Thứ sáu 27/12/2024 08:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Triển khai dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng

21:36 | 23/01/2024

(Xây dựng) - Sáng ngày 23/1, tại Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (AMC), Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông Hàn Quốc tổ chức Hội nghị triển khai năm 2024 Dự án “Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng” (dự án VKC).

Triển khai dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng
Ông Park Jin Hong - Tham tán Đại sứ quán Hàn Quốc khẳng định dự án VKC có ý nghĩa rất quan trọng giữa hai Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam.

Tham dự Hội nghị có đại diện Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, các đơn vị thuộc hai Bộ của hai nước và Ban Quản lý dự án VKC phía Hàn Quốc, Việt Nam.

Trước đó, ngày 12/5/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 38/QĐ-BXD phê duyệt văn kiện hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Hàn Quốc thực hiện dự án VKC.

Dự án này nhằm mục đích thành lập một trung tâm chuyên nghiệp thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng tiên tiến để đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, từng bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển đô thị thông minh bền vững đến năm 2030 và tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam - Hàn Quốc nói chung, giữa Bộ Xây dựng Việt Nam – Bộ Đất đai, hạ tầng, giao thông Hàn Quốc nói riêng.

Dự án VKC khi được triển khai sẽ góp phần đẩy nhanh thực hiện Đề án 950 thông qua việc xây dựng Hướng dẫn về đô thị thông minh tại Việt Nam và các hoạt động tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ về đô thị thông minh.

Về phía Việt Nam, Bộ Xây dựng giao nhiệm vụ triển khai dự án cho Học viện AMC, Cục Phát triển đô thị, Vụ Quy hoạch kiến trúc và các đơn vị liên quan. Phía Hàn quốc đơn vị chịu trách nhiệm chính là Viện Kỹ thuật công trình và Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT), Viện Nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc (KRIHS), Tập đoàn đất đai và nhà ở Hàn Quốc (LH), Cơ quan công nghệ hạ tầng tiên tiến Hàn quốc (KAIA).

Học viện AMC dược giao là chủ dự án có trách nhiệm phối hợp với Nhà tài trợ nước ngoài giám sát tiến độ và chất lượng. Đồng thời là đơn vị điều phối Dự án, cũng như trực tiếp thực hiện, khai thác và sử dụng kết quả đầu ra các Hợp phần 3 và 4 về thành lập Trung tâm VKC (Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng) và tăng cường năng lực đào tạo, trao đổi công nghệ và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh.

Tại Hội nghị, ông Park Jin Hong – Tham tán Đại sứ quán Hàn Quốc khẳng định: “Dự án VKC có ý nghĩa quan trọng giữa hai Chính phủ Hàn Quốc và Việt Nam, là nội dung trọng điểm nhằm cụ thể hóa bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc về phát triển đô thị bền vững”.

Năm 2024 là năm cuối để triển khai dự án, Hàn Quốc rất quan tâm đến dự án này, thông qua các hoạt động, Hàn Quốc mong muốn có những kết quả tốt cho công tác phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, đảm bảo hoạt động hợp tác hiệu quả của dự án.

Triển khai dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng
Bà Phạm Thị Hồng My, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Xây dựng) khẳng định Dự án VKC đạt được những kết quả tích cực và khả quan.

Phía đại diện Việt Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Xây dựng), Phạm Thị Hồng My cũng chia sẻ: Dự án đã trải qua hơn 2 năm triển khai, chúng ta vui mừng nhận thấy dự án đã đạt được những kết quả đạt tích cực và khả quan. Có được kết quả như hôm nay là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc, sự chỉ đạo toàn diện của Đại sứ quán Hàn Quốc và Việt Nam.

“Bên cạnh đó, còn có sự chủ động của 2 đơn vị làm chủ dự án là Viện Kỹ thuật công trình và Công nghệ Xây dựng Hàn Quốc (KICT) và Học viện AMC, sự phối hợp tích cực, chặt chẽ của các đơn vị liên quan. Trong năm cuối này sẽ là năm mấu chốt, năm quan trọng nhất cần phối hợp chặt để đạt được mục tiêu cũng như kết quả đạt được của dự án đã đặt ra từ thời gian đầu”, đại diện Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh.

