Thứ bảy 27/07/2024 06:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thu hút dòng vốn chất lượng từ các "đại bàng" ngoại

21:09 | 25/01/2023

Sau đại dịch, Việt Nam tiếp tục lọt vào mắt xanh của nhiều nhà đầu tư lớn từ nước ngoài với xu hướng mới: Xanh, sạch và hàm lượng công nghệ cao.

Đón dòng vốn "xanh"

Một ngày đầu tháng 12/2021, Tập đoàn LEGO của Đan Mạch thông báo ký biên bản ghi nhớ với Công ty Liên doanh TNHH Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) về việc xây dựng nhà máy rộng 44ha tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, dự kiến tạo ra 4.000 việc làm.

Thời điểm đó, cả nước vẫn còn trong những tháng đầu tiên của trạng thái bình thường mới sau nhiều tháng giãn cách xã hội để chống dịch Covid-19. Dự án tỷ USD của LEGO như một minh chứng cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam vẫn rất lớn, dù cho khi đó các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung chưa được mở cửa hoàn toàn trở lại.

Chỉ 3 tháng sau, tỉnh Bình Dương đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho tập đoàn đến từ Đan Mạch. Và đến đầu tháng 11/2022, LEGO đã chính thức khởi công nhà máy thứ 6 của họ trên thế giới và là nhà máy thứ 2 tại châu Á tại Khu công nghiệp VSIP III.

Theo ông Niels B. Christiansen, Tổng giám đốc điều hành LEGO, dự án tại Việt Nam là nhà máy đầu tiên của tập đoàn này được thiết kế thành cơ sở trung hòa carbon. Những sản phẩm đồ chơi LEGO "Made in Vietnam" đầu tiên dự kiến sẽ xuất xưởng vào năm 2024.

Thu hút dòng vốn chất lượng từ các
Phối cảnh nhà máy tỷ USD của LEGO tại tỉnh Bình Dương (Ảnh: LEGO)

Lý giải vì sao LEGO lại lựa chọn Việt Nam để đầu tư xây dựng nhà máy, ông Niels B. Christiansen giải thích có 3 lý do chính. Đầu tiên, ông tin tưởng Việt Nam có đủ nguồn lao động có kỹ năng qua đào tạo để đáp ứng việc vận hành các công nghệ, kỹ thuật cao khi nhà máy đi vào vận hành. Thứ hai, Việt Nam có quan hệ thương mại rất tốt với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thị trường chính mà dự kiến nhà máy này sẽ phục vụ.

Đặc biệt, Chính phủ Việt Nam có tầm nhìn rất mạnh mẽ về việc phát triển bền vững, giảm phát thải phù hợp với tầm nhìn của tập đoàn Đan Mạch. Không chỉ có ý nghĩa về quy mô, dự án tỷ USD của LEGO còn khẳng định xu hướng đón đầu dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào Việt Nam.

Với những cam kết mạnh mẽ về mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, Việt Nam đang thu hút được những nhà đầu tư lớn, các dự án với công nghệ cao có chung tầm nhìn về kinh tế xanh.

"Thương vụ của tập đoàn sản xuất đồ chơi trẻ em đã đánh dấu son trong việc thu hút vốn đầu tư "sạch" vào Việt Nam. Ngành công nghiệp đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo - sản xuất công nghệ cao và "sạch" hơn. Việt Nam đang ở cửa ngõ của sự phát triển, với nhiều tiềm năng để vươn xa hơn trong bản đồ thế giới", ông Lê Huy Đông, Quản lý Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp của Savills Hà Nội nhận định.

Thu hút dòng vốn chất lượng từ các
Việt Nam được kỳ vọng là điểm đến của dòng vốn xanh (Ảnh: Hữu Khoa).

Sức bật mới từ FDI công nghệ cao

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đến hết ngày 20/10/2022 đạt 22,5 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất theo chu kỳ 10 tháng trong 5 năm qua.

Không chỉ gia tăng về lượng, một điểm đáng chú ý là ngày càng nhiều dự án FDI công nghệ cao chọn Việt Nam làm bến đỗ. Pegatron, nhà cung cấp của Apple, đã công bố kế hoạch đầu tư dài hơi tại Việt Nam với tổng số vốn dự kiến lên tới 1 tỷ USD. Một đối tác lớn khác của Apple là Foxconn cũng cam kết rót 300 triệu USD mở rộng sản xuất tại Bắc Giang.

