Thứ sáu 26/04/2024 03:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ưu tiên công nghiệp mũi nhọn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

15:50 | 16/04/2021

(Xây dựng) – Đây là chủ đề của buổi Hội thảo “Đề xuất chính sách phát triển các ngành Công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức, dưới sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp Lê Thủy Trung.

uu tien cong nghiep mui nhon den nam 2030 tam nhin den nam 2045
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong danh mục ngành được ưu tiên (ảnh minh họa).

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế công nghiệp Lê Thủy Trung cho rằng: Công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong GDP đóng góp đáng kể cho tăng trưởng của nền kinh tế. Trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ mục tiêu cụ thể là đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Việc nghiên cứu chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 sẽ góp phần vào hoàn thành mục tiêu chung của Đảng và Chính phủ.

Để xác định danh mục công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn Chính phủ đã đặt ra trong suốt quá trình phát triển như từ Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/4/2007 và Quyết định số 879/QĐ-TTG ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã định nghĩa ngành Công nghiệp ưu tiên là những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế, có tác động mạnh hoặc làm nền tảng đối với nhiều ngành khác hoặc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu đối với quốc kế dân sinh và an ninh quốc phòng; tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và cơ hội quốc tế, giải quyết được các điểm yếu hoặc thách thức đối với quốc gia trong từng thời kỳ.

Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành ngày 22/3/2018 đã nêu bật vai trò của khoa học và công nghệ trong chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia về trung và dài hạn, tạo tiền đề và động lực phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, việc áp dụng những tiến bộ và thành tựu mới nhất của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ giúp Việt Nam có ưu thế trong cách thức tiếp cận, đi tắt, đón đầu một cách hợp lý để phát triển các ngành Công nghiệp.

Trong từng giai đoạn danh mục sản phẩm công nghiệp ưu tiên công nghiệp mũi nhọn được rà soát và thay đổi theo từng thời kỳ. Hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận nội dung về công nghiệp ưu tiên mũi nhọn như năng lượng chế biến chế tạo, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, phân tích về giá trị gia tăng, xuất khẩu, khả năng nội địa hóa… Từ đó bàn về giải pháp để đề xuất chính sách phát triển các ngành Công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load