Thứ bảy 27/07/2024 19:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

VICEM Bút Sơn: Tạo động lực để phát triển bền vững

15:03 | 21/01/2023

(Xây dựng) - Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi sản xuất xanh, giảm chi phí biến đổi để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty CP Xi măng VICEM Bút Sơn đã tạo động lực vững chắc cho tăng trưởng. Trong bối cảnh thị trường xi măng khó khăn, thách thức, chiến lược của VICEM Bút Sơn được đánh giá là hiệu quả và đúng hướng.

VICEM Bút Sơn: Tạo động lực để phát triển bền vững
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Xây dựng tới thăm và làm việc với VICEM tại VICEM Bút Sơn.

Tạo động lực để tăng trưởng

Theo ông Lê Hữu Hà - Phó tổng giám đốc VICEM, thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Đề án tái cấu trúc toàn diện Tổng công ty giai đoạn 2019 - 2025 đã được Bộ Xây dựng phê duyệt; thực hiện kế hoạch 5 năm; VICEM đẩy mạnh tái cấu trúc toàn diện; tập trung đổi mới sáng tạo. Hiện VICEM đang rà soát các dây chuyền sản xuất clinker để xử lý nút thắt, tiết giảm chi phí sản xuất, đẩy mạnh xử lý rác, tăng sử dụng nguyên nhiên liệu thay thế; vừa đảm bảo hiệu quả trực tiếp cho doanh nghiệp, đồng thời chung tay cùng xã hội, cộng đồng, đất nước góp phần xử lý các vấn đề môi trường.

Với quyết tâm cao, từ năm 2019 đến nay, VICEM Bút Sơn là một trong những đơn vị đi đầu trong VICEM triển khai các chương trình đổi mới sáng tạo. Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển; trước khi cải tạo, dây chuyền 1 của VICEM Bút Sơn (do hãng Technip - Pháp thiết kế, cung cấp và lắp đặt) chưa đạt năng suất thiết kế, tiêu hao điện, nhiệt ở mức cao. Vận tốc liệu tại đáy C4, C5 quá cao so với tiêu chuẩn; do thời gian lưu liệu trên calciner ngắn nên phải sử dụng than có phẩm cấp cao. Đây là nút thắt lớn cần tháo gỡ, nhất là trong bối cảnh thị trường xi măng dư cung, thiếu than và phải sử dụng than cám có phẩm cấp thấp.

Sau khi khảo sát hiện trường, lập phương án cải tạo, báo cáo kinh tế kỹ thuật; VICEM Bút Sơn ra phương án cải tạo; thành lập hội đồng, tổ nhóm chuyên trách; cùng nhà thầu (Công ty Amic) và đơn vị thi công (LILAMA 69.3 - Burtech) lên tiến độ thi công chi tiết từng hạng mục; chuẩn bị mặt bằng trước khi dừng lò; các công việc khi dừng lò. Đồng thời, kiểm tra giám sát đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc phát sinh. VICEM Bút Sơn đã cải tạo thành công calciner để nâng thời gian lưu liệu; thay 2 ống lồng C5; thay cyclone C5 để giảm sụt áp và giảm vận tốc gió, tốc độ liệu...

Hiệu quả từ cải tạo, xử lý nút thắt dây chuyền công nghệ ở VICEM Bút Sơn được chứng minh bằng thực tế kết quả sản xuất, kinh doanh của DN. Năng suất tăng từ 3.950 tấn clinker/ngày lên 4.502, 2 tấn clinker/ngày; giảm tiêu hao than về 798,18 kcal/kg clinker; tiết kiệm điện 1 năm 6,9 tỷ đồng; tiết kiệm than 1 năm 25,524 tỷ đồng.

Thậm chí, năng suất lò của VICEM Bút Sơn còn vượt chỉ tiêu đặt ra; mục tiêu ban đầu là đưa năng suất lò từ 3.950 tấn clinker/ngày lên 4.100 tấn clinker/ngày; nhưng hiện dây chuyền đang vận hành 4.400 - 4.500 tấn clinker/ngày; chỉ tiêu điện giảm 3kw/tấn; tiêu hao nhiệt giảm. Từ thiết kế ban đầu sử dụng than phẩm cấp cao, kèm dầu; giờ dùng than phẩm cấp thấp, sử dụng được nguồn nhiên liệu thay thế là rác thải 27 - 28%, đưa VICEM Bút Sơn trở thành DN có chi phí biến đổi thấp nhất VICEM, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh; giúp DN xử lý các vấn đề môi trường cho xã hội và đất nước.