Nhiều cơ quan truyền thông quốc tế như Nikkei Asia, Financial Times, CNBC cho biết các sản phẩm đồng hồ thông minh Apple Watch, máy tính Macbook sẽ được sản xuất tại Việt Nam. Song song đó, một ông lớn toàn cầu khác là Samsung cũng đã có kế hoạch bắt đầu sản xuất linh kiện bán dẫn tại Việt Nam từ năm 2023.

Thu hút dòng vốn chất lượng từ các
Các ông lớn Apple, Samsung có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam (Ảnh: SSVN).

Theo ông Michael Kokalari - Kinh tế trưởng của Tập đoàn VinaCapital, có nhiều động lực thúc đẩy các doanh nghiệp toàn cầu đầu tư các nhà máy công nghệ cao tại Việt Nam gồm lực lượng lao động kỹ năng cao, mặt bằng lương cạnh tranh, vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng công nghệ cao ở châu Á. Song song đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng thúc đẩy thêm sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

"FDI công nghệ cao thúc đẩy GDP của Việt Nam theo hai cách. Thứ nhất là nâng cao thu nhập và thứ hai là nâng cao năng lực sản xuất của quốc gia đối với các sản phẩm phức tạp", ông Kokalari bình luận. Kinh tế trưởng của VinaCapital nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm phức tạp với hàm lượng công nghệ cao sẽ tạo ra "hiệu ứng lan tỏa" khiến các nhà sản xuất trong nước cũng phải đa dạng hóa, chuyển dịch sang các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi giá trị.

Hiện tại, các nhà máy FDI tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hầu hết linh kiện đầu vào để sản xuất các sản phẩm điện tử tiêu dùng hay điện thoại thông minh. VinaCapital kỳ vọng hàm lượng nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm dần và đóng góp của hàm lượng nội địa sẽ tăng cao khi các doanh nghiệp trong nước củng cố khả năng cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp FDI trong những năm tới.

Nhận xét về lợi thế khi thu hút dòng vốn công nghệ cao, Tổng giám đốc Savills Đông Nam Á Christopher J Marriott nhận định trong tương quan so sánh với các thị trường khác trong khu vực, có thể thấy chi phí đầu tư tại Việt Nam rất phù hợp. Chi phí cho hoạt động kinh doanh tại các thị trường như Singapore, Trung Quốc hiện nay đều đã tăng cao. Các doanh nghiệp đang tìm đến những thị trường thay thế và Việt Nam đang làm rất tốt trong việc đón đầu xu hướng này sau đại dịch.

Ông Alain Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho rằng, với nguồn cung lao động chất lượng và giá cả phải chăng của Việt Nam, không có gì ngạc nhiên khi các nhà đầu tư nước ngoài muốn chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam.

"Trong bối cảnh các công ty đa quốc gia tìm cách mở rộng hoạt động tại Việt Nam, một phần do chiến lược Trung Quốc+1 và một phần do 15 hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia, FDI vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng", ông Cany nhận định tại Hội nghị Triển vọng Thị trường Việt Nam do HSBC tổ chức vào cuối tháng 9/2022.

Tuy nhiên, Chủ tịch EuroCham cũng lưu ý Việt Nam vẫn cần cải thiện một số điểm để thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giao thông và cả năng lượng. Song song đó, trong một môi trường toàn cầu đầy cạnh tranh, Việt Nam cũng cần tạo điều kiện dễ dàng hơn nữa cho hoạt động kinh doanh, ưu tiên cải thiện khuôn khổ pháp lý, thủ tục hành chính và ưu đãi cho doanh nghiệp.

Theo Việt Đức/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Long An: Thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Phát triển xanh, bền vững là một trong những trọng tâm trong định hướng kinh tế - xã hội của tỉnh Long An. Thời gian qua, địa phương triển khai nhiều giải pháp với mục tiêu cải thiện các điểm số thành phần nằm trong Bộ chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI).

  • Hà Tĩnh: Có 56 danh mục dự án chưa giải ngân với tổng số vốn hơn 365.000 triệu đồng

    (Xây dựng) - Theo số liệu báo cáo của Kho bạc Nhà nước tỉnh và số liệu cập nhật trên hệ thống TABMIS đến ngày 20/7, tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt 2.744.377 triệu đồng. Đặc biệt, có 56 danh mục dự án chưa giải ngân vốn Bộ, ngành và cấp tỉnh quản lý với tổng số vốn 365.451 triệu đồng.

