Thứ bảy 27/04/2024 02:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tình huống chưa từng có, ông chủ nghìn tỷ hốt hoảng lo lắng

09:09 | 28/09/2021

Tiêu thụ điện giảm mạnh vì Covid-19 khiến các nhà máy điện sản xuất ra không bán được, phải cắt giảm.

Hoảng hốt vì bị cắt giảm công suất

Làm nông nghiệp ở Gia Lai, năm 2020 ông Nguyễn Văn Quyền đã đầu tư thêm điện mặt trời áp mái vừa phục vụ trồng cây, vừa bán điện thu tiền vì nếu không làm điện mặt trới áp mái thì riêng tiền điện mỗi tháng ông mất khoảng 50 triệu đồng.

Mọi việc gần như hanh thông cho đến khi Covid-19 bùng phát ở các tỉnh phía Nam làm hệ thống bỗng dưng... thừa điện.

tinh huong chua tung co ong chu nghin ty hot hoang lo lang
Huy động các nguồn điện suy giảm do Covid-19. Ảnh: Lương Bằng

Ông Quyền kể: Tháng 9, chúng tôi bị cắt khoảng 50% sản lượng. Theo thông báo, tháng 10 tới đây chúng tôi sẽ bị cắt giảm khoảng 70-73% sản lượng. Tháng 11, và 12 mỗi tháng dự kiến bị cắt khoảng 75% sản lượng.

Ông Quyền âu lo: “Trước đây mỗi tháng thu được khoảng 240-250 triệu đồng tiền điện thì giờ được 80 – 90 triệu đồng. Giá như chỉ cắt giảm 20% thì không phàn nàn gì".

Không chỉ điện mặt trời áp mái, các nguồn điện khác đều đang đối mặt tình trạng cắt giảm sản lượng do nhu cầu tiêu thụ giảm. Nhiều chủ đầu tư trang trại điện mặt trời cũng “đứng ngồi không yên” vì bị cắt giảm công suất.

Cách đây ít lâu, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan không cắt giảm công suất, ưu tiên khai thác tối đa công suất dự án điện mặt trời của dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam 450MW nhằm bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.

Bởi vì nhà đầu tư này đang phải chịu chi phí truyền tải cho trạm biến áp 500KV Thuận Nam, các đường dây 500kV, 220kV do tập đoàn này đầu tư nhưng vẫn bị cắt giảm công suất và có thời điểm cắt giảm hơn 80% công suất.

"Thừa điện" khiến cả điện khí cũng bị lâm cảnh hiếm gặp. Hơn 10 ngày trước, UBND tỉnh Cà Mau cũng có công văn gửi Bộ Công Thương kiến nghị về việc chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng cường huy động Nhà máy điện Cà Mau 1&2 – các nhà máy điện chạy khí.

tinh huong chua tung co ong chu nghin ty hot hoang lo lang
Điện khí Cà Mau. Ảnh: Lương Bằng

Lý do là 8 tháng đầu năm 2021, khả năng cấp khí là 1,01 tỷ m3, tương đương với sản lượng điện sản xuất là 4,95 tỷ kWh. Trong đó, thực tế chỉ huy động 3,49 tỷ kWh, tương đương với 0,71 tỷ m3 khí tiêu thụ, làm giảm chỉ tiêu ngành công nghiệp, xây dựng 6 tháng đầu năm của tỉnh Cà Mau xuống 5,54% so với năm trước, GRDP của tỉnh chỉ đạt 45,82% kế hoạch.

Thực tế, việc cắt giảm công suất của các nhà máy điện là không thể tránh khỏi khi tiêu thụ điện xuống thấp.

Covid-19: Tiêu thụ điện giảm mạnh

Theo tìm hiểu của PV.VietNamNet, lượng điện tiêu thụ trên địa bàn cả nước đều giảm khá mạnh, nhất là các tỉnh phía Nam. Đơn cử tháng 9 này, dự kiến sản lượng điện tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Nam giảm hơn 20%, còn miền Trung cũng giảm khoảng trên 15%...

Số liệu được EVN công bố cho thấy: Trong 2 tuần đầu tháng 9/2021, nhiều tỉnh thành phố tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội để đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch COVID-19 với những diễn biến phức tạp. Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, tiêu thụ điện toàn quốc và miền Nam tiếp tục giảm thấp trong 2 tuần đầu của tháng 9/2021.

Trên quy mô toàn quốc, tính trung bình ngày trong 2 tuần đầu tháng 9 thì mức công suất đỉnh của toàn quốc là hơn 29.700 MW, sản lượng toàn hệ thống điện quốc gia là 624,3 triệu kWh/ngày. Như vậy, căn cứ với số liệu thống kê thì mức tiêu thụ điện toàn quốc trong 2 tuần đầu tháng 9 vừa qua đã thấp hơn 24% so với trước khi bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội diện rộng từ giữa tháng 7; đồng thời cũng thấp hơn 15% so với cùng kỳ năm 2020.

tinh huong chua tung co ong chu nghin ty hot hoang lo lang
Tiêu thụ điện giảm mạnh.

Nhìn vào số liệu công suất nguồn điện dự kiến huy động ngày 28/9 được A0 công bố, có thể thấy sản lượng điện bị cắt giảm của từng loại hình. Tổng công suất lắp đặt của các nguồn điện là hơn 73,2 nghìn MW nhưng công suất huy động điệ vào thấp điểm trưa chỉ khoảng 28,2 nghìn MW, còn khi phụ tải vào cao điểm chiều – tối cũng chỉ là hơn 32,4 nghìn MW.

tinh huong chua tung co ong chu nghin ty hot hoang lo lang
Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia công bố thông tin hàng ngày về dự kiến công suất huy động nguồn điện ngày hôm sau

So với công suất "đỉnh" của hệ thống là hơn 42 nghìn MW, có thể thấy nhiều nhà máy điện sẽ không thể bán hết được điện lên lưới.

“Tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo đã và dự kiến được đưa vào vận hành đến cuối năm 2021 rất lớn, ảnh hướng đến công tác vận hành hệ thống điện và xảy ra tình trạng quá lưới điện cục bộ tại một số khu vực nên EVN phải thực hiện cắt giảm công suất các nguồn điện”, EVN cảnh báo trong 1 vân bản gửi Bộ Công Thương ngày 8/9.

Cùng với việc lưới điện truyền tải không theo kịp tiến độ các dự án điện, EVN kiến nghị Bộ Công Thương cho phép chỉ thực hiện ký kết thỏa thuận đấu nối các nguồn điện năng lượng tái tạo khi hệ thống lưới điện đáp ứng đảm bảo giải tỏa hết công suất các nguồn điện. Trường hợp việc đấu nối nguồn điện vào lưới điện gây quá tải, đề nghị chủ đầu tư báo cáo các cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phương án đấu nối hoặc điều chỉnh tiến độ dự án phù hợp khả năng đáp ứng của lưới điện.

Theo Lương Bằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại Vương quốc Hà Lan

    (Xây dựng) - Trong hai ngày 23 và 24/4, tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Ngô Hướng Nam; thăm, làm việc với Tập đoàn Boskalis và Công ty Royal Van Oord về lấn biển, xây dựng cảng biển và Tập đoàn Pondera về điện gió ngoài khơi.

    09:17 | 26/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load