Thứ ba 19/11/2024 17:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Quảng Ninh: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

15:27 | 19/11/2024

(Xây dựng) - Tính đến hết 10 tháng năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Ninh mới chỉ đạt 41,6% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (44,6%). Để đạt được mục tiêu giải ngân từ nay đến cuối năm 2024, hiện tỉnh Quảng Ninh đang quyết liệt triển khai tất cả các biện pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024.

Quảng Ninh: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Nút giao Đầm Nhà Mạc - nút giao lớn nhất tỉnh Quảng Ninh dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2024. (Ảnh: Đỗ Phương)

Tại Kỳ họp thứ 22 (ngày 5/11/2024), HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã điều chỉnh tổng kế hoạch đầu tư công năm 2024 của tỉnh Quảng Ninh là trên 12.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương trên 510 tỷ đồng; ngân sách tỉnh trên 3.650 tỷ đồng; ngân sách huyện trên 7.870 tỷ đồng. Với số nguồn vốn vừa được điều chỉnh, thì đến hết tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt 41,6% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ 2023 (44,6%). Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đã thực hiện giải ngân đạt 53,3% kế hoạch; ngân sách tỉnh giải ngân đạt 38,8% kế hoạch; ngân sách huyện giải ngân đạt 42% kế hoạch.

Tỷ lệ giải ngân những nguồn vốn này không đạt theo kỳ vọng và kế hoạch đề ra. Hiện có 14 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân cao hơn bình quân toàn tỉnh (41,6%); còn lại 8 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân toàn tỉnh, gồm: Viện Kiểm soát nhân dân tỉnh 29,8%, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 7,9%, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh 20,7%, Công an tỉnh 27,4%, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 17,5%, thành phố Hạ Long 31,2%, thành phố Cẩm Phả 4,5%, thành phố Đông Triều 40%.

Riêng về nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, ngoài số nguồn vốn thanh quyết toán các dự án hoàn thành đảm bảo theo tiến độ đề ra, còn lại nguồn vốn cho các dự án chuyển tiếp và khởi công mới có tỷ lệ giải ngân rất thấp. Đối với 28 dự án chuyển tiếp trong năm 2024, đến nay mới giải ngân được trên 1.000 tỷ đồng. Mặc dù là nhóm dự án chuyển tiếp nhưng có 14/28 dự án có tỷ lệ giải ngân thấp hơn bình quân toàn tỉnh, trong đó một số dự án có kế hoạch vốn lớn nhưng giải ngân rất thấp, như: Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến Đông Triều, đoạn từ Đường tỉnh 338 đến thành phố Đông Triều (giai đoạn 1); cải tạo, nâng cấp QL279 đoạn từ Km0+00 đến Km8+600; trụ sở Trung tâm Truyền thông tỉnh.

Đối với 16 dự án khởi công mới, kế hoạch vốn đã bố trí trên 2.500 tỷ đồng, đến nay mới giải ngân được trên 210 tỷ đồng, đạt 8,5% kế hoạch. Nếu không tính 5 dự án bổ sung kế hoạch vốn tại kỳ họp tháng 7/2024 của HĐND tỉnh, đến nay chỉ có 5 dự án đã khởi công, còn lại 1 dự án đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu, 2 dự án đang đấu thầu xây lắp, còn lại 3 dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đang trong quá trình triển khai thực hiện, dự kiến khởi công trong quý IV/2024.

Quảng Ninh: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Trụ sở Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh xây dựng tại phường Hồng Hải (thành phố Hạ Long) có tổng mức đầu tư gần 770 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Công trình được thiết kế khối nhà 20 tầng, với tổng độ cao hơn 105m, diện tích sàn gần 22.000m2. (Ảnh: QMG)

Thống kê cho thấy cả 3 nguồn vốn (Trung ương, tỉnh và huyện) đều có tỷ lệ giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân tỷ lệ giải ngân còn thấp được xác định là do bối cảnh chung của cả nước trong năm nay, khi một số bộ Luật, đặc biệt là Luật Đất đai, có hiệu lực, nhưng các nghị định hướng dẫn lại chậm và chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của một số dự án. Một số dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh gặp khó khăn do thiếu nguyên vật liệu như đất, cát và bãi đổ thải, dẫn đến tiến độ thực hiện bị chậm.

