Thứ bảy 27/07/2024 19:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vì sao sếp ngân hàng 'ưu ái' cho vay bất động sản?

08:18 | 22/02/2024

Theo một lãnh đạo nhà băng, cho vay tiêu dùng, kinh doanh… nếu dẫn đến nợ xấu thì ngân hàng sẽ gần như mất trắng. Trong khi cho vay lĩnh vực bất động sản, dù có nợ xấu thì tài sản đảm bảo vẫn còn đấy.

"Cho vay bất động sản đã bớt rủi ro"

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối năm 2023, dư nợ đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 2,75 triệu tỷ đồng, tăng 6,75% so với đầu năm.

Trong đó, tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 22%, chiếm khoảng 26% tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản.

Cho vay bất động sản vốn được cho là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các ngân hàng thương mại. Dẫu vậy, trong bối cảnh nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn, việc cho vay đối với lĩnh vực vẫn an toàn hơn cả trong mắt nhiều nhà băng.

Tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng do NHNN tổ chức ngày 20/2, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng VPBank, cho rằng so với cho vay tiêu dùng hay sản xuất kinh doanh, việc cho vay bất động sản dù sao vẫn an toàn hơn, bởi tài sản đảm bảo là nhà đất có giấy tờ pháp lý rõ ràng.

Ngay cả khi khủng hoảng, ngân hàng cho vay cũng không bao giờ lo mất sạch vì tài sản đảm bảo là bất động sản vẫn còn đó.

Vì sao sếp ngân hàng 'ưu ái' cho vay bất động sản?
Cho vay bất động sản vẫn hấp dẫn trong mắt các ngân hàng. Ảnh: Hoàng Hà

Trong khi đó, cho vay sản xuất kinh doanh là lĩnh vực cần ưu tiên nhất, nhưng nếu dẫn đến nợ xấu thì mất luôn.

“Cùng lắm ngân hàng thu hồi được đống nhà máy, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất. Nhưng có ai làm được gì đâu, họ (doanh nghiệp sản xuất – PV) còn chẳng làm được, nói chi ngân hàng. Đó là lý do vì sao ngân hàng thích cho vay bất động sản”, CEO VPBank nói.

Ông Vinh phân trần thêm: “Cầm cái nhà vẫn có thể bán được, không bán được năm nay thì hai năm sau vẫn bán được. Cho vay những cái kia, khi khách vào đường túng quẫn thì tìm cách xù nợ".

Tại BIDV, ông Trần Long, Phó Tổng giám đốc, cho biết dư nợ cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 22% tổng số dư nợ trong lĩnh vực bất động sản, chủ yếu tập trung cho vay các dự án phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị.

Theo ông Phạm Toàn Vượng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank, ngân hàng đang cho vay hơn 205.000 tỷ đồng trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, hơn 20.000 tỷ đồng cho vay kinh doanh bất động sản và 185.000 tỷ đồng cho vay liên quan đến bất động sản.

Dư nợ cho vay bất động sản tại Agribank năm nay không tăng trưởng, điều này cho thấy người dân đang lựa chọn gửi tiết kiệm thay vì đầu tư.

Lãnh đạo Agribank đưa ra dự báo thời gian tới sẽ rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân do việc tháo gỡ những vướng mắc về luật đất đai, luật nhà ở,… của chính quyền địa phương còn rất chậm, nhiều dự án tồn đọng đến 1-2 năm.

Ông Vượng đề xuất, NHNN cần có ý kiến với các bộ, ngành để thống kê lại những vướng mắc. Đồng thời đề xuất các giải pháp như các TCTD sẽ làm việc trực tiếp với các Hiệp hội hay các doanh nghiệp để trực tiếp tìm ra khó khăn vướng mắc; các bộ ngành sớm tháo gỡ những vướng mắc ở các dự án cũ và mới.

Tăng cho vay bất động sản

Trong số các ngân hàng công bố chi tiết dư nợ cho vay theo từng lĩnh vực tại báo cáo tài chính quý IV/2023, Techcombank có tỷ trọng cho vay hoạt động kinh doanh bất động sản trên tổng dư nợ lớn nhất, với tỷ trọng 35,22% tại thời điểm 31/12/2023, trong khi cùng kỳ năm trước là 26,44%.

