng công trình; còn địa phương được giao xây dựng đường quản lý, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dân tái định cư.

Theo đó, Hợp phần đường quản lý, bồi thường GPMB và di dân tái định cư được UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt tại Quyết định số 3932/QĐ-UBND ngày 28/12/2009, giao UBND thị xã Bắc Kạn (nay là TP Bắc Kạn) làm chủ đầu tư với tổng mức kinh phí là 142.296.261.000 đồng.

Sau ít năm dừng dự án do thực hiện cắt giảm đầu tư công, ngày 15/12/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản số 1014/BNN-XD về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư hợp phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tái khởi động dự án hồ chứa nước Nặm Cắt, tỉnh Bắc Kạn.

Ngày 20/7/2016, UBND tỉnh Bắc Kạn phê duyệt điều chỉnh dự án hợp phần tạo Quyết định số 1078/QĐ-UBND với tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 202.996 triệu đồng.

Theo Báo cáo của Ban QLDA Đầu tư & Xây dựng TP Bắc Kạn, đến hết năm 2016 địa phương này đã thực hiện giải ngân được 202.727 triệu đồng bằng 100% vốn cấp. Tuy đã tiêu gần hết số vốn đầu tư nhưng trên thực tế công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB và tái định cư thực hiện dự án lại không được là bao.

Cụ thể: Tổng diện tích đất phải thu hồi (cả nơi đi và nơi đến) là 202ha nhưng đến nay Bắc Kạn mới thu hồi được 108,8ha. Trong khi đó tổng số hộ phải di chuyển theo quy hoạch là 155 hộ với 775 nhân khẩu nhưng cũng mới thực hiện di chuyển được 7 hộ với 25 nhân khẩu.

Trả lời câu hỏi của PV về việc vì sao tiến độ thực hiện hợp phần dự án chậm, ông Đinh Quang Tuyên, Chủ tịch UBND TP Bắc Kạn trả lời ráo hoảnh: Tiền! Thiếu tiền!!!

Theo kế hoạch, hợp phần xây dựng hồ chứa nước Nặm Cắt có tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng sẽ chặn dòng, tích nước vào đầu năm 2016 và hoàn thành toàn bộ công trình vào đầu cuối năm 2017.

Ngập nước không còn là nguy cơ

Dự án triển khai với tiến độ “rùa bò” nên gần 6 năm qua, người dân các thôn thuộc diện phải di dời vùng hồ Nặm Cắt không yên tâm sinh sống, làm ăn tại nơi đang ở mà luôn sống trong cảnh thấp thỏm chờ đợi đến nơi ở mới.

Nằm trong vùng lòng hồ, từ năm 2015, gần 100 hộ dân ở thôn Bản Pẻn, xã Dương Quang bị thu đất canh tác, đất ở, nhà cửa và công trình trên đất cho dự án. Các gia đình sống trong cảnh “ở nhờ”, không có việc làm, không có thu nhập, chi tiêu hằng ngày đành “cấu” vào tiền được bồi thường, số tiền được bồi thường nay đã “vơi” đi nhiều, nhiều hộ lo lắng khi được chuyển ra khu tái định cư không còn đủ tiền làm nhà.


Cuộc sống tạm bợ, bất an của hàng trăm hộ dân vùng lòng hồ.

Ông Ma Hoàng Nhì, Bí thư Chi bộ thôn Bản Pẻn, xã Dương Quang, TP Bắc Kạn, cho biết: “Cả bản nằm trong lòng hồ nên sẽ phải di dời, nhưng hiện nay khu tái định cư mới chưa được xây dựng xong nên người dân rất bất an”.

Bên cạnh đó, sống trong công trường xây dựng hồ Nặm Cắt, hằng ngày các gia đình còn phải gánh chịu tiếng ồn, khói bụi từ sáng đến tối, những hôm trời mưa đường đi lối lại nhão nhoét, phải mang ủng, khổ nhất là các cháu nhỏ phải đi qua công trình xây dựng tới trường mỗi ngày. Nỗi lo lớn nhất của người dân vùng lòng hồ chưa được di dời là mùa mưa lũ đang đến gần, dòng sông Nặm Cắt bị thu hẹp quá nhiều bởi công trường xây dựng, nước trên sông Nặm Cắt sẽ dâng cao, chảy mạnh, có khi sẽ cuốn phăng nhà cửa, tài sản, đe dọa tính mạng.

Nguy cơ hơn trăm hộ dân bị cô lập giữa hồ và ngập nước trong mùa mưa năm nay là rất rõ rệt khiến một PV trong đoàn đã nửa đùa nửa thật nói với ông Lý Thải Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn rằng: Bắc Kạn sẽ sớm phải mua xuồng cứu hộ cho lãnh đạo tỉnh thăm dân mùa nước lũ.


Sạt lở tại khu tái định cư đang xây dựng.

Nguy cơ sạt lở

Để thực hiện GPMB hồ chứa nước Nặm Cắt, TP Bắc Kạn triển khai xây dựng 2 khu tái định cư là Bản Bung và Khuổi Kén.

