Thứ tư 20/11/2024 08:36 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Sân bay Long Thành bị chê đắt đỏ, Chính phủ giải trình câu hỏi nóng

16:29 | 24/11/2019

Chính phủ vừa có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Quốc hội về Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Trong đó, Chính phủ giải trình nhiều vấn đề “nóng” được các đại biểu quốc hội thảo luận.

Sân bay Long Thành có đắt hơn các sân bay cùng loại?

Thảo luận tại nghị trường, một số Đại biểu Quốc hội cho rằng vốn đầu tư sân bay Long Thành 16 tỷ USD là “đắt đỏ” so với các sân bay cùng loại.

Theo đó, cần so sánh tổng mức đầu tư của sân bay Long Thành với 2 công trình sân bay hiện đại nhất thế giới mới vận hành năm 2019 là sân bay Đại Hưng - Bắc Kinh, diện tích 4.700 ha tương đương với Long Thành, thiết kế 7 đường băng công suất 100 triệu hành khách và 4 triệu tấn hàng hóa, vốn đầu tư 11,5 tỷ USD; sân bay Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế 4 đường băng, công suất 90 triệu lượt hành khách, vốn đầu tư 12 tỷ USD.

Giải trình vấn đề này, Chính phủ cho biết trong số 16 tỷ USD của Cảng hàng không Long Thành, thì tổng mức đầu tư cho phần xây dựng hạ tầng khoảng 15,05 tỷ USD.

san bay long thanh bi che dat do chinh phu giai trinh cau hoi nong
Sân bay Long Thành 16 tỷ USD: 2021 khởi công nếu được Quốc hội thông qua

So sánh quốc tế cho thấy với suất đầu tư khoảng 15 tỷ USD/100 triệu hành khách của Cảng hàng không quốc tế Long Thành là tương đương với suất đầu tư các cảng hàng không lớn trên thế giới.

Cụ thể:

Cảng hàng không quốc tế Đại Hưng - Trung Quốc (xây dựng năm 2014 vận hành khai thác từ tháng 9/2019) có tổng mức đầu tư khoảng 11,7 tỷ USD (tại thời điểm hoàn thành), công suất 72 triệu hành khách/năm, tức khoảng 16,26 tỷ USD/100 triệu hành khách.

Cảng hàng không Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ (xây dựng năm 2015 vận hành khai thác năm 2018) có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD, công suất 90 triệu hành khách/năm, tức khoảng 13,33 tỷ USD/100 triệu hành khách (tính tại thời điểm 2015, do đó tính trượt giá đến thời điểm hiện nay là khoảng 14,59 tỷ USD/100 triệu hành khách).

Còn tổng mức đầu tư (bao gồm cả dự phòng khối lượng và dự phòng trượt giá theo quy định) giai đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành là hơn 4,7 tỷ USD.

So sánh quốc tế, Chính phủ khẳng định: Với suất đầu tư hơn 4,7 tỷ USD/25 triệu hành khách của Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 là tương đương với suất đầu tư của các cảng hàng không lớn trên thế giới.

Ví dụ, Dự án sân bay Frankfurt - Đức giai đoạn 3 (khởi công tháng 4/2019) có tổng mức đầu tư khoảng 4,5 tỷ USD cho công suất 21 triệu hành khách/năm, tức khoảng 5,3 tỷ USD/25 triệu hành khách.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Incheon- Hàn Quốc giai đoạn 3 (vận hành khai thác từ tháng 1/2018) có tổng mức đầu tư khoảng 4,3 tỷ USD cho công suất 18 triệu hành khách/năm, tức khoảng 5,9 tỷ USD/25 triệu hành khách.

Chính phủ cho rằng: Sự so sánh này chỉ mang ý nghĩa tham khảo. Do cảng hàng không là một công trình phức hợp, nên sự khác biệt về mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, phạm vi công việc thực hiện, thời điểm đầu tư, công nghệ áp dụng, các chính sách thuế, phí, dự phòng ở các quốc gia khác nhau nên tổng mức đầu tư sẽ khác nhau.

Sân bay Long Thành có cần tới 5.000 ha đất?

Theo Báo cáo nghiên cứu Tiền khả thi (Pre-FS) đã được Quốc hộ ithông qua, CHKQT Long Thành có diện tích là 5.000 ha đất, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Có ý kiến cho rằng diện tích này là quá lớn nếu so với các sân bay khác.

Theo Chính phủ, việc chỉ đưa ra một số chỉ tiêu để so sánh về quy mô sử dụng đất của Long Thành với một số cảng hàng không trên thế giới là “chưa hoàn toàn phù hợp” vì chưa đủ các thông tin như: công suất khai thác hàng hóa, các công trình phụ trợ dịch vụ thương mại, hay mức dịch vụ của cảng hàng không...

Cụ thể, Cảng hàng không Heathrow (Anh) hiện tại với diện tích khoảng 1.200 ha, khai thác 80 triệu hành khách/năm là sân bay cũ đã được phát triển mở rộng qua nhiều giai đoạn với nhà ga hành khách đầu tiên từ năm 1968 và hiện tại chỉ khai thác được công suất hàng hóa là 1,7 triệu tấn/năm và đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng để nâng công suất hàng hóa. Việc mở rộng vẫn rất hạn chế do phải thực hiện việc giải phóng mặt bằng các khu dân cư, công nghiệp lân cận.

