Thứ bảy 27/04/2024 11:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ủy quyền cho người khác, có lo bị tự ý bán đất?

10:27 | 25/09/2021

Người đại diện ủy quyền có thể bán đất cho người khác hay không sẽ phụ thuộc vào phạm vi giới hạn bạn ủy quyền cho người đó.

Cụ thể, người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện công việc trong phạm vi người ủy quyền ủy quyền lại cho họ mà không được thực hiện vượt quá thẩm quyền theo quy định tại Điều 141 Luật Dân sự 2015:

- Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Điều lệ của pháp nhân.

+ Nội dung ủy quyền.

+ Quy định khác của pháp luật.

- Nếu không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

uy quyen cho nguoi khac co lo bi tu y ban dat
Trong cuộc sống khó tránh khỏi việc phát sinh tranh chấp khi người được ủy quyền thực hiện vượt quá giới hạn, phạm vi ủy quyền hoặc không thực hiện việc được ủy quyền. Ảnh: Phan Anh

Bên cạnh đó, khi người được ủy quyền thực hiện giao dịch vượt quá phạm vi được ủy quyền thì giao dịch giữa người đó với người thứ ba sẽ vô hiệu theo quy định tại Điều 143 Luật Dân sự 2015:

- Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

+ Người được đại diện đồng ý.

+ Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.

+ Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

- Khi giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập. Thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

+ Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Ngoại trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

- Nếu người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Theo ĐỨC MẠNH (T/H)/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load