Thứ bảy 25/01/2025 08:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

VARs: Giao dịch qua sàn là cơ sở để xác định giá đất đúng

21:14 | 27/06/2023

(Xây dựng) - Để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường, tương xứng với giá trị mang lại, cần phải có dữ liệu thông tin về giá đất giao dịch thực tế trên thị trường. Do đó, việc bắt buộc giao dịch qua Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá chính xác nhất.

VARs: Giao dịch qua sàn là cơ sở để xác định giá đất đúng
Theo VARs, giao dịch qua sàn giao dịch BĐS là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá đất chính xác nhất.

Cơ chế hai giá đất gây ra nhiều hệ luỵ

Giá đất luôn là vấn đề làm “nóng” nghị trường khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cũng như nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và các nhà đầu tư. Để hoàn thiện cơ chế xác định giá đất, Nghị quyết Trung ương quy định: Bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.

Có thể thấy, việc đưa giá đất tiệm cận với giá thị trường; thiết lập mặt bằng giá tương xứng với giá trị mang lại; phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, chính sách tài chính đất đai không chỉ là mong muốn của cơ quan ban hành chính sách, mà còn là mong muốn của đại đa số người dân. Khung “giá đất thị trường" sẽ điều tiết thị trường, ngăn chặn đầu cơ, thổi giá, hạ giá nhà, đưa người dân gần hơn với giấc mơ an cư.

Liên quan đến vấn đề này, trong bản tin thị trường BĐS cuối tháng 6/2023, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, cách đây 30 năm, Luật Đất đai năm 1993 ra đời cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn. Thị trường bất động sản chính thức được hình thành. Từ đó đến nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế, thị trường BĐS ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn và quan trọng với nền kinh tế, nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân, nhà đầu tư cũng như các nhà hoạch định chính sách.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất phát triển chưa ổn định, minh bạch, bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nguyên nhân xuất phát từ việc thị trường BĐS Việt Nam tồn tại cơ chế hai giá đất.

Hiện nay, khung giá của Nhà nước và theo thị trường có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Giá đất quy định thấp hơn nhiều lần so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường là nguyên nhân chính gây thất thoát ngân sách, khiếu nại trong lĩnh vực đất đai và tạo kẽ hở cho tiêu cực tham nhũng, đầu cơ đất đai. Theo thống kê của VARs, vấn đề liên quan đến pháp lý chiếm tới 70% vướng mắc trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó nổi bật là vướng mắc trong xác định giá đất, tính tiền sử dụng đất.

Theo VARs, khung giá đất lâu nay không tính toán đúng thực chất giá trị tài sản đất đai nên tiền đền bù cho người dân khi bị Nhà nước thu hồi đất chưa sát giá thị trường. Hậu quả là khiếu kiện khiếu nại, thời gian giải phóng mặt bằng kéo dài, nhiều dự án bị đình trệ hàng chục năm, phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư.

Ngoài ra, khung giá đất còn tạo kẽ hở cho nhà đầu tư khai “hai giá", các cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản thường kê khai giá trị giao dịch thấp hơn nhiều so với giá trị mua bán thực tế làm giảm số thuế phải nộp. Mặc dù còn nhiều kẽ hở gây thất thu nguồn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm qua, nguồn thu tiền từ nhà, đất tại các địa phương tăng lên nhanh chóng và hiện đã chiếm tới 15 - 16% tổng thu ngân sách.

Theo số liệu từ Cổng công khai ngân sách Nhà nước, trong 5 khoản thu về nhà, đất hiện nay, bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp, Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Thu tiền cho thuê mặt đất, mặt nước, Thu tiền sử dụng đất và Thu tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì thuế từ thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm khoảng 80%, còn 4 khoản còn lại chiếm 20. Các khoản thu đất đai, nếu được truy thu chính xác và tận dụng tối đa sẽ tạo ra nguồn kinh phí rất lớn.

