Thứ tư 15/01/2025 13:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện

10:50 | 17/04/2024

(Xây dựng) - Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động phát động cuộc thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới (2025-2030), có nhiều nội dung quan trọng trong đó có việc đầu tư kiến thiết đô thị tạo diện mạo mới cho thành phố, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long Nguyễn Tiến Dũng nội dung này.

Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND Thành phố Hạ Long trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết vài nét tiêu biểu về thành phố Hạ Long được bạn bè trong nước và quốc tế ca ngợi là một đô thị cảnh quan - môi trường, kinh tế - xã hội phát triển bên bờ vịnh Hạ Long kỳ quan, Di sản thiên nhiên thế giới?

Ông Nguyễn Tiến Dũng: Thành phố Hạ Long được bạn bè trong nước và quốc tế biết đến một đô thị cảnh quan - môi trường, kinh tế - xã hội phát triển bên bờ vịnh Hạ Long kỳ quan, ba lần được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới. Nhưng cũng cần có những thông tin về nỗ lực của các thế hệ cán bộ và nhân dân thành phố lại được sự quan tâm của tỉnh và Trung ương để phát triển đô thị bền vững, luôn luôn đổi mới diện mạo thành phố.

Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện
Thành phố Hạ Long phấn đấu đầu tư cho giáo dục ngang bằng với đầu tư phát triển kinh tế.

Lấy mốc 5 năm một nhiệm kỳ (2020-2025) trong chặng đường gần 40 năm đổi mới thành phố Hạ Long đô thị loại I khi thực hiện sáp nhập địa giới hành chính với Hoành Bồ đây là huyện miền núi, nhiều xã còn trong diện Chương trình 135, thị trấn của huyện chưa đạt đô thị loại IV; Đảng bộ, chính quyền thành phố Hạ Long đã nêu cao quyết tâm và có nhiều giải pháp lấy thành thị là động lực thúc đẩy khu vực nông thôn miền núi đi lên.

Thành phố đã duy trì được ở mức hai con số (trên 15%); cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng với tỷ trọng dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm trên 50% (năm 2023: 53,4%). Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt khoảng 14.000 USD vào năm 2023. Các giá trị xã hội được phát triển bền vững, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới. Hạ Long tỷ lệ đô thị hóa đạt 87,1%; môi trường tiếp tục được quan tâm, đặc biệt là bảo vệ môi trường biển, vịnh Hạ Long; tỷ lệ che phủ rừng đạt 61% diện tích tự nhiên của thành phố; tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt 100%; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ dân số đô thị được sử dụng nước sạch đạt 100%; tỷ lệ rác thải được thu gom và xử lý ở khu vực đô thị đạt 99%; chất thải rắn xây dựng thu gom ở đô thị đạt 98,5%; tỷ lệ xử lý chất thải y tế đạt 100%.

Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện
Thành phố Hạ Long diện mạo đô thị mới, bên bờ vịnh Hạ Long 3 lần đăng quang Di sản thiên thiên thế giới.

Hạ Long đô thị đầu tư hiện đại, có tính thẩm mỹ cao như: Khu đô thị Hòn Cặp Bè, VinHomes, SunWorld, BimGroup... Cùng với sự phát triển chung cư mới cao cấp hiện đại, thành phố triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng lại các khu chung cư cũ và đã hoàn thành 8 chung cư (trong đó có 6 chung cư do các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư xây dựng với tổng vốn đầu tư 2.645 tỷ đồng), triển khai thủ tục đầu tư 3 chung cư (lô 6, 7, 8, phường Trần Hưng Đạo). Chú trọng việc bố trí quỹ đất xây dựng các khu tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân ngành Than và các khu, cụm công nghiệp; quản lý chặt chẽ, có hiệu quả quỹ đất 20% tại các dự án dành cho nhà ở xã hội.

Hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2020-2023 đạt trên 225 nghìn tỷ đồng. Nhiều công trình giao thông trọng điểm được đầu tư, cải tạo kết nối liên vùng và nội vùng như: Cầu Tình Yêu, cầu Bình Minh; đường đấu nối Quốc lộ 279 đến Tỉnh lộ 342; đường Đồng Cao - Cầu Bang, xã Thống Nhất; đường kết nối cao tốc Hạ Long - Vân Đồn đoạn Trại Me - Đồng Trà khởi đầu từ xã Sơn Dương đến xã Đồng Lâm; đường nối Khu công nghiệp Cái Lân qua Khu công nghiệp Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn; tuyến đường liên xã, đoạn đường từ Mỏ Đông, xã Sơn Dương đến trung tâm xã Đồng Sơn… Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại; ở các xã hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp, cơ bản được bê tông hóa; rút ngắn dần khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện
Giai đoạn 2023-2025, thành phố Hạ Long có cơ sở hạ tầng du lịch hùng hậu, từng đón 15 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế.