Hội nghị bàn kế hoạch thực hiện năm 2024 hôm nay có ý nghĩa quan trọng và thiết thực nhằm tìm được những giải pháp khả thi để triển khai năm cuối, phấn đấu hoàn thành tối đa và đạt được những kết quả đặt ra.

Nhiệm vụ cần làm sau dự án là đảm bảo được tính lan tỏa và kết nối hợp tác tiếp theo giữa 2 Chính phủ, cũng như các kết nối tiếp theo giữa các đơn vị, doanh nghiệp Hàn quốc và Việt Nam trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc để tham gia phát triển đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.

“Việc triển khai thực hiện dự án ngày hôm nay sẽ làm nền tảng, cơ sở vững chắc để chúng ta cùng xúc tiến các hoạt động hợp tác mới trên cơ sở phát huy những kết quả đạt được, tìm ra những nội dung trọng tâm mới để làm sao sự hợp tác giữa 2 bên ngày càng phát triển bền vững và tạo được dấu ấn trong hợp tác Việt – Hàn, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam”, Phó Vụ trưởng Phạm Thị Hồng My khẳng định.

Đại diện phía Học viện AMC, ông Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện, Giám đốc dự án VKC phía Việt Nam cũng đồng quan điểm: Dự án đã trải qua gần 03 năm thực hiện. Đây là sự kết nối, giao lưu các giải pháp công nghệ mới, tiên tiến về đô thị thông minh Hàn quốc với Việt Nam. Hợp phần thứ 4 rất quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cán bộ quản lý đô thị các cấp trên toàn quốc để có lộ trình gắn với giải pháp phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Hợp phần 4 cuối năm 2023 đã xây dựng chương trình đào tạo, hoàn thành khung và nội dung chi tiết của chương trình đào tạo.

Triển khai dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng
Ông Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện AMC, Giám đốc dự án VKC phía Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Năm 2024 sẽ hoàn thành 50 Ebook gắn với các chương trình đào tạo. Sau Tết Nguyên đán sẽ có 5 khóa đào tạo thí điểm và tiếp tục các khóa đào tạo nhân rộng kết quả đạt được của dự án tại các địa phương. Hợp phần thành lập Trung tâm VKC là 1 hợp phần phức tạp trong công tác nhập khẩu thiết bị, Học viện AMC đã và đang chủ động xây dựng tờ trình, phối hợp cùng các đơn vị chức năng báo cáo Bộ Xây dựng để tiến hành các thủ tục cần thiết cho công tác này.

Tiếp lời, ông Lê Hoàng Trung - Phó Cục trưởng Cục phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) mong muốn: “Thời gian tới, Cục Phát triển đô thị sẽ nghiên cứu tổng kết, đánh giá Đề án 950 của Chính phủ và hy vọng dự án sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình nghiên cứu, xây dựng, chỉnh sửa, phát triển Đề án này trong giai đoạn tiếp theo”.

Tại Hội nghị triển khai dự án năm 2024, các bên cùng trao đổi công việc thực hiện của dự án năm 2024 như: Tập trung hoàn thành Trung tâm VKC, khu trưng bày triển lãm và thực nghiệm về đô thị thông minh tại khu đô thị Tây hồ Tây, phát triển các công nghệ tiên tiến, xây dựng mô hình 3D.

Thực hiện vận hành thí điểm khu trưng bày triển lãm, tổ chức các sự kiện về trao đổi công nghệ, tham gia xây dựng các nội dung đào tạo online, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa hai bên để công tác thực hiện đạt kết quả tốt, đúng như mục tiêu đề ra.