Ngoài ra, cơn bão số 3 đã tác động trực tiếp đến tiến độ của các dự án, đặc biệt là các dự án giao thông chuyển tiếp. Trong tháng 9 vừa qua, Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào công tác khắc phục hậu quả của bão, khiến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại tỉnh không đạt như mong muốn.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng chưa có nguồn để giải ngân do nguồn thu từ tiền sử dụng đất không đảm bảo theo kế hoạch. Đơn cử như thành phố Hạ Long, tính đến hết ngày 15/10/2024, số thu từ tiền sử dụng đất của thành phố Hạ Long mới đạt gần 800 tỷ đồng (đạt 17% kế hoạch và 77% so với cùng kỳ năm 2023) - con số rất thấp so với chỉ tiêu được tỉnh giao năm 2024 là 4.687 tỷ đồng. Trong khi thành phố Hạ Long là đơn vị có kế hoạch vốn lớn, kết quả giải ngân của thành phố ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của toàn tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024.

Theo UBND thành phố Hạ Long, nguyên nhân chính khiến cho số thu tiền sử dụng đất của thành phố Hạ Long đạt thấp liên quan trực tiếp đến số thu từ dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh của Tập đoàn Vingroup. Để thực hiện các bước theo đúng quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thuê đơn vị tư vấn xây dựng giá đất, đơn vị tư vấn đã tổ chức thu thập hồ sơ, tài liệu, khảo sát và thực hiện quy trình định giá. Tuy nhiên, ngày 26/8/2024, đơn vị tư vấn đã có văn bản báo cáo, đề nghị từ chối, chấm dứt, thanh lý hợp đồng định giá đất dẫn đến dự án này không đảm bảo thời gian định giá đất trong năm 2024. Thành phố cũng làm việc với một số doanh nghiêp và có doanh nghiệp đồng ý chủ trương tạm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách. Tuy nhiên, cơ chế tạm nộp sẽ gặp vướng mắc do UBND tỉnh chưa phê duyệt giá đất cụ thể nên việc tạm nộp là không phù hợp với quy định hiện hành. Những vướng mắc nói trên dẫn tới thành phố hụt thu tiền sử dụng đất là 2.167 tỷ đồng từ dự án (chiếm trên 40% số thu tiền sử dụng đất của cả thành phố). Hiện thành phố Hạ Long đang triển khai nhiều giải pháp để bù đắp phần nào các khoản bị hụt thu như: Đối với các dự án đã được giao đất, thành phố tiếp tục phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh tiến độ xác định giá đất các dự án theo chỉ đạo của UBND. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với chủ đầu tư còn nợ tiền đất trên địa bàn thành phố.

Chỉ còn không đầy 2 tháng nữa là thời hạn niên độ giải ngân năm sẽ kết thúc, trong khi với kết quả giải ngân vốn đầu tư công đến hết tháng 10/2024, thì số vốn còn lại tỉnh Quảng Ninh phải giải ngân trong 2 tháng cuối năm 2024 và tháng 1/2025 khoảng 6.000 tỷ đồng, bình quân giải ngân 2.000 tỷ đồng/tháng. Xác định đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành, chủ đầu tư của tỉnh phải hết sức nỗ lực, cố gắng để hoàn thành, hiện tỉnh Quảng Ninh đang quyết liệt triển khai tất cả các biện pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024.

Quảng Ninh: Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm
Lãnh đạo thành phố Hạ Long làm việc với Tập đoàn Vingroup để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh. (Ảnh: Hoàng Nga)

Thực hiện Công điện số 104/CĐ-TTg (ngày 8/10/2024) của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các chủ đầu tư, Sở, ngành, địa phương của tỉnh bám sát vào nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn chủ trì tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên, vật liệu san lấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Yêu cầu Chủ tịch UBND Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên, là các địa phương được giao nhiệm vụ GPMB để phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh, kiểm đếm tiến độ, mức độ giải quyết những vướng mắc đã tồn tại từ đầu năm 2024 mà đến hết tháng 10/2024, vẫn chưa giải quyết xong làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án; Thực hiện rà soát và điều chuyển kế hoạch đầu tư vốn từ các dự án chậm giải ngân sang những dự án có tiến độ tốt.

