Thứ tư 22/03/2023 23:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu 2022 – Hướng tới tương lai

09:49 | 02/11/2022

(Xây dựng) – Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) công bố báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu năm 2022”. Trước đó, bản báo cáo đặc biệt lần hai này đã được giới thiệu với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tại Đối thoại chính sách với thanh niên khi ông sang thăm chính thức Việt Nam.

thanh nien viet nam hanh dong vi khi hau 2022 huong toi tuong lai
Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu 2022 – Hướng tới tương lai.

Giống như bản báo cáo năm 2021, bản báo cáo năm nay được viết bởi 24 tác giả trẻ tiêu biểu trên cả nước. Báo cáo gồm bốn chủ đề chính: Thanh niên với chính sách khí hậu và quá trình ra quyết định, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải hướng tới phát thải ròng bằng “0”; thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Các tác giả đã nghiên cứu hơn 130 sáng kiến và dự án khí hậu do thanh niên khởi xướng, là những trường hợp điển hình về hành động khí hậu thiết thực do thanh niên thực hiện. Các tác giả cũng xác định một số giải pháp thúc đẩy cần ưu tiên triển khai, gồm việc thành lập nhóm công tác của thanh niên về chính sách khí hậu, xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao năng lực về biến đổi khí hậu, hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các dự án do thanh niên lãnh đạo.

Theo Báo cáo đặc biệt lần này, thanh niên đang đối mặt với hai khó khăn chính: hạn chế tài chính và thiếu kiến thức kỹ thuật và kỹ năng. Báo cáo cũng đề xuất các hướng giải quyết, như phát triển cổng kết nối thông tin tài chính cho biến đổi khí hậu dành cho thanh niên, thúc đẩy vai trò của thanh niên trong quản trị khí hậu và ngoại giao khí hậu, và xây dựng bộ tài liệu chuyên ngành dành cho thanh niên.

Tại Lễ công bố, các bạn trẻ cũng đã trình bày tuyên bố của mình trong đó mong muốn Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các nhà máy điện tái tạo; xác lập lộ trình loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030; hạn chế các tổ chức tài chính đầu tư vào các dự án phát thải cao và giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần với mục tiêu loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm này vào năm 2030. Các bạn trẻ đề nghị chính quyền địa phương và các bên liên quan thu hút thanh niên tham gia tổ chức các chiến dịch truyền thông sáng tạo và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, khuyến khích lối sống xanh và hành động chống chịu với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, thanh niên cũng kêu gọi Chính phủ tạo khung pháp lý và cơ sở thuận lợi để hỗ trợ các cá nhân, người sáng lập và tổ chức thanh niên thực hiện hành động vì biến đổi khí hậu, đặc biệt tạo cơ chế thuận lợi để trao quyền cho thanh niên dân tộc thiểu số, các nhóm yếu thế và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Quan trọng nhất, các bạn trẻ khuyến nghị ưu tiên thành lập nhóm công tác về chính sách thanh niên và biến đổi khí hậu để đại diện cho tiếng nói của thanh niên tại các diễn đàn chính sách quốc gia và quốc tế.

Phát biểu khai mạc sự kiện, bà Ramla Al Khalidi - Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam chia sẻ: “UNDP kêu gọi tất cả các đối tác phát triển chung tay với chúng tôi để tạo điều kiện và thúc đẩy một môi trường trong đó thanh niên có thể vươn lên đảm nhận và làm chủ những thay đổi cho tương lai của chính mình. Chúng tôi cam kết hỗ trợ thanh niên Việt Nam, đảm bảo các mối quan tâm và ý tưởng của họ được lắng nghe, đồng thời tiếp tục hợp tác với thanh niên để tận dụng khả năng sáng tạo của họ nhằm thúc đẩy hành động vì biến đổi khí hậu. UNDP không những đặc biệt quan tâm đến các hoạt động của thế hệ trẻ mà đây còn là nghĩa vụ của chúng tôi trong việc đảm bảo rằng thanh niên và các thế hệ tương lai sẽ được sống trong một tương lai công bằng, xanh và bền vững”.

Ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu nhấn mạnh: “Lễ công bố Báo cáo đặc biệt Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu năm 2022 diễn ra trước thềm Hội nghị COP27 có ý nghĩa rất quan trọng, đóng góp tiếng nói của thanh niên Việt Nam vào công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Chúng tôi mong muốn các cơ quan, tổ chức tạo điều kiện hơn nữa để giúp thanh niên Việt Nam tham gia và đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia nhằm thúc đẩy thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”.

Thanh niên Việt Nam đã, đang và sẽ hành động nhiều hơn nữa, không chỉ chủ động kết nối mọi nguồn lực khác nhau trong xã hội để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu mà còn đóng góp tiếng nói mạnh mẽ hơn ở các diễn đàn trong nước, khu vực và quốc tế. Hơn ai hết, chúng tôi coi biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu, nhưng đồng thời là một động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo - hành động vì một tương lai phát triển bền vững - Nguyễn Văn Bảo, tác giả chính của cuốn báo cáo cho biết.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Tập trung giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Bá Thiện II

    (Xây dựng) – Công ty Cổ phần Vina CPK – chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Bá Thiện II luôn chủ động tích cực phối hợp với các cấp chính quyền địa phương của tỉnh, đặc biệt là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bình Xuyên để tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng góp phần thu hút đầu tư.

  • BHXH Việt Nam nỗ lực trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ

    (Xây dựng) - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH Việt Nam) tính tới ngày 15/03/2023, hệ thống đã xác thực gần 75,8 triệu thông tin nhân khẩu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đồng thời, hệ thống của BHXH Việt Nam đã cung cấp, chia sẻ trên 102,5 triệu lượt bản ghi thông tin BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT) cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

  • Sở Xây dựng Yên Bái tăng cường công tác quản lý hoạt động xây dựng

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Sở Xây dựng Yên Bái đã phát huy vai trò là cơ quan chuyên môn, tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh.

  • Cận cảnh một số khu tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng ở Thủ đô Hà Nội

    Một số khu tập thể cũ ở Hà Nội đã xập xệ, nằm trong danh mục các khu tập thể nguy hiểm cấp D, không còn an toàn cho người dân sử dụng.

  • Hà Đông: Xử lý tình trạng chiếm dụng vỉa hè sau phản ánh của Báo điện tử Xây dựng

    (Xây dựng) – Liên quan tới tình trạng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh, dừng đỗ phương tiện giao thông tại khu vực hồ nước mà Báo điện tử Xây dựng phản ánh trên một số địa bàn, trong đó có quận Hà Đông. Mới đây, Công an quận Hà Đông có văn bản số 819/CAQHĐ-TH phúc đáp nội dung phản ánh của Báo điện tử Xây dựng.

  • Trường “đói” học sinh, hoang phế nhiều năm

    (Xây dựng) - Trường THPT Đào Duy Từ, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, được xây dựng trên một quả đồi hẻo lánh, cách xa khu dân cư, thế nên từ khi đưa vào hoạt động trường này ngày càng lâm vào tình trạng “đói khát” học sinh. Gần 5 năm nay, ngôi đường đã bỏ hoang hóa, một số hạng mục hư hỏng, xuống cấp khiến người dân địa phương xót xa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load