Chủ nhật 08/12/2024 15:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Lục Nam (Bắc Giang): Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

14:50 | 26/11/2024

(Xây dựng) - Cùng với phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), đồng thời phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nỗ lực vươn lên của người dân, năm 2024, huyện Lục Nam (Bắc Giang) vượt chỉ tiêu giảm nghèo. Tại các xã, đặc biệt là khu vực miền núi của huyện đã có bước chuyển mạnh mẽ, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

Lục Nam (Bắc Giang): Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững
Xã Đông Phú, huyện Lục Nam đang “thay da đổi thịt” từng ngày nhờ chương trình NTM.

Một trong những nội dung để đánh giá hiệu quả trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là giảm tỷ lệ hộ nghèo. Nhận thức được vấn đề này, huyện Lục Nam đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Kết thúc năm 2023, toàn huyện Lục Nam còn 1.848 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3%. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,16% vào cuối năm 2024, UBND huyện xây dựng kế hoạch chi tiết, đưa ra các giải pháp cụ thể. Xác định nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sẽ tạo động lực để hộ nghèo vươn lên, UBND huyện kiện toàn tổ công tác phụ trách các dự án; các xã, thị trấn thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý thực hiện chương trình.

Để giúp người dân có ý thức tự lực vươn lên, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hội, đoàn thể của huyện, các xã, thị trấn quan tâm. Được hỗ trợ, hướng dẫn, nhiều hộ thay đổi tư duy, chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa.

Cùng với tuyên truyền, từ nguồn vốn được phân bổ, UBND huyện tập trung thực hiện các dự án: Hỗ trợ sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm bền vững. Đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ 49 mô hình, dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo cho 1.357 hộ thụ hưởng với tổng kinh phí hơn 14,7 tỷ đồng. Trong đó có 551 hộ nghèo, 495 hộ cận nghèo, còn lại là hộ thoát nghèo trong vòng 36 tháng, người khuyết tật không có sinh kế ổn định và hộ làm kinh tế giỏi.

Các xã, thị trấn cũng triển khai 22 mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp với 238 hộ hưởng lợi, trong đó có 87 hộ nghèo, 98 hộ cận nghèo, 21 hộ mới thoát nghèo trong 36 tháng; tổng kinh phí thực hiện hơn 4 tỷ đồng. Ông Vũ Hoài Sơn, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: “Thành công lớn nhất của huyện trong công tác giảm nghèo là nâng cao nhận thức, khơi dậy khát vọng vươn lên cho các hộ nghèo. Thông qua hoạt động tuyên truyền, người dân và cộng đồng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

Qua rà soát, năm 2024, toàn huyện còn 1.351 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,13%; giảm 497 hộ, tương đương 0,87% so với năm 2023. Đối với hộ cận nghèo, sau rà soát, toàn huyện còn 1.503 hộ, chiếm tỷ lệ 2,37%; giảm 665 hộ, giảm 0,65% so với năm 2023. Tổng số hộ thoát nghèo, cận nghèo là 1/162 hộ. Đặc biệt, tại các xã, thị trấn có 56 hộ viết đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, cận nghèo; nhiều nhất kể từ năm 2021 đến nay. Đây đều là những hộ được thụ hưởng các chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững”.

Lục Nam (Bắc Giang): Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững
Nhiều mô hình trồng nhãn tại xã Đan Hội, huyện Lục Nam cho giá trị kinh tế cao.

Theo ông Dương Công Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam: Dù các địa phương chịu ảnh hưởng nặng bởi bão số 3 song nhờ sự quan tâm, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, quyết tâm, phấn đấu của người dân nên kết quả giảm nghèo của huyện vượt mục tiêu đề ra. Việc có nhiều hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo đã khẳng định hiệu quả của chương trình cũng như sự nỗ lực vươn lên của ngươi dân. Điểm nhấn đáng chú ý trong công tác giảm nghèo của huyện những năm qua là đã phát huy, khơi dậy khát vọng vươn lên làm giàu của mỗi người dân. Nhiều hộ dân sau khi được thụ hưởng chính sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã trở thành gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình.

Ghi nhận tại xã Đông Phú - địa phương có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất các xã khu vực nông thôn của huyện (tỷ lệ hộ nghèo của xã 0,93% - PV) cho thấy, để đưa 27 hộ thoát khỏi danh sách hộ nghèo năm 2024, xã ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động thuộc các hộ nghèo, cận nghèo. Cùng đó, xã quan tâm đầu tư hạ tầng nông thôn, nhất là về giao thông, kênh mương thủy lợi, tạo điều kiện cho người dân, trong đó có người nghèo phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Ở các địa phương khác, cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm cho lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Hộ gia đình ông Tạ Văn Mạnh, thôn Lãng Sơn, xã Đông Hưng là hộ tiêu biểu trong phong trào giảm nghèo bền vững. Thoát nghèo nhờ được trao sinh kế sau khi được tư vấn lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp ở địa phương, gia đình ông đầu tư thêm vốn trồng hơn l ha rừng keo và gần 100 cây bưởi Diễn.

