Thứ bảy 27/04/2024 03:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Truyền thông Đức: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư

11:02 | 14/08/2020

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau những thành quả ứng phó dịch COVID-19, Việt Nam đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các công ty muốn mở rộng mạng lưới sản xuất ở châu Á.

truyen thong duc viet nam la diem den hap dan voi cac nha dau tu
Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã cho thấy các công ty phải đối mặt với rủi ro ra sao khi chuỗi cung ứng phụ thuộc vào từng quốc gia đơn lẻ. Điều này đã khiến họ thay đổi quan điểm để tìm đến những quốc gia có điều kiện thuận lợi.

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn bài báo trên trang Handelsblatt (Thương mại) của Đức ngày 13/8 cho biết trong định hướng tương lai, nhà sản xuất băng dính Tesa của Đức muốn mở rộng sản xuất và đã chọn miền Bắc Việt Nam để đầu tư khoảng 55 triệu euro (65 triệu USD) nhằm xây dựng một nhà máy rộng khoảng 70.000m2 cho hoạt động sản xuất, dự kiến từ năm 2023.

Không chỉ có Tesa, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho các công ty muốn mở rộng mạng lưới sản xuất ở châu Á.

Cuộc khủng hoảng COVID-19 càng đẩy mạnh hơn xu hướng này. Theo phân tích của công ty tư vấn BCG, khu vực Đông Nam Á đang ngày càng tiến sâu vào trung tâm toàn cầu hóa.

Kim ngạch thương mại của Đông Nam Á với châu Âu (cũng như với Mỹ) dự kiến sẽ tăng hơn 20 tỷ USD vào cuối năm 2023, trong khi sự luân chuyển hàng hóa giữa Đông Nam Á và Trung Quốc thậm chí tăng hơn 40 tỷ USD.

Theo bài báo, với dân số khoảng 100 triệu người, Việt Nam có triển vọng rất khả quan trong việc tận dụng lợi thế của sự phát triển. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo Việt Nam có thể kỳ vọng mức tăng trưởng kinh tế gần 3% trong năm nay.

Bất chấp đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới chỉ giảm nhẹ trong nửa đầu năm 2020 so với dòng vốn cao năm 2019.

Tại các đặc khu kinh tế của Việt Nam - nơi có tỷ lệ lớn các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến, mặt bằng cho các nhà máy mới ngày càng trở nên khó tìm kiếm.

Tại miền Nam, giá cho thuê theo mét vuông trong quý 2 đã tăng 10% so với năm 2019 và Thành phố Hồ Chí Minh cam kết sẽ tăng gần gấp 3 diện tích cho công nghiệp vào cuối năm nay.

Một lý do khiến Việt Nam ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài là Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) vốn có hiệu lực từ ngày 1/8 vừa qua.

Đây là hiệp định thương mại toàn diện nhất mà châu Âu từng ký kết với một thị trường mới nổi.

Theo hiệp định, thuế quan đối với 99% hàng hóa sẽ dần được xóa bỏ trong những năm tới và các công ty châu Âu muốn sản xuất tại châu Á có thể kỳ vọng lợi thế mang lại thông qua hiệp định này.

Ông Marko Walde, Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, khẳng định: "Chúng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ không chỉ hấp dẫn hơn với tư cách là một điểm đến đầu tư mà còn có tầm quan trọng to lớn trong việc phát triển các chuỗi cung ứng thay thế."

Theo trang Handelsblatt, không chỉ mở rộng thương mại tự do với châu Âu, với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã gia nhập khu vực thương mại tự do với các nước như Nhật Bản, Canada và Mexico từ năm 2018.

Việt Nam cũng đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong đó có Trung Quốc và Australia, và cũng đang thảo luận về một hiệp định thương mại tự do với Mỹ.

Báo Đức cho rằng chính sự cởi mở đối với toàn cầu hóa của Việt Nam đã thu hút nhiều tập đoàn lớn tìm đến.

Nhà sản xuất iPhone Apple đã chuyển khoảng 1/3 sản lượng tai nghe không dây sang Việt Nam. Google và Microsoft cũng đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển một phần sản xuất phần cứng sang Việt Nam.

Đối với tập đoàn Hàn Quốc Samsung, Việt Nam đã là điểm sản xuất quan trọng trong nhiều năm khi trên một nửa số điện thoại của Samsung là được sản xuất tại các nhà máy ở Việt Nam.

Bài báo dẫn lời các chuyên gia thuộc công ty đầu tư Dragon Capital cho rằng việc Chính phủ Việt Nam ưu tiên mở rộng cơ sở hạ tầng trong chương trình kích thích kinh tế để phục hồi sau đại dịch COVID-19 sẽ làm tăng tiềm năng tăng trưởng trong thập kỷ tới.

Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá sự thành công của Việt Nam trong việc ứng phó với dịch COVID-19 sẽ làm gia tăng uy tín của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, chứng tỏ khả năng ứng phó với các rủi ro bên ngoài và duy trì sự ổn định của đất nước./.

Theo Mạnh Hùng (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại Vương quốc Hà Lan

    (Xây dựng) - Trong hai ngày 23 và 24/4, tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Ngô Hướng Nam; thăm, làm việc với Tập đoàn Boskalis và Công ty Royal Van Oord về lấn biển, xây dựng cảng biển và Tập đoàn Pondera về điện gió ngoài khơi.

    09:17 | 26/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load