Thứ sáu 26/04/2024 07:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh tế - xã hội

15:53 | 25/02/2021

(Xây dựng) – UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có Văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn hiện nay nhằm kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tối đa an toàn phòng chống Covid-19 cho các hoạt động kinh tế - xã hội và đời sống người dân sau dịp Tết Nguyên đán.

thanh pho ho chi minh quyet tam chong dich covid 19 dam bao an toan cho cac hoat dong kinh te xa hoi
Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm chống dịch để các hoạt động kinh tế - xã hội được ổn định.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch Covid-19, không chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K của Bộ Y tế trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập.

Trong đó, đặc biệt tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh khử khuẩn; bố trí, sắp xếp các quy trình lao động, làm việc đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống dịch bệnh, không tụ tập đông người nhưng vẫn đảm bảo nhân lực phục vụ hoạt động; nghiêm túc, tự giác khai báo y tế nếu đi về từ vùng dịch, liên hệ thông báo ngay cho chính quyền và y tế địa phương để được hướng dẫn giám sát y tế, xét nghiệm kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể của ngành Y tế; các khu công nghiệp tập trung, doanh nghiệp phải có phương án phòng, chống dịch phù hợp khi tiến hành hoạt động sản xuất.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị kiểm tra, vận động những người trở về thành phố từ các tỉnh, thành phố khác trong vòng 14 ngày qua thực hiện khai báo y tế; liên hệ y tế địa phương để được hướng dẫn giám sát y tế, xét nghiệm kiểm tra nếu đi về từ vùng dịch.

Theo lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, tính từ ngày 27/1 - 24/2, thành phố ghi nhận 45 ca bệnh, trong đó 9 ca nhập cảnh, 36 ca phát hiện trong cộng đồng. Từ ngày 10/2 - 24/2 đã qua 14 ngày thành phố không ghi nhận thêm ca nhiễm trong cộng đồng.

Liên quan đến chùm ca bệnh ở Sân bay Tân Sơn Nhất, lãnh đạo thành phố cho biết đã khẩn trương triển khai các giải pháp quyết liệt, kịp thời để khoanh vùng, truy vết ổ dịch, phong tỏa, đến nay ổ dịch này đã được xử lý ổn thỏa.

Đặc biệt, thành phố còn mở rộng tầm soát cho gần 10.000 người trong cộng đồng đến từ các địa phương có nguy cơ cao để khoanh vùng triệt để mầm bệnh, đến nay không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh. Hiện chỉ còn 29 trường hợp F1 đang được cách ly tập trung nghiêm ngặt.

Thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ với dịch Cocid-19. Trong tình hình tương đối ổn định như hiện nay, chiều 23/2, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, Thành phố Hồ Chí Minh đã họp và đưa ra biện pháp, cân nhắc trong thời gian sắp tới sẽ mở rộng một số dịch vụ, hoạt động để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu kép.

Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai giám sát, tầm soát, hạn chế tối đa nguồn bệnh xâm nhập vào thành phố. Từ ngày 16/2, thành phố còn tổ chức khai báo y tế cho những người trở về thành phố sau Tết; tổ chức xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên cho hành khách ở sân bay, nhà ga, bến xe; tầm soát với những đối tượng có nguy cơ cao; kiểm tra đột xuất, lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên với các cơ sở kinh doanh, ăn uống...

Chính vì thế, UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa chính thức cho phép học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn quay lại trường để học tập bắt đầu từ ngày 01/3/2021.

Bên cạnh đó, thành phố yêu cầu các cơ sở giáo dục thông báo rộng rãi cho tất cả học sinh, sinh viên, học viên trở về từ vùng có dịch hoặc từng di chuyển đến vùng có dịch phải thực hiện khai báo với cơ sở y tế địa phương để được theo dõi và kiểm tra sức khỏe theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố; triển khai hoạt động khai báo y tế trực tuyến hàng ngày cho toàn thể học sinh, sinh viên, học viên và nhân viên của nhà trường.

“Các cá nhân cố tình khai báo không trung thực hoặc không tuân thủ việc cách ly y tế sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, UBND thành phố chỉ đạo.

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tính đến ngày 24/2 tình hình dịch đã được kiểm soát tốt, 11/13 tỉnh, thành phố đã gần hai tuần không có ca mắc mới. Các cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương đã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng, khẩn trương quay trở lại lao động, sản xuất và duy trì các biện pháp phòng chống dịch ngay sau kỳ nghỉ Tết, không để xảy ra các tình huống phức tạp về dịch bệnh.

Về việc tiến độ nhập khẩu vaccine Covid-19 trong năm nay, theo Bộ Y tế, quý I/2021 là 1,3 triệu liều; quý II/2021 là 9,5 triệu; quý III/2021 là 25,9 triệu và quý IV/2021 là 51,1 triệu. Như vậy, nếu theo phương án này thì năm nay, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine, đảm bảo tiêm cho mọi người dân.

Mạnh Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load