Thứ sáu 26/04/2024 02:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bài 1: Những quyết định khó khăn

Bắc Giang: Vì sao “mở đường” cho doanh nghiệp hoạt động trong “tâm dịch”?

16:05 | 29/05/2021

(Xây dựng) – Với phương châm “Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”, UBND tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch tổ chức lại hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp tại 4 khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh, bắt đầu từ ngày 26/5. Liệu đây là bước đi táo bạo hay một sự “đánh cược” với đại dịch Covid-19 của tỉnh Bắc Giang?

bac giang vi sao mo duong cho doanh nghiep hoat dong trong tam dich
Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang), một trong những khu công nghiệp đã cơ bản được lấp đầy mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho tỉnh Bắc Giang.

Cú đánh ngang lưng…

Theo số liệu từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, trong 5 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã thu hút được hơn 735 triệu USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Trên bản đồ các tỉnh phát triển công nghiệp của Việt Nam, tỉnh Bắc Giang đang nổi lên là một địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều tập đoàn lớn của thế giới cũng đã trở về Bắc Giang để thiết lập hoạt động đầu tư tại đây.

Tuy nhiên, cũng trong tháng 5/2021, dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại 4 khu công nghiệp lớn nhất của tỉnh là Vân Trung, Đình Trám, Quang Châu và Song Khê - Nội Hoàng. Đây cũng là nơi tập trung hơn 160 nghìn công nhân từ mọi miền Tổ quốc về làm việc. Tính đến ngày 26/5, tỉnh Bắc Giang đã có gần 1,5 nghìn người dương tính với Covid-19, trong đó chủ yếu là công nhân của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên. Bắc Giang đã thực hiện hàng loạt các biện pháp mạnh để khống chế dịch bệnh: Thực hiện giãn cách xã hội đối với hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh, tiến hành xét nghiệm sàng lọc hàng trăm nghìn lượt trong thời gian rất ngắn, phong tỏa các khu nhà trọ, các thôn, tổ dân phố có đông người lao động của các doanh nghiệp ở trọ…

Và đặc biệt, Bắc Giang đã phải thực hiện một biện pháp chưa bao giờ được áp dụng tại bất kỳ địa phương nào. Đó là việc tạm dừng sản xuất với 4 khu công nghiệp được coi là đầu tàu là trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh; trong đó có hàng loạt cái tên đình đám như: Samsung, Foxcon, Luxshare… Những cái tên không chỉ có vai trò với nền kinh tế của tỉnh mà còn là một thành phần không thể thiếu trong chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu.

Trước đó, trong tối 17/5, toàn thể lãnh đạo cao cấp nhất của UBND tỉnh Bắc Giang đã có một cuộc họp căng thẳng với 25 doanh nghiệp hàng đầu của các khu công nghiệp này chỉ để trả lời câu hỏi: Có nên đóng cửa các khu công nghiệp hay không? Một số doanh nghiệp đồng tình với phương án này nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp băn khoăn nếu như điều này được thực hiện. Không băn khoăn sao được khi phía sau đó là nỗi lo đình trệ sản xuất, thiếu hụt về nhân lực, lãng phí tài sản và cao nhất là khiến cho các đối tác có thể giảm hoặc thậm chí là cắt đơn hàng của doanh nghiệp? Ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang khi đó đã rất trăn trở: “Giải pháp chống dịch tốt nhất là ai ở yên đó, cắt đứt nguồn lây. Sau đó, dùng xét nghiệm sàng lọc, cách ly phong tỏa không cho lan rộng. Đó là cách chống dịch hiệu quả đã được tổng kết. Tuy vậy, tỉnh vẫn tính đến lợi ích của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên chính quyền luôn hiểu, thông cảm khó khăn của doanh nghiệp, người lao động”

Giải bài toán “mâu thuẫn”…

Từ 00h ngày 18/5 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khi tỉnh Bắc Giang quyết định tạm dừng hoạt động đối với 4 khu công nghiệp: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung và Song Khê - Nội Hoàng. Tại thời điểm đó, toàn tỉnh mới phát hiện hơn 350 ca dương tính với Covid-19. Cùng với đó, tỉnh này thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn người lao động rời khỏi các khu công nghiệp và các khu nhà trọ, tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ số lượng người nghi nhiễm không rời khỏi địa bàn tỉnh Bắc Giang.

bac giang vi sao mo duong cho doanh nghiep hoat dong trong tam dich
Khám sáng lọc đối với công nhân ở trọ tại thôn Trung Đồng, xã Vân Trung, huyện Việt Yên.