VPBank đứng thứ hai với tỷ trọng cho vay bất động sản là 19%, trong khi cuối năm 2022 là 14,39%.

Vì sao sếp ngân hàng 'ưu ái' cho vay bất động sản?

Một số nhà băng khác cũng tăng mạnh tỷ lệ cho vay bất động sản như SHB tăng từ 8,33% lên 15,45%; MB tăng từ 4,91% lên 7,49%.

MSB ghi nhận mức tăng nhẹ từ 8,75% lên 8,96% tổng dư nợ, TPBank tăng từ 6,31% lên 7,12%, trong khi tỷ lệ này tại Saigonbank giữ nguyên ở mức 6%.

Trong khi ở chiều ngược lại, một số ngân hàng ghi nhận sự sụt giảm về tỷ lệ này song mức giảm rất nhẹ. BVBank ghi nhận mức giảm nhẹ từ 14,4% xuống 13%, PGBank giảm từ 8% xuống còn 6%, KienLong Bank giảm từ 6,6% xuống 4% và VIB giảm từ 0,86% xuống 0,63%.

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, đối với lĩnh vực cho vay bất động sản, NHNN yêu cầu các ngân hàng tiếp tục rà soát, phân loại các dự án để kịp thời có giải pháp tín dụng phù hợp đối với doanh nghiệp, dự án đủ điều kiện, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án đáp ứng nhu cầu thực của thị trường, các dự án NOXH, nhà ở thương mại giá thấp phù hợp với thu nhập của người lao động; chủ động hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua nhà tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn về nhà ở.

Đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng đối với chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, chủ động cập nhật danh mục dự án nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ đủ điều kiện tham gia Chương trình do UBND tỉnh, thành phố công bố; thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình để kịp thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Lãi suất không phải là vấn đề chính?

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 được NHNN giao cho các ngân hàng thương mại là 15%. Tuy nhiên, tín dụng nói chung lại trong tháng 1/2024 lại giảm 0,6% so với cuối năm 2023.

Phân tích thêm về tình hình tín dụng hiện nay, ông Nguyễn Đức Vinh cho biết lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại đã giảm theo yêu cầu của NHNN. Tuy nhiên, lãi suất hiện nay không phải là vấn đề của thị trường.

Thực tế sức mua vẫn rất yếu, lĩnh vực cho vay mua nhà chiếm tỷ lệ lớn trong các ngân hàng cổ phần. Năm 2023 cho vay trong lĩnh vực này sụt giảm, năm 2024 cũng khó mà tăng được khi các dự án bất động sản vẫn đang "bất động".

Theo Tuân Nguyễn/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bình Định: Hơn 3.200 tỷ đồng giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – 6 tháng đầu năm, giá trị giải ngân vốn đầu tư công do tỉnh Bình Định quản lý đạt hơn 3.263,8 tỷ đồng, đạt 44,31% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 36,4% kế hoạch HĐND tỉnh giao.

    09:29 | 27/07/2024
  • Gia Lai: Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 382/NQ-HĐND về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách địa phương.

    09:27 | 27/07/2024
  • Đơn giản hóa trình tự thủ tục khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

    Việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại khu, cụm công nghiệp, ngoài quy định doanh nghiệp tự đầu tư lắp đặt như trong dự thảo, cần cho phép thuê đơn vị khác lắp đặt để sử dụng.

    08:52 | 27/07/2024
  • Triển khai các dự án thí điểm phát triển dự án điện gió ngoài khơi

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: việc triển khai thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi là quá trình 'vừa làm, vừa hoàn thiện' nhằm hình thành đầy đủ cơ chế, chính sách pháp luật đi kèm.

    08:40 | 27/07/2024
  • Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

    Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.

    08:35 | 27/07/2024
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

    22:41 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

    22:35 | 26/07/2024
  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

    19:32 | 26/07/2024
  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

    16:02 | 26/07/2024
  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

    11:16 | 26/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load