Kinh tế thành phố phát triển nhanh, theo hướng bền vững góp phần bảo tồn, phát huy cảnh quan, di sản đồng thời tạo nên quan cảnh, môi trường của một đô thị phát triển hiện đại mà thân thiện. Thành phố có khoảng trên 640 cơ sở lưu trú du lịch các loại (trong đó 10 khách sạn 5 sao; 23 khách sạn 4 sao; 24 khách sạn 3 sao; 35 khách sạn 2 sao; 29 khách sạn 1 sao; 110 khách sạn đạt tiêu chuẩn lưu trú), 176 tàu lưu trú với gần 20.000 phòng. Quy mô lớn, thương hiệu đẳng cấp chất lượng cao như: Vinpearl Hạ Long, Wyndham Legend, Novotel Hạ Long, Royal Lotus Hạ Long, Hoàng Gia, Mường Thanh, Sài Gòn Hạ Long… Các xã có hoạt động du lịch, dịch vụ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 97,5%. Năm 2023, thành phố đón 8,7 triệu lượt khách du lịch; trong đó, khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt; tổng thu từ du lịch đạt 19.288 tỷ đồng. Trong quý I/2024, thành phố đón trên 2 triệu lượt khách du lịch.

Hạ Long có 27 chợ truyền thống và 4 trung tâm thương mại, kinh doanh dịch vụ, du lịch an toàn, thân thiện, cạnh tranh văn minh, bình đẳng. Thành phố đã và đang dành quỹ đất thu hút đầu tư cơ sở thương mại lớn như: Trung tâm thương mại tại phường Bãi Cháy, Trung tâm công nghệ thông tin tập trung tại phường Tuần Châu, Trung tâm tài chính tại phường Hùng Thắng; đồng thời phát triển dịch vụ vận tải, cảng biển và hậu cần cảng biển, hậu cần nghề cá theo chủ trương “nuôi biển”, khai thác các trụ cột kinh tế biển, mà Tổng Bí thư của Đảng Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.

PV: Thành phố Hạ Long là địa phương đầu tiên của cả nước chủ động phát động cuộc thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ mới (2025-2030), có nội dung đầu tư kiến thiết đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng tạo diện mạo mới cho thành phố và là động lực phát triển kinh tế -xã hội. Xin ông cho biết thêm về nội dung này?

Ông Nguyễn Tiến Dũng: Ngày 15/3/2024, thành phố Hạ Long tổ chức Hội nghị phát động thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030; với chủ đề “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hạ Long ra sức thi đua quyết tâm hoàn thành, vượt mức các mục tiêu nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030”.

Trong đó hoàn thành các công trình trọng điểm, động lực, thực hiện 3 đột phá chiến lược; thành phố Hạ Long sẽ triển khai thực hiện 60 công trình, dự án bao gồm: 5 dự án công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tỉnh; 8 dự án công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố; 47 dự án công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ cấp xã phường. Đồng thời Thành phố sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng thành phố Hạ Long là thành phố của Di sản - Thành phố của hoa và lễ hội, phát triển nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc.

Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo: Di dời các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường; thành lập mới cụm công nghiệp hỗ trợ tại phường Hà Khẩu; phối hợp đẩy nhanh tiến độ đưa vào hoạt động nhà máy ô tô Thành Công, thu hút đầu tư các ngành dịch vụ cảng biển (logistics)… Tập trung triển khai nhanh, có hiệu quả Nghị quyết số 78, ngày 02/01/2024 của Ban thường vụ Thành ủy về ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã, tạo sự bứt phá trong phát triển nông nghiệp, diện mạo nông thôn. Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản, môi trường, trật tự đô thị... Tiếp tục quyết liệt thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 20 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường chỉnh trang đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường cả trên bờ và trên Vịnh Hạ Long; coi vệ sinh môi trường là niềm tự hào, tự trọng và văn hóa của người Hạ Long, là động lực, nguồn lực, môi trường mới để phát triển. Bên cạnh đó mỗi xã, phường đăng ký ít nhất một công trình; mỗi thôn/khu có một công trình, phần việc; mỗi tổ chức chi hội, đoàn thể ở thôn/khu đảm nhận 1 tuyến phố, tuyến đường kiểu mẫu tạo diện mạo mới cho đô thị chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030.