Thời gian sau ngày 18/5, toàn bộ các khu vực có liên quan đến các doanh nghiệp và người lao động thuộc 4 khu công nghiệp này được kiểm soát gắt gao. Tỉnh Bắc Giang đặt ra mục tiêu phải lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ người lao động tại các khu công nghiệp này trong thời gian sớm nhất. Các biện pháp được đặt ra là phong tỏa toàn bộ các khu nhà trọ, các xóm, tổ dân phố có đông người lao động và tất cả các doanh nghiệp. Người lao động ở các nhà máy cũng không thể ra ngoài được, trong khi những công nhân cũng không thể ra vào nhà máy được nữa. Các đoàn cứu trợ được huy động cả ngày lẫn đêm để nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả những người đang sinh sống trong và ngoài khu vực 4 khu công nghiệp trên. Công tác xét nghiệm tầm soát dịch bệnh được đặt lên hàng đầu.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND huyện Việt Yên cho biết: “UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, công an lập danh sách từng nhà trọ. Chúng tôi mong muốn tất cả người dân chung sức, chung lòng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch”.

Ngày 25/5, tỉnh Bắc Giang công bố 375 ca nhiễm được phát hiện trong một ngày. Đây là con số được ghi nhận bởi các mẫu xét nghiệm các ngày trước dồn lại, nhưng cũng là con số cao kỷ lục trong lịch sử từ khi bùng phát dịch Covid-19 trên đất nước ta. Tổng cộng, đến 17h ngày 25/5, toàn tỉnh Bắc Giang có gần 1,4 nghìn người dương tính với Covid-19, một con số cũng được đánh giá là cao kỷ lục của Việt Nam và khiến không ít người dân hoang mang. Thế nhưng, cũng vào thời điểm đó, Bắc Giang lại đưa ra quyết định cho hoạt động trở lại cả… 4 khu công nghiệp trên địa bàn.

Giải thích về điều này, ông Lê Ánh Dương - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Để áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội đối với các khu lưu trú của công nhân thì sẽ có hàng vạn người phải nghỉ việc, cùng với đó là thời gian cách ly dài sẽ gây khó khăn về cung cấp lương thực, thực phẩm, chăm lo đời sống của nhân dân. Còn đối với các doanh nghiệp, nếu để đứt gãy chuỗi cung ứng từ Bắc Giang có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. “Câu chuyện không để dứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất và chống Covid-19 là hai bài toán mâu thuẫn với nhau. Trách nhiệm của chúng tôi và các cơ quan Trung ương là làm sao hóa giải được mâu thuẫn ấy, vừa chống được dịch trong các khu công nghiệp, vừa từng bước khởi động lại chuỗi sản xuất”.

08 doanh nghiệp dự kiến sẽ được sản xuất trở lại sau khi tỉnh Bắc Giang cho phép mở cửa trở lại đối với các KCN trên địa bàn tỉnh: Tại KCN Đình Trám: Công ty TNHH sản xuất Sanwa Việt Nam, Tại KCN Song Khê – Nội Hoàng: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang: Dự án nhà máy giấy Xương Giang. Tại KCN Vân Trung: Công ty TNHH New Wing Interconnect Technology. Tại KCN Quang Châu là 5 DN: Công TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang, Công ty TNHH công nghệ chính xác Fuyu, Công ty TNHH New Hope, Công ty TNHH Đặc Khu Hope, Công ty TNHH Si Flex Việt Nam.

Loạt bài: Bắc Giang vì sao “mở đường” cho doanh nghiệp hoạt động trong “tâm dịch”? tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

 Chương Huyền - Kim Thoa - Thân Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load