VICEM Bút Sơn: Tạo động lực để phát triển bền vững

Chuyển đổi sản xuất xanh

Là một trong những DN tiên phong trong ngành Xi măng chuyển đổi sản xuất xanh và sử dụng năng lượng hiệu quả, triển khai kinh tế tuần hoàn, từ năm 2020, VICEM Bút Sơn đã sử dụng sử dụng chất thải từ các ngành công, nông nghiệp khác (bùn thải, rác thải), tro, xỉ, thạch cao nhân tạo... để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên không tái tạo (đá vôi, sét, than...) nhằm giảm giá thành sản xuất; đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường cho đất nước. Đến năm 2021, Công ty đã tối ưu hóa hệ thống, nâng tỷ lệ đốt rác lên 21-22%.

Một tin vui ngày 07/11/2022, VICEM Bút Sơn đã được Bộ TN&MT cấpGiấy phép cho sử dụng chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại làm nguyên, nhiên liệu thay thế và đồng xử lý chất thải trong sản xuất xi măng. Sau khi được sự chấp thuận của Bộ TN&MT và UBND tỉnh Hà Nam, VICEM Bút Sơn thử nghiệm vận hành đồng xử lý chất thải nguy hại, khối lượng xử lý tăng thêm 1.400 tấn chất thải nguy hại/tháng, gồm bùn thải nguy hại, các loại đất đá thải có nhiễm thành phần nguy hại, giẻ lau dính dầu, nhựa vụn dính dầu, chất hấp thụ, vật liệu lọc giẻ lau; dầu thải, nhũ tương thải, sơn, vecni thải…

Thời gian tới, VICEM Bút Sơn đẩy mạnh triển khai với mục tiêu đạt tỷ lệ thay thế nhiệt lên đến 40 - 50%, sử dụng chất thải đa dạng, nâng cao tỷ lệ sử dụng bùn thải kết hợp đồng xử lý chất thải nguy hại, đẩy mạnh sử dụng tro xỉ, thạch cao nhân tạo. Mở rộng nghiên cứu, triển khai VLXD carbon thấp và tham gia quá trình chuyển đổi xây dựng không carbon. Nghiên cứu các dòng sản phẩm xi măng, bê tông thân thiện hơn với môi trường như xi măng sử dụng cấp phối là VLXD đổ thải; bê tông sử dụng cát biển và nước biển cho các vùng hải đảo, vùng bị ảnh hưởng bởi ngập mặn; xi măng đất sét nung LC3…Khai phá tiềm năng về năng lượng tái tạo trong nhà máy xi măng (năng lượng mặt trời, phát điện nhờ tận dụng các nguồn nhiệt phát thải có nhiệt thấp hơn và từ đốt rác thải…) nhằm giảm thiểu phát thải từ điện để giảm phát thải CO2 ròng. Đồng thời, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ về thu giữ và sử dụng carbon tạo nguồn năng lượng tái tạo tuần hoàn, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trong sản xuất xi măng.

VICEM Bút Sơn là một trong những DN tích cực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt thừa khí thải cho hai dây chuyền sản xuất clinker. Dự án đang được triển khai, dự kiến khi đưa vào hoạt động sẽ giúp VICEM Bút Sơn tự chủ được 25 - 30% điện cho sản xuất, giảm bụi và nhiệt phát thải ra môi trường.

Năm 2022, mặc dù tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, ngành Xi măng nói chung, các DN xi măng nói riêng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng VICEM Bút Sơn vẫn đạt được những con số rất ấn tượng. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt hơn 3,47 triệu tấn, trong đó xi măng khoảng 3,15 triệu tấn và clinker đạt hơn 322.000 tấn.

Thảo Ngọc

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load