Thành phố Hạ Long đổi mới diện mạo toàn diện
Hai tuyến đang xây dựng nối thành thị Hạ Long với vùng rừng Hoành Bồ, là đường Trại Me - Đồng Trà và đường Đồng Mỏ - Đồng Lâm.

Thông qua đợt thi đua khẳng định những kết quả đạt được các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với nhiều thành tựu nổi bật, toàn diện, những đóng góp to lớn, củng cố niềm tin, niềm tự hào, khích lệ, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Hạ Long với mục tiêu xây dựng thành phố Hạ Long “Kiểu mẫu, hiện đại, giàu đẹp, văn minh, nghĩa tình”; sự năng động và khát vọng đổi mới, sáng tạo, ý thức tự lực, tự cường của nhân dân các dân tộc thành phố Hạ Long, quyết tâm vượt qua khó khăn, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hạ Long lần XXV; các hoạt động thi đua gắn với việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... để tạo diện mạo mới cho thành phố phát triển toàn diện hơn,

PV: Xin cảm ơn ông!

Vũ Phong Cầm (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Ngày 10/1, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Bộ Xây dựng do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc và khảo sát tình hình phát triển đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng tham gia có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo, Thứ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng và đại diện các Ban, vụ Quốc hội và Bộ Xây dựng.

    18:07 | 11/01/2025
  • Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị quyết 7/NQ-CP ngày 10/1/2025 Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 96-KL/TW ngày 30/9/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    12:54 | 11/01/2025
  • Xây dựng thành phố Chí Linh thành đô thị sạch – xanh – sáng, hài hòa với thiên nhiên

    (Xây dựng) – Theo quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Chí Linh đến năm 2040 mới được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt, thành phố Chí Linh sẽ trở thành đô thị sạch – xanh – sáng, hài hòa với thiên nhiên.

    07:48 | 11/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu đô thị hóa

    (Xây dựng) - Hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời mở ra không gian mới cho phát triển đô thị của tỉnh.

    16:50 | 10/01/2025
  • Thái Bình: Công bố quyết định công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 9/1, huyện Tiền Hải tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV và tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2024, phát động thi đua yêu nước năm 2025.

    16:12 | 10/01/2025
  • Khởi động dự án làm thay đổi diện mạo đô thị Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Khi hoàn thành, dự án Kè chống sạt lở và tôn tạo cảnh quan bờ Nam sông Trà Khúc sẽ góp phần nâng tầm đô thị Quảng Ngãi, kiến tạo không gian sinh hoạt cộng đồng, vui chơi và giải trí cho người dân.

    08:44 | 10/01/2025
  • Bắc Giang: Xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027

    (Xây dựng) - Theo Kế hoạch số 78/KH-UBND do UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành, Bắc Giang sẽ tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển huyện Hiệp Hòa trở thành thị xã vào năm 2027.

    20:03 | 09/01/2025
  • Thị xã An Nhơn (Bình Định): Đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) – Ngày 9/1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Báo cáo rà soát tiêu chí đô thị loại III thị xã An Nhơn (khu vực nội thị dự kiến mở rộng) và Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khu vực dự kiến thành lập phường thuộc thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị Nguyễn Cao Viên chủ trì Hội nghị.

    19:12 | 09/01/2025
  • Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Đồng Nai đang nỗ lực phát triển đô thị thông minh bền vững, hướng đến nâng cao chất lượng sống và hiệu quả quản lý đô thị. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ hiện đại như BIM hay GIS vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào các công cụ cơ bản. Trước thực tế này, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp như xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông, ứng dụng công nghệ trong quản lý và phát triển giao thông xanh, nhằm đáp ứng các mục tiêu bền vững.

    19:08 | 09/01/2025
  • Tây Ninh: Thị xã Hòa Thành đạt tiêu chí đô thị loại III

    (Xây dựng) – Ngày 8/1, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Đề án phân loại thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III. Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng) Lê Hoàng Trung chủ trì Hội nghị.

    22:26 | 08/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load