Thứ tư 05/02/2025 13:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Thái Nguyên khan hiếm chỗ đỗ xe

09:34 | 17/12/2021

(Xây dựng) - Với số lượng xe ôtô nhiều, đứng trong top đầu của quốc gia, nhưng hạ tầng giao thông lại chậm được triển khai đang là bài toán khó đối với các nhà quản lý ở thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) khi giải bài toán ùn tắc, đặc biệt là chỗ đỗ.

thanh pho thai nguyen khan hiem cho do xe
Lượng ôtô tại thành phố Thái Nguyên ngày càng nhiều, chỗ đỗ lại không được mở thêm; Trong khi nhiều điểm quy hoạch đỗ xe trước đây đã được điều chỉnh cho mục đích khác.

Theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Thái Nguyên, tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 67.000 xe ôtô các loại. Trong đó có gần 26.000 xe ô tô tải; hơn 37.000 xe con, xe du lịch và gần 3000 xe ca, xe khách. Chỉ riêng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã có gần 22.000 xe ôtô các loại, trong đó có gần 16.000 xe con. Tỷ lệ này chiếm gần 70%, cao hơn nhiều so với các huyện, thị xã khác.

Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh chóng của các khu đô thị, các tòa cao ốc đang gây áp lực cực lớn lên hệ thống giao thông của thành phố Thái Nguyên. Tình trạng tắc đường, kẹt xe những năm gần đây diễn ra thường xuyên hơn, cùng với đó là sự khan hiếm chỗ đậu xe ở các khu trung tâm thành phố.

Để giải quyết vấn đề trên, những năm qua, thành phố Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp, như: Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ và thực hiện nếp sống văn minh đô thị; cải tạo, chỉnh trang mặt đường, vỉa hè các tuyến phố; tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm việc sử dụng quỹ đất đỗ xe của các cá nhân, tổ chức; yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư tuân thủ quy định về diện tích quỹ đất dành cho giao thông; bổ sung các điểm, bãi đỗ xe theo quy hoạch...

Theo đó, được sự nhất trí của UBND tỉnh, thành phố Thái Nguyên đã áp dụng quy định cho phép đỗ xe dưới lòng đường tại 23 tuyến phố đủ điều kiện (gồm: Đường 2 chiều có lòng đường tối thiểu 10,5m thì cho phép đỗ một bên; tối thiểu 14m thì cho phép đỗ hai bên; nếu đường 1 chiều, lòng đường tối thiểu 7,5m thì cho phép để xe bên phải phần xe chạy); cho phép đỗ xe trên vỉa hè với 15 tuyến đường, tổng diện tích khu vực đỗ xe là trên 37ha. Ngoài ra, tại các khu đô thị, khu dân cư mới; khu vực các cơ quan, đơn vị… đã được quy hoạch các điểm dừng, đỗ với tổng diện tích gần 24ha.

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp nhưng thực tế hiện nay, mạng lưới giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bị đánh giá là chưa đáp ứng tốt nhu cầu đỗ xe của cá nhân, tổ chức, đơn vị trên địa bàn; tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh còn thấp.

Trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là các tuyến phố ở trung tâm thành phố, những khu vực được phép đỗ xe thường xuyên trong tình trạng quá tải. Do đó, nhiều chủ phương tiện vẫn phải “buộc” vi phạm quy định về dừng, đỗ xe để có thể giải quyết công việc.

Đơn cử, trên địa bàn phường Phan Đình Phùng có gần 500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nhu cầu chỗ đỗ xe là rất lớn, không chỉ cho cán bộ, công nhân viên làm việc cơ hữu mà còn có nhu cầu của những cá nhân, tập thể đến làm việc tại đơn vị này. Thế nhưng, trên thực tế địa bàn mới chỉ có một phần tuyến đường Hoàng Văn Thụ (khu vực trước Công an thành phố Thái Nguyên, Công ty Điện lực Thái Nguyên) được phép đỗ xe dưới lòng đường và trên hè phố. Còn lại là… cấm!

Trước thực trạng này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đề xuất với địa phương mở rộng thêm các tuyến đường được phép đỗ xe hoặc quy hoạch xây dựng bến, bãi, địa điểm đỗ xe để góp phần bảo đảm an toàn giao thông và tạo thuận tiện cho người dân, cơ quan, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh khan hiếm bến, bãi, khu vực đỗ xe, phương án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố nhằm lập lại trật tự đô thị đã được thành phố Thái Nguyên xây dựng. Đây được xem là một trong những giải pháp đa tiện ích; phù hợp với thực trạng hiện nay nên được đông đảo người dân đồng tình, ủng hộ.