Các kết quả nghiên cứu sẽ được tích hợp vào nội dung chương trình và tài liệu đào tạo về đô thị thông minh, triển khai đào tạo bồi dưỡng thí điểm trong năm 2024 cho các đơn vị, địa phương tại Việt Nam để từng bước hiện thực hóa Đề án 950 của Chính phủ về phát triển đô thị Việt Nam thông minh bền vững.

Việc Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Hàn Quốc cho lĩnh vực phát triển đô thị thông minh thông qua Dự án hỗ trợ kỹ thuật này thực sự cần thiết và hữu ích trong bối cảnh Việt Nam đang ở bước đầu xây dựng đô thị thông minh.

Triển khai dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng
Quang cảnh Hội nghị.

Bên cạnh đó, kết quả của Dự án sẽ mang lại những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho Việt Nam nói chung và Bộ Xây dựng nói riêng trong việc triển khai Đề án 950 “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đọan 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”.

Triển khai dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng

Dự án VKC hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chiến lược phát triển ngành, công tác lập quy hoạch phát triển đô thị trên toàn quốc một cách bền vững thông qua:

(1) Xây dựng hướng dẫn về đô thị thông minh và thí điểm áp dụng quy trình công nhận đô thị thông minh;

(2) Thực hiện thí điểm thành công quy hoạch tổng thể đô thị thông minh;

(3) Tăng cường năng lực, trao đổi và hợp tác đào tạo công nghệ về đô thị thông minh để tiến tới hình thành được chuỗi đô thị thông minh trên phạm vi cả nước vào năm 2030.

Minh Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển đô thị

    Tính đến hết tháng 11/2024, toàn quốc có 900 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 21 đô thị loại I, 39 đô thị loại II, 44 đô thị loại III. Đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, đòi hỏi cần đổi mới tư duy, xây dựng tầm nhìn mới hướng tới phát triển bền vững.

  • D2D phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 mã chứng khoán D2D, đã chính thức phê duyệt giai đoạn 2 dự án cụm nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Châu Đức, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và mở bán thành công dãy phố mặt tiền Khu dân cư Lộc An.

  • Vĩnh Phúc: Sôi nổi nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên

    (Xây dựng) – Chào mừng kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) (29/12/1899 – 29/12/2024), thành phố triển khai nhiều hoạt động thiết thực, sự kiện, phong trào thi đua sôi nổi, chỉnh trang đô thị góp phần tạo không khí phấn khởi, hướng tới xây dựng thành phố Vĩnh Yên xanh ngày càng văn minh, hiện đại, đáng sống.

  • Lạng Giang (Bắc Giang): Xây dựng thị trấn Vôi xứng tầm đô thị loại IV

    (Xây dựng) – Những năm qua, nhờ huy động đa dạng các nguồn lực cho phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp bộ mặt đô thị, đến nay, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang đã có những bước chuyển mình rõ rệt, đô thị phát triển nhanh theo hướng hiện đại, gắn với không gian xanh.

  • Quảng Ngãi có thêm 1 thị trấn ven sông Trà Khúc

    (Xây dựng) - Thị trấn Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh được thành lập trên cơ sở nguyên trạng xã Tịnh Hà và một phần diện tích tự nhiên, dân số của xã Tịnh Sơn, trở thành thị trấn mới của tỉnh Quảng Ngãi, nằm bên bờ Bắc sông Trà Khúc.

  • Thanh Xuân (Hà Nội): Hưởng ứng phong trào sáng - xanh - sạch - đẹp

    (Xây dựng) - Quận Thanh Xuân (Hà Nội) được biết đến với nhiều hồ và các dòng sông chảy qua, bao gồm sông Tô Lịch, sông Lừ và sông Sét. Thời gian qua, quận đã duy trì rất tốt cảnh quan môi trường xung quanh các sông hồ này, nhờ vào sự hợp tác tích cực của cả chính quyền và người dân địa phương. Sự chung tay vào cuộc này đã góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và môi trường sống sạch đẹp cho cộng đồng cư dân.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load