Thứ bảy 27/04/2024 01:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Việt Nam nhập siêu cực lớn từ Trung Quốc

14:49 | 16/01/2021

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, hết năm 2020, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn từ các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, các mặt hàng phục vụ đầu vào các ngành sản xuất hoặc là phần chi phí cố định.

Cụ thể, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Việt Nam năm 2020 đạt hơn 84,2 tỷ USD, tăng gần 9 tỷ USD so với năm trước, xuất khẩu tăng hơn 8 tỷ USD.

Tuy nhiên, do Việt Nam nhập khẩu nhiều loại máy móc, thiết bị và linh kiện cho đầu vào sản xuất từ Trung Quốc nên nhập siêu ghi nhận rất cao - trên 35,3 tỷ USD, tăng hơn 1,3 tỷ USD so với nhập siêu của thị trường này năm 2019.

viet nam nhap sieu cuc lon tu trung quoc
Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn rất lớn

Các loại hàng nhập khẩu có giá trị lớn từ Trung Quốc bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện với 18,4 tỷ USD, máy móc, thiết bị, phụ tùng hơn 17 tỷ USD, các loại điện thoại, linh kiện là 7,8 tỷ USD, vải 7,2 tỷ USD, sau đó là các loại sắt thép gần 5 tỷ USD, nguyên liệu dệt máy, da giày hơn 2,5 tỷ USD.

Trong khi đó, đây cũng là thị trường có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ.

Cụ thể, năm 2020, Việt Nam xuất hơn 48,9 tỷ USD hàng sang Trung Quốc, tăng gần 8 tỷ USD so với năm trước. Các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là điện thoại, linh kiện hơn 12,3 tỷ USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử hơn 11 tỷ USD, các loại hàng khác như sơ sợi, dệt máy, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch từ 1 đến hơn 2 tỷ USD.

Do Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhập khẩu các loại máy móc, linh kiện từ Trung Quốc nên việc giảm nhập siêu từ thị trường này rất khó khăn và trở thành thách thức lớn. Dường như, qua các năm, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đều có sự gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.

Thị trường thứ 2 là Hàn Quốc, Việt Nam nhập siêu hơn 27,8 tỷ USD để nhập các loại hàng hóa từ nước này, trong đó kim ngạch nhập khẩu gần 47 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu hơn 19 tỷ USD.

Các loại hàng hóa Việt Nam nhập nhiều nhất từ nước này là máy vi tính, điện tử và linh kiện đạt hơn 17,1 tỷ USD, điện thoại và linh kiện hơn 7,7 tỷ USD, bên cạnh đó là máy móc hơn 6 tỷ USD...

Đáng nói, năm 2020 Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc lên đến hơn 1 tỷ USD, trong đó chủ yếu là xăng dầu thành phẩm, được miễn thuế theo hiệp định thương mại tự do song phương được ký kết giữa hai nước.

Các loại hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại, kinh kiện đạt hơn 4,5 tỷ USD, các loại hàng hóa như dệt may, vi tính, điện tử và linh kiện đạt hơn 2,8 tỷ USD...

Năm 2020, thương mại Việt - Mỹ có nhiều chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao, trong đó xuất siêu hàng hóa Việt Nam sang Mỹ đạt gần 63,3 tỷ USD, cao nhất trong các đối tác thương mại, tăng hơn 16,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

Những loại hàng hóa Việt Nam xuất sang Mỹ nhiều phải kể đến dệt may gần 14 tỷ USD, đồ gỗ hơn 7,2 tỷ USD.

Một thị trường đáng chú ý khác là Thái Lan, năm 2020 việt nam vẫn nhập siêu hơn 6,1 tỷ USD hàng hóa từ nước này, giảm nhẹ so với năm trước. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu của nước này về Việt Nam đạt 11 tỷ USD, trong khi hàng Việt chỉ xuất sang Thái được gần 5 tỷ USD.

Đối tác kinh tế rất quan trọng của Việt Nam là Nhật, năm 2020 vẫn giữ được thế cân bằng thương mại. Cụ thể, Việt Nam xuất sang Nhật trị giá gần 19,2 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa về đạt giá trị 20,3 tỷ USD, nhập siêu 1,1 tỷ USD. Cùng kỳ năm 2019, Việt Nam xuất siêu sang Nhật 800 triệu USD.

Về cơ bản, thương mại Việt Nam có năm nhập siêu, có năm xuất siêu nhưng chênh lệch không đáng kể, nghiêm trọng so với tiềm lực của nền kinh tế lớn hàng đầu châu Á và một trong những nền kinh tế có mối quan hệ thương mại - đầu tư lớn nhất ở Việt Nam hiện nay.

Theo An Linh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại Vương quốc Hà Lan

    (Xây dựng) - Trong hai ngày 23 và 24/4, tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Ngô Hướng Nam; thăm, làm việc với Tập đoàn Boskalis và Công ty Royal Van Oord về lấn biển, xây dựng cảng biển và Tập đoàn Pondera về điện gió ngoài khơi.

    09:17 | 26/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load