Cảng hàng không Sydney ở Masot (Úc) bắt đầu hoạt động từ những năm 1970 với diện tích khoảng 900ha; hiện khai thác với công suất 44 triệu hành khách/năm và 400.000 tấn hàng hóa/năm.

“Công suất được đại biểu Quốc hội đề cập 74 triệu hành khách/năm là công suất quy hoạch phát triển mở rộng năm 2033”, Chính phủ nêu rõ sự nhầm lẫn của một số đại biểu Quốc hội.

Cảng hàng không Bắc kinh diện tích 1.480 ha với công suất 85 triệu hành khách/năm là sân bay cũ, hiện đã quá tải do hạn chế về cơ sở hạ tầng. Hiện tại Trung Quốc đã xây dựng một cảng hàng không mới là Đại Hưng với tổng diện tích đất khoảng 4.700 ha, công suất thiết kế 100 triệu hành khách/năm là tương đương với quy mô sử dụng đất của cảng hàng không quốc tế Long Thành.

3 sân bay trong bán kính 30 km: Việt Nam không phải ngoại lệ

Một số ý kiến đề nghị rà soát sự giao cắt vùng hoạt động bay giữa các sân bay: cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay Biên Hòa, cảng hàng không quốc tế Long Thành, cả 3 sân bay nằm trong bán kính 30 km.

Chính phủ cho rằng: Cảng hàng không quốc tế Long Thành cách sân bay Biên Hòa khoảng 30km, cách cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 43 km, khoảng cách giữa Tân Sơn Nhất tới sân bay Biên Hòa khoảng 25 km.

“Trên thế giới và tại Việt Nam, việc có từ hai sân bay trở lên nằm gần nhau trong bán kính 50 km không phải ngoại lệ”, Chính phủ nhận định.

Ví dụ: sân bay Nội Bài cách sân bay Gia Lâm 18 km, sân bay Changi cách sân bay quân sự Paya Lebar 8 km; tại Bangkok, sân bay Don Muong cách sân bay Suvarnabhumi 25 km v.v... Các sân bay này đều sử dụng chung vùng trời cho các hoạt động bay.

Theo Lương Bằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Phú Yên nâng cao tỷ lệ nội địa hoá ngành Dệt may và Da giày

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch phát triển ngành Dệt may và Da giày Phú Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 của UBND tỉnh, địa phương đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và da giày bình quân giai đoạn 2023 - 2030 đạt 10,45%/năm.

    19:02 | 19/11/2024
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng đường nối cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa gửi thông báo đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) và Công ty TNHH MTV Đầu tư BOT TP.HCM - Trung Lương (doanh nghiệp dự án) về việc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1).

    19:02 | 19/11/2024
  • Cao Bằng: Chuyển đổi hơn 18ha rừng tự nhiên để làm thủy điện

    (Xây dựng) - Nhà máy thủy điện Bảo Lạc A (Cao Bằng) dự kiến khởi công trong quý III/2024. Dự án này cần chuyển đổi 18,08ha rừng tự nhiên.

    15:35 | 19/11/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh, bổ sung ngành nghề hoạt động của Cụm công nghiệp Hợp Thắng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 4543/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung ngành nghề hoạt động của Cụm công nghiệp Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn.

    15:29 | 19/11/2024
  • Quảng Ninh: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Tính đến hết 10 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh mới chỉ đạt 41,6% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (44,6%). Để đạt được mục tiêu giải ngân từ nay đến cuối năm 2024, hiện tỉnh Quảng Ninh đang quyết liệt triển khai tất cả các biện pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024.

    15:27 | 19/11/2024
  • Quy hoạch vùng ven biển Quảng Ninh và Lệ Thủy trở thành trung tâm kinh tế phía Nam tỉnh Quảng Bình

    (Xây dựng) - Hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy có chiều dài đường bờ biển hơn 45km, đây là vùng thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như cảnh quan thiên nhiên... phù hợp cho phát triển các khu đô thị nghỉ dưỡng và du lịch. Do vậy, việc lập quy hoạch, xây dựng các khu chức năng mới, kết nối với các khu dân cư hiện hữu một cách hợp lý sẽ tạo động lực, thúc đẩy phát triển khu vực này trở thành vùng kinh tế phía Nam của tỉnh Quảng Bình.

    15:25 | 19/11/2024
  • Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau loạt kiến nghị của cử tri, những vướng mắc tại 2 dự án bệnh viện lớn gồm Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam đã dần được tháo gỡ. Với “tối hậu thư” phải đưa 2 công trình vào hoạt động trong 6 tháng tới, cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng về một cuộc hồi sinh không “lần nữa”, không lãng phí và không để “lỡ hẹn” đúng như mong muốn mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

    10:51 | 19/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Công điện đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư tiếp tục ưu tiên tập trung giải ngân các nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn kéo dài và các nguồn vốn có thời hạn thanh toán đến ngày 31/12/2024.

    10:45 | 19/11/2024
  • Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

    10:29 | 19/11/2024
  • Lạng Sơn: Thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 với tổng mức đầu tư 464 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Việc thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 là một bước tiến quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh, tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương; đồng thời khẳng định vị thế của Lạng Sơn như một điểm đến đầu tư công nghiệp quan trọng tại miền Bắc.

    21:46 | 18/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load