Giao dịch qua sàn là cơ sở để xác định giá đất đúng

Để đất đai được khai thác, sử dụng hiệu quả, trở thành nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hiện nay, nhiều địa phương áp dụng hệ số K, đưa bảng giá đất sát hơn với giá thị trường. Tuy nhiên, việc xác định hệ số K còn có nhiều yếu tố chủ quan, có khả năng chưa bám sát đúng với giá thị trường, không phù hợp với một số trường hợp nhất định.

VARs cho rằng, để xác định giá đất tiệm cận với giá thị trường, tương xứng với giá trị mang lại, cần phải có dữ liệu thông tin về giá trị bất động sản trên lịch sử chuyển nhượng thực tế, hoặc các giao dịch mua bán khác để so sánh và chứng thực. Do đó, nếu bắt buộc giao dịch chuyển nhượng bất động sản qua sàn giao dịch, bắt buộc thanh toán qua ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ hợp đồng giao dịch mua bán đất thì mọi thông tin giao dịch sẽ được niêm yết, công khai, minh bạch.

Khi thông qua sàn, 100% giao dịch bất động sản có thể trả qua ngân hàng, tránh tình trạng khai hai giá, thất thu ngân sách Nhà theo đề xuất của Bộ Tài chính, là cơ sở để cung cấp thông tin số liệu về giá chính xác nhất theo chủ trương mà Dự thảo Luật đất đai 2022 đưa ra và được các lãnh đạo Bộ Xây dựng ủng hộ.

Khi có cơ sở dữ liệu đảm bảo giá đất quy định tiệm cận với mặt bằng giá thị trường, đảm bảo hài hòa giữa 3 bên: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Thị trường sẽ phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn.

Thị trường tốt sẽ tự điều tiết cán cân cung - cầu, đưa tài sản tới tay người dân với đúng giá trị thật, không gây thất thoát nguồn lực từ đất đai và tránh được rủi ro cho cán bộ thực hiện. Bên cạnh đó, việc yêu cầu mua bán bất động sản qua sàn cũng sẽ giúp Nhà nước có công cụ quản lý thông tin về thị trường bất động sản, từ đó đưa ra các chính sách nhằm điều tiết kịp thời thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kon Tum: Ban hành quy định mới về tách dự án độc lập trong quản lý đất đai

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành quy định mới liên quan đến việc tách diện tích đất thành dự án độc lập nhằm phục vụ cho quá trình giao đất và cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Quy định này được xây dựng để đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Kịch bản nào cho thị trường bất động sản năm 2025?

    Từ “bệ phóng” của năm 2024, thị trường bất động sản trong năm 2025 sẽ điều chỉnh theo hướng ổn định, bền vững hơn. Vấn đề cần làm tiếp là hoàn thiện thể chế, đồng bộ hóa quy hoạch, có các công cụ tài chính phái sinh, số hóa thị trường... để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển.

  • Sử dụng đất không đúng mục đích bị xử phạt thế nào?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Duy Kiên (Vĩnh Phúc), tại Điểm l Khoản 1 Điều 28; Khoản 21 Điều 30 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy định: “… Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó có thể hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký đất đai…”.

  • Diện tích đất tăng thêm so với sổ đỏ có phải nộp thuế không?

    (Xây dựng) - Thửa đất 200m2, được cấp sổ đỏ năm 2010, nay công dân có nhu cầu tách thửa nhưng khi đo lại thì diện tích tăng thêm 20m2 dù ranh giới, hình thể không thay đổi so với giấy chứng nhận, vậy có phải nộp thêm thuế không?

  • Điều kiện cho thuê nhà khi không có sổ đỏ

    (Xây dựng) - Theo quy định của Luật Nhà ở 2023, nhà ở không có sổ đỏ vẫn có thể cho thuê nhà nếu đáp ứng đủ các điều kiện và có giấy tờ thay thế phù hợp.

  • Đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, tạo đà phát triển nhà ở xã hội và thị trường bất động sản

    Trong năm 2025, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục cải cách thể chế, đưa các chính sách pháp luật mới đi vào cuộc sống, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhà ở xã hội và phát triển an toàn, ổn định, bền vững thị trường bất động sản nhằm đóng góp vào sự phát triển của ngành Xây dựng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load