Theo đánh giá, việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để làm khu vực đỗ xe không chỉ giải quyết cơ bản được “bài toán” giao thông tĩnh ở thành phố Thái Nguyên mà còn tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, bảo đảm mỹ quan, đem lại nguồn thu cho ngân sách. Mặt khác, phương án này còn giúp nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.

Ngày 02/8/2021, UBND thành phố Thái Nguyên đã có Tờ trình đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt danh mục tuyến đường, phố được phép sử dụng tạm thời vào việc kinh doanh, trông giữ xe công cộng trên địa bàn.

Cơ sở của đề nghị này ngoài sự thống nhất với các Sở, ngành: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải… UBND thành phố Thái Nguyên còn căn cứ từ các quyết định mang tính pháp lý đã được UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép thực hiện từ năm 2010 như: Quyết định số 40/2010/QĐ-UBND ngày 6/12/2010 quy định về quản lý và khai thác sử dụng lòng đường, lề đường, vỉa hè trong các đô thị và các khu dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 quy định tổ chức thực hiện mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 03/2021/QĐ-UBND ngày 21/01/2021 sửa đổi, bổ sung Điều I của Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 quy định tổ chức thực hiện mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

thanh pho thai nguyen khan hiem cho do xe
Các ngành họp, nhất trí đề nghị UBND tỉnh cho phép sử dụng tạm thời một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 1, thành phố Thái Nguyên sẽ thực hiện thí điểm thu phí lòng đường, hè phố ở 9 tuyến đường, trong đó có gần 20 điểm đỗ xe trên các tuyến đường, gầm cầu vượt, khu vực công cộng… Tuy nhiên, thay vì đồng nhất ý kiến như hồi tháng 7/2021, hiện các Sở, ngành lại chờ xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải trước khi tham mưu báo cáo UBND tỉnh theo đề xuất của UBND thành phố Thái Nguyên.

Điều đáng nói là trên thực tế tại thành phố Thái Nguyên việc cho sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè để đỗ xe, để vật liệu xây dựng, tổ chức các chương trình dịch vụ - thương mại vẫn diễn ra thường xuyên nhiều năm nay.

Vì thế, theo một kiến trúc sư đang công tác tại địa phương thì việc quyết định cho sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè để đỗ xe hay kinh doanh dịch vụ không phải là mới và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương theo quy định. Cái mới ở đây là hoạt động tạm thời này sẽ có quy mô hơn mà thôi. Tất nhiên, về lâu dài, giao thông tĩnh tại thành phố Thái Nguyên cần được quan tâm hơn nữa, bắt đầu ngay từ công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, góp phần xây dựng đô thị ngày càng văn minh, hiện đại…

“Vì thế, nếu chưa thực sự yên tâm, địa phương có thể quyết định thử nghiệm tạm thời tại một số tuyến đường, sau một thời gian đánh giá tính hiệu quả giải quyết “bài toán” khan hiếm chỗ đỗ xe để có cơ sở quyết định ở quy mô rộng hơn, thay vì cứ loay hoay vấn đề trách nhiệm!”, mộtc vị kiến trúc sư thẳng thắn tham góp ý kiến.

Thái Nguyên Nhân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khát vọng vươn mình

    Qua một năm vượt không ít chông gai để gặt lấy hoa thơm và quả ngọt, Hà Nội bước vào mùa xuân Ất Tỵ 2025 - một mùa xuân đổi mới, tràn trề khát vọng và đón kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc bằng phong thái đĩnh đạc, tự hào của một Thủ đô “nghìn năm văn hiến”, “tụ khí anh hoa”!

  • Sơn La: Lập Chương trình phát triển đô thị khu vực dự kiến thành lập thị trấn Vân Hồ

    (Xây dựng) – Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã và đang nỗ lực xây dựng phát triển đô thị khu vực hiện đại đồng đều và bền vững, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống của người dân.

