Thứ bảy 27/04/2024 07:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thời điểm “vàng” để nhà đầu tư xuống tiền vào bất động sản công nghiệp

17:05 | 27/05/2020

(Xây dựng) - Việt Nam – một quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh, đã và đang trở thành điểm đến thu hút đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Xuất xứ hàng hóa mang thương hiệu “Made in Việt Nam” có nhiều lợi thế, đón đầu sự dịch chuyển đầu tư của nhiều thương hiệu, doanh nghiệp lớn trên thế giới ra khỏi Trung Quốc, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang bước vào thời điểm vàng đầu tư để đón đầu xu hướng dịch chuyển này.

thoi diem vang de nha dau tu xuong tien vao bat dong san cong nghiep
Một góc khu công nghiệp cảng Đình Vũ – Hải Phòng.

Đầu tư FDI tăng mạnh, bất động sản thu hút 665 triệu USD

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổng số khu công nghiệp được thành lập trên cả nước đến thời điểm tháng 11/2019 là 335 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 96,5 nghìn ha, trong đó 256 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt gần 75%. Lũy kế đến hết tháng 11/2019, các khu công nghiệp, khu kinh tế cả nước thu hút được 9.381 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đạt 191,6 tỷ USD.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/4, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần 4 tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhưng xét về giá trị, vốn FDI đăng ký 4 tháng đầu năm 2020 tăng 52,3% so với cùng kỳ các năm 2018.

Trong đó, 984 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD, tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019; có 335 lượt dự án đăng ký điều chỉnh với tổng vốn tăng thêm đạt trên 3,07 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài "rót" vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6 tỷ USD.

Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD và thứ ba là lĩnh vực bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký 776 triệu USD. Riêng hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 4 thu hút được 665 triệu USD.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã và đang chớp thời điểm vàng, bất chấp ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bất động sản công nghiệp vẫn tăng tốc mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Mô hình mới bất động sản công nghiệp gắn với đô thị

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cho biết, bất động sản công nghiệp và bất động sản nhà ở luôn song hành cùng nhau. Cơ hội cho bất động sản công nghiệp tăng tốc cũng chính là cơ hội cho bất động sản nhà ở phát triển mạnh. Tại các địa phương tập trung các khu công nghiệp có quy mô lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Long An... đều hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới trong bán kính gần 5 - 10km tạo nên một hệ sinh thái đầy đủ phục vụ cho nhu cầu ăn ở, sinh hoạt, giải trí của đông đảo lao động làm việc tại các khu công nghiệp trong đó có cả đội ngũ chuyên gia và các thành phần lao động.

Theo các chuyên gia, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp từ truyền thống cụm, khu công nghiệp công nghệ cao gắn với đô thị hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó mô hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp năng lượng tái tạo đang được quan tâm hàng đầu.

Điển hình ngày 17/5 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Tân Thành Long An đã khởi công xây dựng dự án khu công nghiệp Việt Phát tại Long An với diện tích 1.800ha theo mô hình kết hợp giữa khu công nghiệp và khu đô thị. Điểm đặc biệt của dự án là trong tổng diện tích 1.800ha đất dự án, chủ đầu tư dành 625ha cho đô thị.

Trước đó, cuối tháng 3/2020, Công ty Cổ phần Vinhomes đã công bố thông tin về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes (tên viết tắt VHIZ). Vingroup chính thức lấn sân sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp đầy tiềm năng, để đón đầu xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI. Là doanh nghiệp bất động sản lớn nhất Việt Nam, chiến lược kinh doanh bất động sản lấn sân sang bất động sản công nghiệp của Vingroup đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, báo hiệu xu thế đón đầu của một lĩnh vực đầu tư dù không mới nhưng hấp dẫn, đúng thời điểm là bất động sản công nghiệp.

Không chỉ có Vingroup, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hoà Phát (thành viên thuộc Tập đoàn Hoà Phát) cũng “chạy đua” vào mảng bất động sản công nghiệp, khi xin chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch và thực hiện dự án đầu tư khu công nghiệp Bãi Sậy thuộc các xã: Bãi Sậy, Phù Ủng, Bắc Sơn (huyện Ân Thi, Hưng Yên).

UBND tỉnh Hưng Yên đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các cơ quan liên quan, thẩm định đề xuất của Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển đô thị Hoà Phát.

Nhi Thảo

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load