Thứ sáu 26/04/2024 21:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tháo gỡ vướng mắc thủ tục để tăng hiệu quả hỗ trợ

10:49 | 15/05/2020

Dù dư nợ cho vay của các ngân hàng đã có lãi suất ưu đãi hiện gấp hơn 2 lần doanh số cam kết trước đó, phát biểu tại hội nghị kết nối ngân hàng với doanh nghiệp sáng 14.5 nhằm tăng cường triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đại diện nhiều hiệp hội ngành nghề vẫn kiến nghị ngành ngân hàng cần “cởi mở” hơn trong hoạt động cho vay để tăng khả năng tiếp cận vốn của cộng đồng doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn.

thao go vuong mac thu tuc de tang hieu qua ho tro
DN kiến nghị các ngân hàng cần tiết giảm chi phí để có thể giảm lãi suất cho vay (ảnh minh họa). Ảnh: Hải Nguyễn

Doanh nghiệp “than” khó tiếp cận vốn

Ông Trần Đăng Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (Hanoiba) - cho hay, thống kê của Hanoiba cho thấy có tới 20% số doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19, 70% bị ảnh hưởng nhiều và chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng dẫn đến dự đoán trong năm nay sẽ có đến 47% doanh nghiệp bị suy giảm doanh thu 20-40%, 20% doanh nghiệp suy giảm từ 40-90% và gần 20% doanh nghiệp bị suy giảm 100% doanh thu.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vay ưu đãi từ ngân hàng nhằm khắc phục khó khăn và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đại diện Hanoiba kiến nghị ngành Ngân hàng cần đưa ra bộ tiêu chí cụ thể để phân loại danh sách các khách hàng doanh nghiệp chịu sự tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch bệnh, trên cơ sở đó đưa ra các mức hỗ trợ tương ứng. Các ngân hàng thương mại cũng cần có biện pháp chủ động hướng dẫn các doanh nghiệp các thủ tục hành chính nhanh gọn, đơn giản để doanh nghiệp có thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng.

“Thực tế thời gian qua có rất nhiều hội viên khi tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi vẫn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục dẫn đến cho đến nay vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi một cách trôi chảy” - ông Trần Đăng Nam đưa ý kiến.

Đại diện Hanoiba cũng đề nghị các ngân hàng xem xét giảm 50% lãi suất với các khoản vay đến kỳ trả lãi tháng 4, 5, 6 và cho các khoản vay với mục đích nhằm trả lương cho người lao động. “Trong đó chúng tôi đề xuất trong số 50% giảm này sẽ có 25% do nhà nước hỗ trợ, 25% còn lại sẽ do các ngân hàng thực hiện giảm nhằm hỗ trợ và kích thích các doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh sau dịch” - ông Nam đề xuất.

Phản ánh thực tế khó khăn trong sản xuất kinh doanh và nguồn tiền của các doanh nghiệp hội viên, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội - cho biết, hiện nay các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội đang phải ký một khoản quỹ 500 triệu đồng vào hệ thống ngân hàng nhằm bảo lãnh nghĩa vụ quốc tế.

Trong khi đó với các công ty du lịch, hoạt động lữ hành quốc tế hiện nay đang bị đóng cửa nên ông Mai Quốc Anh đề xuất gửi lại số tiền 500 triệu đồng này cho các công ty du lịch, nhằm giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn chi phí vận hành hoạt động trong bối cảnh khó khăn.

Ông Mạc Quốc Anh cũng kiến nghị các ngân hàng tiếp tục rà soát các văn bản, thủ tục theo quy định trong việc triển khai hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tái sản xuất kinh doanh và phục hồi sau dịch.

“Tôi cho rằng đã là gói hỗ trợ thì cần đúng nghĩa hỗ trợ và phải được triển khai quyết liệt nên tới đây cần rà soát, giải quyết các vướng mắc trong thủ tục để tăng hiệu quả hoạt động hỗ trợ. Các ngân hàng cũng cần cắt giảm chi phí để làm sao có thể cắt giảm thêm lãi suất cho vay tới các doanh nghiệp”

Ngân hàng cần đảm bảo thu hồi vốn

Trong khi đó theo Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành Kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Quốc Hùng, các ngân hàng đang triển khai hàng loạt biện pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho khách hàng vượt qua cũng như khôi phục sản xuất kinh doanh sau các tác động tiêu cực của dịch COVID-19, như cơ cấu nợ, miễn giảm lãi vay và cho vay mới với lãi suất ưu đãi.

Chỉ sau thời gian ngắn, đến nay trên cả nước có hơn 215.000 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ 130.000 tỉ đồng; trên 260.000 khách hàng được miễn giảm lãi suất với dư nợ 1,08 triệu tỉ đồng. Đáng chú ý, các ngân hàng thương mại cũng tiếp tục cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho hơn 182.000 khách hàng với dư nợ đạt 630.000 tỉ đồng. Số dư nợ cho vay mới này tương đương gấp hơn 2 lần so với tổng quy mô các gói cho vay ưu đãi xấp xỉ 300.000 tỉ đồng mà các ngân hàng cam kết cho vay trước đó.