  • Thành phố Bắc Ninh: Nỗ lực bứt phá, hội nhập và phát triển

    (Xây dựng) - Với những thành tựu nổi bật trong năm 2024, thành phố Bắc Ninh đang nỗ lực tiếp tục bứt phá, hội nhập và phát triển. Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Hiếu về những kinh nghiệm và giải pháp đã giúp thành phố đạt được những kết quả ấn tượng và những dự định cho năm tiếp theo.

  • Bắc Ninh dồn toàn lực để đạt mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương năm 2026

    (Xây dựng) - Với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2026, sớm hơn dự kiến 3 năm, Bắc Ninh đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, hạ tầng đô thị. Tầm nhìn của Bắc Ninh là xây dựng một thành phố mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc, hiện đại, thông minh và bền vững.

  • Tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình

    Với các cơ chế đặc thù vượt trội, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025 (một số nội dung có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025) là cơ hội để Hà Nội tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi mở các nguồn lực phát triển.

  • Phát triển hành lang xanh, sinh thái dọc sông Đồng Nai

    (Xây dựng) - Sông Đồng Nai dài 586km là con sông nội địa dài nhất cả nước, bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (với tên gọi sông Đa Dâng), chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh trước khi nhập với sông Nhà Bè, Lòng Tàu đổ ra biển Đông. Trong đó, đoạn chảy qua tỉnh Đồng Nai khoảng 200km được địa phương xem là trục hàng lang phát triển kinh tế năng động, hướng tới phát triển bền vững dòng sông Đồng Nai.

Xem thêm
  • Thành phố Bắc Giang: Điểm sáng xây dựng đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Thành phố (TP) Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Với sự thống nhất, đoàn kết của cả hệ thống chính trị, cùng phương châm hành động rõ ràng “Chủ động, rõ việc, quyết liệt và dứt điểm”, TP Bắc Giang quyết tâm duy trì tình hình kinh tế - xã hội ổn định, tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành mục tiêu phát triển đô thị theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

    09:00 | 01/02/2025
  • Vận hội lớn của Thủ đô

    Luật Thủ đô 2024 được nhiều chuyên gia xem như nguồn tiếp lực quan trọng cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong kỷ nguyên mới. Thách thức lớn đan xen cùng những cơ hội lớn dành cho Hà Nội triển khai thực hiện Luật trong thực tiễn.

    09:02 | 30/01/2025
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

    09:00 | 30/01/2025
  • Thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Nhiều hy vọng khởi sắc trong năm mới

    (Xây dựng) – Một mùa Xuân mới đã về, không khí Xuân rạo rực tràn ngập khắp các tuyến đường, khu phố. Trong hơi ấm của mùa Xuân, đô thị văn minh, hiện đại của thành phố Vĩnh Yên bừng lên sức sống mới với những tuyến đường rực rỡ cờ hoa.

    19:28 | 29/01/2025
  • Tạo lập không gian phát triển mới cho Thủ đô

    Năm 2024 khép lại với nhiều kết quả ấn tượng của Thủ đô. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự cố gắng của doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô, nhiều nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được triển khai nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập không gian phát triển mới cho thành phố Hà Nội.

    09:03 | 29/01/2025
  • Ước vọng năm mới Ất Tỵ trên mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến

    Cùng với Luật Thủ đô (sửa đổi) và việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm không gian và động lực để phát triển bứt phá.

    07:56 | 29/01/2025
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về phát triển thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vừa ký Quyết định 14/QĐ-BCĐNQ136 ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động, danh sách thành viên Ban Chỉ đạo này.

    07:50 | 28/01/2025
  • Định vị tầm cao Thủ đô trong kỷ nguyên mới

    “Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” đã trở thành lời hiệu triệu đánh thức lòng tự hào của mỗi người Việt Nam, là mệnh lệnh cho toàn hệ thống chính trị vào cuộc để đưa đất nước sánh vai các cường quốc năm châu như mong ước của Bác Hồ kính yêu.

    07:46 | 28/01/2025
  • Quy hoạch hạ tầng thay đổi diện mạo Thủ đô

    (Xây dựng) – Thủ đô Hà Nội, đô thị đặc biệt “Văn hiến - văn minh - hiện đại” đang trên đà phát triển mạnh mẽ để sánh ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Trong tiến trình phát triển đó, công tác quy hoạch hạ tầng, quản lý đô thị có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thay đổi diện mạo Thủ đô, nâng cao chất lượng, môi trường sống của người dân.

    21:00 | 27/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load