Yêu cầu các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thu ngân sách địa bàn, dành tối đa các nguồn thu để bù đắp hụt thu tiền sử dụng đất, đảm bảo cao nhất kế hoạch đầu tư công năm 2024, đặc biệt là thành phố Hạ Long, bởi đây là đơn vị có kế hoạch vốn lớn, kết quả giải ngân của thành phố ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của toàn tỉnh trong năm 2024. Giải ngân vốn đầu tư công phải đảm bảo thực chất, không lạm dụng việc tạm ứng hợp đồng; quản lý chặt chẽ việc tạm ứng hợp đồng theo đúng quy định và chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 2023/UBND-GTCN&XD ngày 26/7/2024.

Từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các chủ đầu tư, Sở, ban, ngành khẩn trương hoàn tất quyết toán cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án chưa hoàn tất, các chủ đầu tư cần dựa trên khối lượng hoàn thành để lập báo cáo quyết toán và bảo đảm không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu các chủ đầu tư và nhà thầu nâng cao năng lực về trang thiết bị và nhân lực, tận dụng thời tiết thuận lợi để thúc đẩy thi công, đảm bảo chất lượng và khối lượng cho các dự án đầu tư công cũng như đầu tư ngoài ngân sách.

Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư được giao nguồn vốn chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng nhà thầu thi công công trình, tuyệt đối không để xảy ra vi phạm về chất lượng công trình, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí hoặc làm thất thoát tài sản, ngân sách Nhà nước trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Thường xuyên rà soát, kiểm tra hiện trường, thay thế kịp thời các nhà thầu có năng lực yếu kém; kiên quyết không để xảy ra tình trạng thông thầu, bán thầu.

Hoàng My

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quy hoạch vùng ven biển Quảng Ninh và Lệ Thủy trở thành trung tâm kinh tế phía Nam tỉnh Quảng Bình

    (Xây dựng) - Hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy có chiều dài đường bờ biển hơn 45km, đây là vùng thuận lợi về vị trí địa lý, cũng như cảnh quan thiên nhiên... phù hợp cho phát triển các khu đô thị nghỉ dưỡng và du lịch. Do vậy, việc lập quy hoạch, xây dựng các khu chức năng mới, kết nối với các khu dân cư hiện hữu một cách hợp lý sẽ tạo động lực, thúc đẩy phát triển khu vực này trở thành vùng kinh tế phía Nam của tỉnh Quảng Bình.

    15:25 | 19/11/2024
  • Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau loạt kiến nghị của cử tri, những vướng mắc tại 2 dự án bệnh viện lớn gồm Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam đã dần được tháo gỡ. Với “tối hậu thư” phải đưa 2 công trình vào hoạt động trong 6 tháng tới, cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng về một cuộc hồi sinh không “lần nữa”, không lãng phí và không để “lỡ hẹn” đúng như mong muốn mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

    10:51 | 19/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Công điện đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư tiếp tục ưu tiên tập trung giải ngân các nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn kéo dài và các nguồn vốn có thời hạn thanh toán đến ngày 31/12/2024.

    10:45 | 19/11/2024
  • Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

    10:29 | 19/11/2024
  • Lạng Sơn: Thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 với tổng mức đầu tư 464 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Việc thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 là một bước tiến quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh, tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương; đồng thời khẳng định vị thế của Lạng Sơn như một điểm đến đầu tư công nghiệp quan trọng tại miền Bắc.

    21:46 | 18/11/2024
  • Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa

    (Xây dựng) - Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài.

    17:40 | 18/11/2024
  • Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, hướng tới tăng trưởng bền vững

    (Xây dựng) - Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh Bình Phước đang tập trung thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

    17:39 | 18/11/2024
  • Hải Dương xây dựng 4 trụ cột chính để trở thành tỉnh công nghiệp công nghệ cao

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đặt mục tiêu trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ cao bền vững, tận dụng tối đa vị trí chiến lược và khả năng liên kết vùng.

    17:38 | 18/11/2024
  • Ninh Bình: Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thời điểm cuối năm

    (Xây dựng) – Chỉ còn thời gian ngắn nữa là kết thúc năm 2024, vì vậy mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư phải quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

    16:56 | 18/11/2024
  • 4 yếu tố giúp Hưng Yên là địa phương có “sức hút nóng” về công nghiệp

    (Xây dựng) - Hưng Yên đang tập trung chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp hiện hữu thành các trung tâm thân thiện với môi trường bằng cách nghiêm cấm các ngành Công nghiệp gây ô nhiễm. Cách tiếp cận chiến lược này dự kiến sẽ thu hút được nguồn đầu tư đáng kể, hiện đã đảm bảo được 18 nguồn đầu tư cho các khu công nghiệp xanh.

    16:49 | 18/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load