Thứ tư 22/05/2024 17:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thừa Thiên – Huế: Xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh

15:49 | 26/12/2023

(Xây dựng) - Thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên - Huế đến năm 2025, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số về xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh Quảng Thọ (huyện Quảng Điền).

Thừa Thiên – Huế: Xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh
Xây dựng xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) trở thành xã điểm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và xã điểm đầu tiên của tỉnh xây dựng thành công xã nông thôn mới thông minh.

Mục tiêu, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ cao trong việc thử nghiệm các mô hình, sản phẩm, dịch vụ số tạo giải pháp nền móng, chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế cho xã Quảng Thọ. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn - thành thị, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Mục tiêu đến năm 2025, xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) trở thành xã điểm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và là xã điểm đầu tiên của tỉnh xây dựng thành công xã nông thôn mới thông minh.

Hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số: 100% hoạt động quản lý Nhà nước sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, đảm bảo liên thông 4 cấp (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định).100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên môi trường mạng.

Hàng năm, có trên 50% hồ sơ trực tuyến (toàn trình) phát sinh trên tổng số hồ sơ phát sinh trong năm tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại xã. Có trên 25% hồ sơ thủ tục hành chính được thanh toán phí, lệ phí bằng hình thức thanh toán điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết UBND cấp xã được hỗ trợ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử.

Tỷ lệ 100% các hệ thống thông tin được đánh giá cấp độ an toàn thông tin và triển khai theo giải pháp dùng chung của tỉnh. Có hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 4G/5G bao phủ đến 100% hộ gia đình trên địa bàn xã.

Tối thiểu 20% cuộc họp trực tuyến được triển khai trên tổng số cuộc họp của UBND xã thực hiện trong năm và 100% báo cáo số từ xã đến huyện và tỉnh, chính phủ thông qua nền tảng báo cáo số của tỉnh và Chính phủ. 60% dữ liệu quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước cấp xã được số hóa, lưu trữ tập trung tại Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh và đưa vào khai thác hiệu quả. 100% thôn có hệ thống truyền thanh thông minh.

Hoàn thiện Trung tâm giám sát, điều hành thông minh xã. 50% người dùng smartphone được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh. 100% các cơ sở giáo dục ứng dụng công nghệ số trong quản trị và trong giảng dạy.

Phát triển kinh tế số, có 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 70% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cung cấp dịch vụ tiếp cận và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng, ứng dụng giải pháp thanh toán trực tuyến.

Dự kiến đến năm 2025, 100% người dân từ đủ 15 tuổi trở lên đảm bảo điều kiện được phổ cập điện thoại thông minh. Đến năm 2025, 100% hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cố định (BRCĐ) hoặc băng rộng di động (BRDĐ). 50% người dùng smartphone tham gia vào hoạt động thanh toán điện tử. 70% người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử. 80% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác. 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản. 50% dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến.100% người dân sử dụng điện thoại thông minh có đài đặt và sử dụng nền tảng số Hue-S, ứng dụng bảo hiểm xã hội “VssID”, ứng dụng định danh điện tử VneID.

Kế hoạch đề ra các giải pháp triển khai thực hiện như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh xây dựng chính quyền số trong xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn; Tập trung phát triển xã hội số trong xây dựng nông thôn mới.

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load