Hay như gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở thôn Húi, xã Đan Hội; ông Nguyễn Đức Cảnh thôn Liên Giang, xã Huyền Sơn; anh Tống Văn Liên dân tộc Cao Lan, thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn… cũng vươn lên thoát nghèo nhờ được thụ hưởng các chương trình, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước…

“Sau khi hai vợ chồng tôi theo học lớp đào tạo nghề chăn nuôi - thú y do cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức (năm 2023), tôi có thêm kinh nghiệm để phát triển mô hình nuôi chim bồ câu. Hiện trên diện tích 300m2 chuồng nuôi, tôi duy trì nuôi 1 nghìn đôi chim bố mẹ cùng 800 con chim thương phẩm, trừ chi phí mỗi tháng vợ chồng tôi thu lãi gần 30 triệu đồng”, anh Tống Văn Liên chia sẻ.

Dù vượt chỉ tiêu giảm nghèo nhưng qua đánh giá, công tác giảm nghèo của huyện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn lực hỗ trợ và năng lực thoát nghèo của người dân vẫn còn hạn chế; số hộ nghèo mới phát sinh lớn, tỷ lệ hộ nghèo giữa các xã, thị trấn còn chênh lệch. Để tháo gỡ khó khăn trong công tác giảm nghèo, thời gian tới, cơ quan chuyên môn của huyện tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo của người dân. Toàn huyện phấn đấu hỗ trợ dạy nghề cho 100% lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo khi có nhu cầu học nghề, gắn với giải quyết việc làm; 100% hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu, có phương án sản xuất kinh doanh được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, được tiếp cận các chương trình, dự án.

Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện quan tâm hỗ trợ, triển khai cơ chế, chính sách với hộ nghèo và cận nghèo kịp thời, đầy đủ; huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, phát triển đa dạng các ngành nghề, đặc biệt là những ngành nghề thế mạnh tạo nhiều việc làm bền vững cho người nghèo.

“Trên cơ sở kết quả đạt được, huyện Lục Nam xác định tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp và vận dụng nhiều nguồn lực để hỗ trợ, tạo động lực cho người dân vươn lên thoát nghèo. Trước mắt, UBND huyện giao cơ quan chuyên môn sớm thẩm định, tham mưu Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định công nhận kết quả rà soát, đánh giá hộ nghèo, cận nghèo, làm cơ sở đề xuất chỉ tiêu giảm hộ nghèo năm 2025 và đề ra giải pháp hỗ trợ thoát nghèo cụ thể, phù hợp”, ông Dương Công Định, Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin thêm.

Với tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm, đến nay toàn huyện Lục Nam đã có 23/23 xã đạt chuẩn xã NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh và 17 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu, diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện có nhiều đổi mới, khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp; kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, diện mạo đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên.

Sơn Quang - Chương Huyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Quảng Ngãi có thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Với tỷ lệ phiếu đạt 100%, xã Bình Thạnh (huyện Bình Sơn) và Tịnh Châu (thành phố Quảng Ngãi) được các thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh Quảng Ngãi thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận nông thôn mới nâng cao.

    18:48 | 05/12/2024
  • Vĩnh Phúc: Xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 2 năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 4/12, Hội đồng thẩm định xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2022 - 2025 tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị thẩm định, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 (đợt 2) đối với 3 xã của huyện Vĩnh Tường: Lý Nhân, Vĩnh Sơn, Tam Phúc.

    19:12 | 04/12/2024
  • Hưng Yên: Công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hưng Yên vừa có quyết định công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    19:10 | 04/12/2024
  • Hà Nội: Nông dân Chương Mỹ mong muốn có quy hoạch vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn

    (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường UBND Thành phố Hà Nội và kết nối trực tuyến 18 điểm cầu tại các huyện, thị xã.

    14:37 | 04/12/2024
  • Huyện Lạc Sơn (Hòa Bình): Phát huy quyền làm chủ của người dân để xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ngay từ đầu năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị của huyện Lạc Sơn đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các xã thực hiện các tiêu chí theo lộ trình kế hoạch đã đề ra nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, môi trường xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

    11:32 | 04/12/2024
  • Yên Khánh (Ninh Bình): 12/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Huyện Yên Khánh luôn là địa phương đi đầu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong việc quan tâm xây dựng nông thôn mới. Hiện Yên Khánh có 18/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 12/18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

    10:10 | 04/12/2024
  • Thành phố Hoà Bình đạt 5/5 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Đối chiếu với Bộ tiêu chí quy định thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, qua rà soát, đến nay thành phố Hòa Bình đã đạt 5/5 tiêu chí.

    10:08 | 04/12/2024
  • Bình Phước: Huyện Đồng Phú đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – Theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới gồm 9 tiêu chí: Quy hoạch; giao thông; thủy lợi và phòng, chống thiên tai; điện; y tế - văn hóa - giáo dục; kinh tế; môi trường; chất lượng môi trường sống; hệ thống chính trị - an ninh trật tự - hành chính công, huyện Đồng Phú hiện đã thực hiện đạt các tiêu chí của chương trình.

    20:20 | 03/12/2024
  • Văn Yên (Yên Bái): “Cán đích” nông thôn mới

    (Xây dựng) - Đến thời điểm này, 100% xã của huyện Văn Yên đã “cán đích” nông thôn mới. Diện mạo nông thôn mới của vùng đất quế đã mang dáng dấp một đô thị khang trang, hiện đại, hài hòa.

    17:12 | 03/12/2024
  • Hà Nội: Xã Bát Tràng phát triển nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã không ngừng vươn lên, nâng cao chất lượng sống của người dân và của khu vực.

    15:49 | 03/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load