(Xây dựng) - Việt Nam có hơn 500 công trình xanh với tổng diện tích sàn xây dựng vượt 12 triệu m², phản ánh cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ và doanh nghiệp trong ngành Xây dựng trong việc hướng tới mục tiêu Net Zero (trung hòa carbon) năm 2050 của quốc gia.
Dòng chảy chuyển đổi xanh
Ngành Xây dựng chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải carbon và với gần 60.000 công trình mới được triển khai mỗi năm, mỗi vật liệu đều có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, hoặc gây thêm áp lực cho môi trường. Vì thế, việc hiểu rõ tác động của ngành Xây dựng đến môi trường và tìm kiếm những giải pháp bền vững càng trở nên cấp thiết.
Những năm gần đây, công trình xanh đón nhận thêm nhiều trợ lực từ các chính sách và chương trình của Chính phủ. Trong đó, chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2030 đặt mục tiêu tất cả công trình sử dụng vốn đầu tư công đều dùng 100% vật liệu xây không nung. Nhằm hiện thực hóa mục tiêu này, Bộ Xây dựng khuyến khích phát triển số lượng nhà ở xã hội theo tiêu chuẩn xanh, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và ít phát thải.
Xây dựng công trình xanh đang là ưu tiên của Chính phủ. |
Bên cạnh đó, là “huyết mạch” của nền kinh tế, các ngân hàng cũng đồng loạt triển khai chương trình tín dụng xanh, hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển đổi kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh. Nhờ đó, các doanh nghiệp và chủ đầu tư có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, thúc đẩy nhiều dự án bền vững ra đời; góp phần hiện thực hóa tầm nhìn trung hòa carbon vào năm 2050.
Trợ lực từ doanh nghiệp đầu ngành châu Âu
Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024), Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ hỗ trợ Việt Nam các khoản đầu tư chất lượng, mở ra cơ hội chuyển giao công nghệ tiên tiến và nâng cao trình độ quản lý bền vững, hướng đến trung hòa carbon năm 2050. Sự đồng hành từ các doanh nghiệp đầu ngành như Saint-Gobain - tập đoàn Pháp dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp vật liệu nhẹ, bền vững cho ngành Xây dựng là minh chứng cho cam kết mạnh mẽ này.
Có bề dày lịch sử hơn 350 năm, đến nay Saint-Gobain đã hiện diện tại 75 quốc gia. Đồng hành cùng Việt Nam hơn 30 năm, các giải pháp vật liệu của Saint-Gobain đã và đang được tin dùng trong hàng triệu công trình tại Việt Nam từ loại hình dân dụng, đến công nghiệp, dịch vụ, công trình đầu tư công… là cơ hội để Saint-Gobain đóng góp tích cực thúc đẩy xu hướng chuyển đổi sang nhóm công trình sử dụng vật liệu nhẹ, bền vững cho ngành Xây dựng.
Saint-Gobain mang đến các hệ giải pháp vật liệu nhẹ, bền vững trong khuôn khổ sự kiện GEFE 2024. |
Trong khuôn khổ phiên thảo luận chủ đề “Lộ trình phát triển công trình xanh tại Việt Nam” tại sự kiện GEFE 2024, các doanh nghiệp trong đó có Saint-Gobain đều đồng tình: mặc dù phát triển công trình xanh là xu hướng tất yếu nhưng ở Việt Nam việc thực thi gặp nhiều rào cản, bao gồm thiếu nhân lực có chuyên môn sâu, chủ đầu tư và người dùng chưa hiểu rõ lợi ích vật liệu xanh trong xây dựng.
Trước những thách thức này, Saint-Gobain xác định đây lại chính là tín hiệu sáng để doanh nghiệp dẫn dắt xu hướng mới cho ngành Xây dựng bằng cách đào tạo đội ngũ nhân lực cốt cán, đảm bảo kiến thức chuyên sâu về ngành; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, đem đến những sản phẩm mới; ứng dụng kinh tế tuần hoàn giảm rác thải không tái chế trong quá trình sản xuất; đặc biệt cung cấp trọn gói các giải pháp vật liệu xây dựng nhẹ bền vững đồng bộ cho dự án.
Với danh mục sản phẩm đa dạng từ móng đến mái, nội ngoại thất công trình… Saint-Gobain khẳng định “sẵn sàng cung ứng giải pháp vật liệu giúp tối ưu hóa năng lượng, giảm phát thải carbon”. Điển hình là hệ giải pháp vữa tô nội thất và tường nhẹ Light-weight (vách thạch cao Vĩnh Tường-gyproc), tiết kiệm 75% lượng khí CO2 so với vật liệu xây dựng truyền thống; hệ kính Low-E sản xuất dựa trên nguyên liệu từ hydro, giảm 70% phát thải CO2; hay hệ giải pháp cách nhiệt - cách âm ISOVER® giúp giảm thất thoát năng lượng toàn diện cho công trình thông qua các cấu phần xây dựng chiếm tiết diện lớn nhất: vách ngăn, sàn, mặt dựng, mái nhà, ống gió.
Bà Quyên Nguyễn, Giám đốc Cung ứng & Phát triển Bền vững của Saint-Gobain chia sẻ tại chương trình. |
Sở hữu 8 Trung tâm R&D toàn cầu, hơn 600 triệu USD đầu tư mỗi năm, Saint-Gobain duy trì tốc độ đổi mới sáng tạo ấn tượng: cứ 1 trong 4 sản phẩm được cung cấp bởi Saint-Gobain chưa từng xuất hiện trước đó 5 năm. Tại Việt Nam, Saint-Gobain là đối tác chiến lược trong việc giảm phát thải SCOPE 3-phát thải gián tiếp từ chuỗi cung ứng. Các vật liệu xanh của Saint-Gobain đã giúp nhiều công trình như CP Tower, Hiive và Lotte Mall cộng thêm 1-5 điểm khi đạt chứng nhận LEED V4 hoặc Edge.
Hoàng Nam
Theo