  • Tân Hồng (Đồng Tháp): Đầu mối các tuyến giao thương kinh tế trọng tâm trong vùng kinh tế biên giới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Quyết định số 50/QĐ-UBND-HC phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Hồng gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, huyện Tân Hồng sẽ là huyện kinh tế cửa khẩu quan trọng của tỉnh; phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; khai thác hiệu quả mối quan hệ nội ngoại vùng, quan hệ trong nước; khai thác các thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch…

  • Sửa quy định thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước

    (Xây dựng) - Ngày 25/7, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30/01/2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.

  • Hà Tĩnh: 9/39 địa phương, đơn vị chưa giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Sở Tài chính Hà Tĩnh vừa có văn bản đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh, đồng thời tập trung triển khai thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

  • Thanh Hóa: Điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án Cụm công nghiệp Bãi Trành

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 3091/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Bãi Trành, huyện Như Xuân.

Xem thêm
  • HSBC đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024

    HSBC đã nâng dự báo GDP cả năm 2024 của Việt Nam lên thành 6,5% thay vì mức 6% trước đó, đồng thời đánh giá Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024.

    08:59 | 26/07/2024
  • Long An phấn đấu đến năm 2030 phát triển thêm 27 cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Long An vừa ban hành Kế hoạch số 2097/KH-UBND ngày 15/7/2024 về việc quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2030. Cụ thể Long An phấn đấu đến năm 2025 có thêm 2 - 5 cụm công nghiệp khởi công xây dựng hạ tầng và năm 2030 có 27 cụm công nghiệp thành lập đều khởi công.

    21:57 | 25/07/2024
  • Long An nhiều lợi thế thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    (Xây dựng) - Trong 36 khu công nghiệp hiện hữu của tỉnh Long An có 26 khu đủ điều kiện tiếp nhận đầu tư, với tỷ lệ lấp đầy đạt 67,8%. Nhiều doanh nghiệp lớn như: Coca-Cola, PepsiCo, Aeon đã chọn Long An để đầu tư lâu dài. Với nhiều tiềm năng phát triển Long An được kỳ vọng là trung tâm phát triển kinh tế bền vững của khu vực phía Nam, là cửa ngõ kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long.

    21:54 | 25/07/2024
  • Thanh Hoá: Tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp

    (Xây dựng) - Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị giao ban liên quan đến tiến độ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024.

    18:29 | 25/07/2024
  • Nghệ An khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - Nghệ An xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm đến 2030 là khuyến khích doanh trong nước phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đặc biệt đối với ngành điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, lắp ráp, dệt may, da giày…

    16:57 | 25/07/2024
  • Hải Dương: Thêm một khu công nghiệp rộng gần 440ha

    (Xây dựng) – Kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã thông qua Nghị quyết về đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Kim Thành 2, tại các xã Đại Đức và Tam Kỳ, huyện Kim Thành (Hải Dương) rộng 437,24ha.

    16:14 | 25/07/2024
  • HĐND tỉnh Vĩnh Phúc giám sát chuyên đề về thực hiện một số dự án đầu tư công nhóm C

    (Xây dựng) - Chiều 24/7, Thường trực HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2020, Nghị quyết số 08/2021 của HĐND tỉnh về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm C thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh; tiến độ triển khai các dự án trọng điểm do HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư.

    16:10 | 25/07/2024
  • Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Chấp thuận 3 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn trên 718 tỷ đồng

    (Xây dựng) - 6 tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách của huyện Nghi Xuân đạt hơn 220 tỷ đồng, đạt 66,11% kế hoạch năm. Trong đó có nhiều kết quả được ghi nhận tích cực như: Đón gần 520.000 lượt khách đến tham quan, du lịch; chấp thuận 3 dự án thu hút đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đầu tư trên 718 tỷ đồng…

    16:09 | 25/07/2024
  • Quảng Trị: Thúc đẩy tiến độ các dự án do chủ đầu tư Hàn Quốc triển khai

    (Xây dựng) – Nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án mà chủ đầu tư là Hàn Quốc đã và đang đầu tư tại địa bàn, mới đây Đoàn công tác tỉnh Quảng Trị do ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị làm Trưởng đoàn có chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc.

    10:23 | 25/07/2024
  • Đề xuất mới về cơ chế, chính sách ưu đãi với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 94/2020/NĐ-CP ngày 21/8/2020 của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.

    07:41 | 25/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load