Trong bản báo cáo ngày 12/01/2017, Chủ tịch UBND TP Bắc Kạn cho biết TP Bắc Kạn đã thi công xong khu tái định cư cho 25 hộ có nguy cơ ngập lụt khi chặn dòng giai đoạn 1 hồ chứa nước Nặm Cắt. Tuy nhiên, tại bản báo cáo này, UBND TP Bắc Kạn cũng thừa nhận “mái taluy của khu tái định cư còn cao, các hộ gia đình chưa nhận đất để di chuyển ra khỏi lòng hồ. Các hộ gia đình đề nghị phải khai thác vật liệu trước khi người dân làm nhà tránh đá lăn xuống ảnh hưởng đến tài sản và con người; đồng thời giảm chiều cao mái taluy giảm nguy cơ sạt lở”.

Theo đó, đến thời điểm chúng tôi có mặt mới chỉ có 2 hộ dân nhận đất, xây dựng nhà ở tại khu tái định cư mà TP Bắc Kạn xây dựng.

Được biết, TP Bắc Kạn đang đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho điều chỉnh tổng mức đầu tư hợp phần bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hồ chứa nước Nặm Cắt lên 460 tỷ đồng - gần gấp đôi tổng mức đầu tư đã được điều chỉnh năm 2015 (202.996 triệu đồng) và gần bằng tổng mức đầu tư toàn dự án được phê duyệt năm 2009.

Tuy vậy, một chuyên gia đang làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Dự án hồ chứa nước Nặm Cắt thuộc tỉnh Bắc Kạn là một trong các dự án không thuộc diện điều chỉnh tổng mức đầu tư. Do đó, muốn thay đổi tổng mức đầu tư phải được Quốc hội thông qua. Cũng theo vị chuyên gia này, muốn được thông qua cần phải xác định rõ lại mục đích đầu tư dự án, lỗi và trách nhiệm tính toán sai (nếu có) của các cá nhân, tổ chức bởi quyết định điều chỉnh tổng mức dự án chưa lâu (2015).

Phải chăng, dự án được “vẽ” ra để xin tiền đầu tư rồi bỏ mặc? Báo Xây dựng sẽ tiếp tục tìm hiểu và thông tin.

Thái Nguyên Nhân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Ninh: Bác khiếu nại bồi thường đất do không đủ cơ sở

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh bác bỏ khiếu nại của một công dân về việc bồi thường đất ở khi thực hiện dự án xây dựng các tuyến đường tỉnh. Đồng thời yêu cầu các bên liên quan tuân thủ phương án bồi thường đã được phê duyệt.

  • Thanh Trì (Hà Nội): Nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng vẫn “ung dung” tồn tại

    (Xây dựng) – Hiện nay, trên địa bàn xã Đại Áng, huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội đang tồn tại nhiều vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng, san lấp và sử dụng đất sai mục đích. Dù những vi phạm đã được xác định rõ, nhưng dường như chính quyền địa phương đang thiếu quyết liệt trong công tác xử lý.

  • Hoàng Mai (Hà Nội): Đề nghị xử lý dứt điểm sai phạm tại Khu tập thể Trương Định

    (Xây dựng) - Ông Hoàng Ngọc Tuấn, công dân phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có đơn phản ánh về việc chủ nhà C2 tầng 2 Khu tập thể Trương Định có hành vi vi phạm trật tự xây dựng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình nhà ở của gia đình. Sự việc diễn ra đã lâu nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

  • Cần xem xét thấu đáo quyết định thu hồi đất đối với 2 dự án tại thị xã Sa Pa

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Công nghệ Việt Mỹ mong muốn các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai xem xét một cách thấu đáo và minh bạch hơn nữa đối với quyết định thu hồi đất của 02 dự án mà Công ty này đã được giao đất từ cách đây hơn 2 thập kỷ.

  • Nguy cơ vỡ trận dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

    (Xây dựng) - Sau hơn 3 tháng phát hành hồ sơ mời thầu, hai gói thầu xây lắp thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn) do Ban Quản lý dự án (QLDA) chuyên ngành giao thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm chủ đầu tư đã buộc phải hủy thầu khiến dự án cấp bách này có nguy cơ rơi vào cảnh vỡ trận.

  • Thị xã Hoài Nhơn (Bình Định): Liệu có “khuất tất” trong lựa chọn nhà thầu?

    (Xây dựng) – Là một doanh nghiệp còn non trẻ (được thành lập từ năm 2022), không có trụ sở văn phòng, không có biển hiệu Công ty… thế nhưng Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp Thái Bình ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn được UBND xã Hoài Sơn lựa chọn làm đơn vị chấm thầu cho dự án Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử Trận tập kích Trụ sở Ngụy quyền xã Hoài Sơn năm 1961 (giai đoạn 1). Từ đây, việc chấm thầu của đơn vị này đã gây nhiều nghi vấn, bức xúc cho các nhà thầu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load