Trước các phản ánh của đại diện nhiều doanh nghiệp ngành nghề về thực tế vẫn khó hoặc không thể tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định các ngân hàng hiện không thiếu vốn và cũng đang rất muốn cho vay. Nhưng doanh nghiệp muốn vay được vốn phải đúng đối tượng và có phương án kinh doanh hiệu quả đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng. Bởi ngân hàng khi cho vay cũng phải đảm bảo khả năng thu hồi được tiền cho vay cũng như phải quản lý được dòng tiền để đảm bảo vốn cho vay hiệu quả.

“Như với doanh nghiệp nhỏ và vừa, dù là thuộc đối tượng ưu tiên nhưng muốn vay được vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả cũng như phải có tài sản đảm bảo” - ông Hùng đưa nhận định. Người đứng đầu Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng cho rằng, đặt trong bối cảnh cung cầu thị trường có nhiều thay đổi sau các động của dịch COVID-19, các doanh nghiệp hiện nay cần phải thay đổi tư duy kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất để có phương án kinh doanh hiệu quả.

Tuy nhiên để các giải pháp hỗ trợ tiếp tục phát huy hiệu quả, Phó Thống đốc Đào Minh Tú yêu cầu các đơn vị trong NHNN tập trung rà soát, tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng đang gây cản trở, vướng mắc, khó khăn cho sản xuất kinh doanh; qua đó vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động, vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế kịp thời ứng phó, giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Không thể hạ chuẩn tín dụng

Tính đến thời điểm hiện nay, cùng với các ngân hàng thương mại khác, ViettinBank đã xác định trong năm 2020 sẽ tiết giảm chi phí để có thể giảm lợi nhuận ngân hàng từ 3.000-4.000 tỉ đồng, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch. Ngoài việc cơ cấu và giảm lãi suất với khoản vay cũ, ngân hàng đến vẫn giải ngân cho các nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện ứng dụng và các phương án vay mới. Hiện có hơn 11.000 khách hàng được giải ngân mới lên đến 137.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt do đó chúng tôi cũng cần phải huy động các nguồn vốn, trong bối cảnh này rất khó khăn huy động nguồn vốn giá rẻ. Cũng như các chương trình các ngân hàng đã ban hành trong suốt những tháng vừa qua, lãi suất tại thời điểm này cũng đã giảm từ 2% đến 2,5% so với trước đây. Tuy nhiên, vì ngân hàng cũng phải đảm bảo an toàn nguồn vốn vay của mình do đó tinh thần các khoản vay vẫn phải trả nợ, đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc và lãi. Do đó việc không hạ chuẩn tín dụng cũng là tinh thần xuyên suốt trong quá trình cho vay doanh nghiệp.

Theo Văn Nguyễn/Laodong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình làm việc với một số doanh nghiệp lớn tại Vương quốc Hà Lan

    (Xây dựng) - Trong hai ngày 23 và 24/4, tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh uỷ Ngô Đông Hải làm Trưởng đoàn đã đến chào xã giao Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan Ngô Hướng Nam; thăm, làm việc với Tập đoàn Boskalis và Công ty Royal Van Oord về lấn biển, xây dựng cảng biển và Tập đoàn Pondera về điện gió ngoài khơi.

    09:17 | 26/04/2024
  • Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

    (Xây dựng) - Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 338/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    08:00 | 26/04/2024
  • Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

    (Xây dựng) - Ông Đỗ Minh Trí (Thành phố Hồ Chí Minh) đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị).

    07:53 | 26/04/2024
  • Hà Nội: Sẽ tổ chức đối thoại, thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề trong tháng 5

    (Xây dựng) - Dự kiến, UBND Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố trong tháng 5/2024.

    22:26 | 25/04/2024
  • Bình Định: Giao thông mở đường cho phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) - Xác định mục tiêu giao thông đi trước mở đường, tại Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, HĐND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều Nghị quyết quan trọng liên quan đầu tư hạ tầng giao thông. Đây là “cú huých” mạnh mẽ nhằm phá bỏ “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    20:35 | 25/04/2024
  • Khánh Hòa: Động lực thúc đẩy kinh tế

    (Xây dựng) - Khánh Hòa đã và đang triển khai nhiều dự án trọng điểm. Sau khi hoàn thành, các dự án này sẽ tạo sức bật cho nền kinh tế, tăng khả năng huy động vốn đầu tư, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

    20:30 | 25/04/2024
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

    20:26 | 25/04/2024
  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

    20:11 | 25/04/2024
  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

    18:21 | 25/04/2024
  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

    18:01 | 25/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load